Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 70)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.1 Quan điểm phát triển

Theo Nghị quyết 08- NQ/TU ngày 30/11/2001 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2010 và nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 3/3/2005 về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh, du lịch Quảng Ninh được phát triển theo quan điểm sau:

Một là, Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có, giữ vững và đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch lớn, hiện đại ở trong nước và khu vực vào năm 2015. Phát triển du lịch là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Cần huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch có sự quản lý thống nhất của nhà nước.

Hai là, Phát triển du lịch Quảng Ninh phải đặt trong mối quan hệ với các ngành khác. Có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ, tác động nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị di sản, tài nguyên sinh thái và phát triển bền vững.

Ba là, Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Với quan điểm phát triển như trên, những năm tiếp theo đòi hỏi du lịch Quảng Ninh phải tiếp tục đổi mới không ngừng, cần có các giải pháp “đột phá”

nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, coi trọng chất lượng hơn số lượng, chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm có hàm lượng và nội dung văn hoá cao trong hoạt động du lịch, kích thích được nhu cầu tiêu dùng của khách. Bên cạnh việc duy trì thị trường khách du lịch truyền thống, cần quan tâm thu hút các thị trường khách có khả năng chi tiêu cao. Đặc biệt quan tâm tới chất lượng quy hoạch và kế hoạch chiến lược phát triển sản phẩm du lịch để tạo ra sự gắn kết 4 trung tâm và các sản phẩm du lịch: Hạ Long, Móng Cái - Trà Cổ, Vân Đồn, Đông Triều – Uông Bí – Yên Hưng. Chú trọng chất lượng đầu tư, khuyến khích các Tập đoàn du lịch lớn có thương hiệu quốc tế đầu tư và quản lý các hoạt động du lịch. Bảo vệ môi trư- ờng vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu phát triển du lịch, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng, sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch của Quảng Ninh. Trong những năm tới, phải tạo ra được sự cải thiện toàn diện về môi trường du lịch, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát môi trường và các hoạt động liên quan đến Vịnh Hạ Long. Nâng cao năng lực cạnh tranh cả cấp độ nhà nước và cấp độ doanh nghiệp tương xứng với yêu cầu phát triển ngành trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)