Công tác quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 62)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2Công tác quản lý Nhà nước

2.3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý đào tạo du lịch

Tại Quảng Ninh, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh, Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực được quan tâm thông qua việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo đã được Tổng cục du lịch tham mưu và cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm của ngành như: Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường Cao đẳng, trung học nghiệp vụ du lịch; các quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và thuyết minh viên, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ khách sạn, tiêu chuẩn lái xe du lịch, (Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch theo đó là các thông tư số 88/2008/TT – BVHTTDL, thông tư số 89/2008/TT-

BVHTTDL ngày 30/12/2008 của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ về lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch; Nghị định 91/2009/NĐ –CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải băng ôtô, Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/1/2011 quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ôtô và cấp biển hiệu cho xe ôtô vận chuyển khách du lịch). Tổng cục du lịch đã xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành du lịch, tập huấn và triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực lao động của ngành. Công tác kiểm tra, thanh tra về đào tạo được quan tâm, hàng năm đã tiến hành thanh tra việc sử dụng và cấp văn bằng, chứng chỉ.

Ngoài các ngành có chức năng chính quản lý nhà nước về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, còn có sự tham gia phối hợp của các ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nội vụ, Hiệp hội du lịch,...

Với đặc thù riêng có của Quảng Ninh là hoạt động kinh doanh tàu vận chuyển khách thăm quan vịnh Hạ Long. Để quản lý và phát triển loại hình dịch vụ này, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành các quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 quy định về việc quản lý hoạt động tàu du lịch vận chuyển khách thăm quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên vịnh Hạ Long. Văn bản này đã thay thế: Quyết định số: 4117/2005/QĐ-UBND ngày 31/11/2005 quy định quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long; Quyết định số 410/2006/QĐ-UBND ngày 26/1/2006 quy định quản lý hoạt động tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long. Trong các Quyết định có quy định rõ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận lao động trên từng cấp hạng tàu.

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tuy đã được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập như sau:

Một là, Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chưa đủ mạnh ở cả cấp trung ương và địa phương. Quảng Ninh là một trong những trung tâm trọng điểm về du lịch của cả nước nhưng vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý phát triển nhân lực du lịch. Cho nên việc lập kế hoạch đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực du lịch, thống kê nguồn nhân lực du lịch chưa được thực hiện thường xuyên, thống kê chưa đầy đủ tổng số nguồn nhân lực. Cũng như việc kết nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp cần sử dụng lao động để xây dựng kế hoạch, cơ cấu đào tạo, cấp bậc đào tạo chuyên ngành và tuyển sinh theo từng chuyên ngành, cấp bậc đào tạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học viên ra trường khó xin việc và nếu được tuyển dụng thì doanh nghiệp lại phải tập huấn, bồi dưỡng thêm.

Hai là, Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch rất mỏng, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, thiếu kiến thức và hiểu biết về quản lý đào tạo, bồi dưỡng trong du lịch, vì vậy hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước còn hạn chế.

Chưa có định hướng cũng như kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch nên các cơ sở đào tạo tuyển sinh một cách tự phát. Trừ trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long có chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy hàng năm.

Ba là, Văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và của ngành du lịch đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực còn thiếu và chưa kịp thời; việc tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn về chủ trương xã hội hóa đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa tốt.

2.3.2.1 Hệ thống chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Các văn bản quy định và hệ thống chính sách của nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch chủ yếu gồm: Luật giáo dục, Luật Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam theo từng giai đoạn và các văn bản quy phạm pháp luật khác được cụ thể hóa.

Chính sách về quản lý phát triển du lịch cụ thể là: Quy định những tiêu chuẩn về nghề nghiệp, chương trình đào tạo chuyên ngành. Chính sách về giáo dục, đào tạo du lịch. Cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ đối với giáo viên và học viên, học phí. Chính sách về lao động trong du lịch như: Quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ tiền lương, đào tạo nghề, chế độ bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 62)