Phương hướng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 71)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nắm vững và khai thác triệt để, có hiệu quả những điều kiện thiên nhiên và lợi thế của Quảng Ninh, tạo ra bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng cho ngành du lịch. Tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch mới, trong đó du lịch biển, du lịch thăm quan là trọng tâm; tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng; nâng cao chất lượng phục vụ, tăng thời gian lưu trú của khách; hình thành một số doanh nghiệp mạnh, nhất là về lữ hành làm nòng cốt cho hoạt động du lịch của tỉnh; củng cố, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

3.1.2.2 Mục tiêu và phương hướng cụ thể

Mục tiêu đến năm 2015 Du lịch Quảng Ninh đón 7,9 triệu lượt khách, trong đó có 3,3 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu 6.800 tỷ [21,2].

Để đạt được mục tiêu trên, những năm tới du lịch Quảng Ninh cần phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân hàng năm là 6,23%, trong đó khách quốc tế là 7,5%. Doanh thu 13,8%. Yêu cầu đó đòi hỏi du lịch Quảng Ninh cần phải có những giải pháp mang tính “đột phá” để tạo ra sự phát triển như sau:

Thứ nhất, Tăng cường và nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước của các ngành, địa phương nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong quản lý; quy hoạch và quản lý quy hoạch. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác an ninh, đảm bảo an toàn cho du khách. Khuyến khích và tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nhà nước.

Thứ hai, Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh, cần coi đây là giải pháp mang tính “đột phá”. Từ nay tới năm 2015 phải đào tạo mới và đào tạo lại cho khoảng 20.000 lao động trong ngành du lịch theo hướng Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp cùng làm, trong đó sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ du lịch của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp hợp đồng với các tập đoàn du lịch quốc tế nổi tiếng giảng dạy và đào tạo cho đội ngũ quản lý và kinh doanh du lịch. Ngoài ra cần tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của du lịch, về văn hoá ứng xử giao tiếp, về trách nhiệm phát triển du lịch.

Thứ ba, Đa dạng hoá các loại hình du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo tạo sự kết nối giữa các điểm du lịch. Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, lịch sử… cần phát triển thêm loại hình du lịch mua sắm (thông qua các trung tâm siêu thị, phố đi bộ, chợ đêm...).

Dịch vụ chữa bệnh bằng nước khoáng nóng, du lịch mạo hiểm... Khuyến khích xây dựng các điểm du lịch độc đáo, chất lượng cao như: Công viên vui chơi giải trí đa chức năng, nhà hát, cung thể thao, khu du lịch sinh thái, khu du lịch biển từ 4 đến 5 sao để có thể thu hút khách có khả năng chi tiêu cao.

Thứ tư, Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch theo hướng tiêu chuẩn hoá từng loại hình dịch vụ (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên,...). Hàng năm tiến hành phân loại và bình chọn, xếp hạng gắn biển để mọi du khách đều biết. Xây dựng lộ trình để loại bỏ những cơ sở dịch vụ chất lượng kém.

Thứ năm, Xây dựng chính sách thị trường, xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và các thị trường tiềm năng để kết hợp chặt chẽ với việc nghiên cứu cung cầu và nghiên cứu thị hiếu du khách.

Thứ sáu, Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và hoạt động quảng bá xúc tiến. Cần nâng cao tính chuyên nghiệp và làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá. Tranh thủ Tổng cục Du lịch tuyên truyền mạnh mẽ hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long, Quảng Ninh trên các kênh truyền hình và báo chí nước ngoài.

Thứ bảy, Tập trung cải thiện môi trường tự nhiên và môi trờng xã hội để duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, các lực lượng tham gia hoạt động du lịch phải đi đầu trong công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường. Xây dựng tiêu chí về số lượng và chất lượng đối với các dự án đầu tư cơ sở dịch vụ và tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long theo hướng chỉ khuyến khích phát triển sản phẩm chất lượng cao đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn môi trường. Xóa bỏ tình trạng cò mồi, lừa đảo, ăn xin, đeo bám trèo kéo khách du lịch. Xây dựng những quy định, chế tài, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Nghiên cứu thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển với các loại hình phù hợp, bảo vệ, phát triển đa dạng hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo.

Thứ tám, Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể, quan tâm tạo điều kiện để các doanh nghiệp thiết lập, tăng cường mối liên kết chặt chẽ khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung của du lịch Quảng Ninh. Đặc biệt quan

tâm thu hút và tạo điều kiện cho những tập đoàn lớn phát triển, bởi vì những doanh nghiệp du lịch mạnh có thương hiệu quốc tế sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh du lịch Quảng Ninh.

Thứ chín, Phát triển và tăng cường vai trò của các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.1.2.3 Dự báo Phát triển du lịch đến năm 2015

Để đạt được mục tiêu trên những năm tiếp theo, du lịch Quảng Ninh cần tạo ra các sản phẩm đặc thù, du lịch gắn với vịnh Hạ Long, du lịch tâm linh văn hóa phật giáo Yên Tử... Xây dựng những thương hiệu riêng để thể hiện những đặc trưng riêng biệt, những tiềm năng thế mạnh, những tiêu chí hấp dẫn riêng của mỗi vùng miền như: “ Hạ Long – Di sản thế giới - Điểm đến quốc tế”; “ Móng Cái - Cửa khẩu quốc tế - Địa đầu Tổ quốc”; “ Vân Đồn - Biển đảo dành cho khám phá” và “ Yên Tử - Nơi trở về cội nguồn dân tộc”.

Do đó, du lịch Quảng Ninh sẽ phải huy động rất nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, nhiều dự án mới quy mô lớn trong các lĩnh vực: Đầu tư hạ tầng du lịch, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù (đây là yếu tố quan trọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Ninh), đầu tư xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Ninh, đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh, đầu tư cho công tác bảo tồn các tài nguyên du lịch, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Định hướng thị trường và dự báo lượng khách du lịch...

Dự báo một số chỉ tiêu, dự án chủ yếu đầu tư, phát triển đến 2015 như sau: Về khách du lịch: 7,9 triệu lượt năm 2015, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011- 2015 là 6,23%. Trong đó khách quốc tế 3,3 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng 7,5%.

Về doanh thu du lịch: 6.800 tỷ năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 13,81%/năm.

Các thị trường mục tiêu: Thị trường nước ngoài gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, các nước Châu Âu và khu vực ASEAN. Thị trường trong nước, các đô thị lớn khu vực Bắc bộ, các tỉnh phía Nam, các tỉnh duyên hải và biên giới.

Hệ thống cơ sở lưu trú: Tổng nhu cầu 20.000 phòng năm 2015; trong đó khách sạn 4 - 5 sao 3.000 - 4.000 phòng (15% - 20%), khách sạn 3 sao 6.000 phòng (35% - 60%), các loại khác 11.000 phòng (15% - 50%).

Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí: Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao nước (đua thuyền, tàu lượn...) cao cấp tại Vân Đồn – Bái Tử Long, Móng Cái – Trà Cổ - Vĩnh Thực.

Hệ thống sân golf: Sân golf tại Trà Cổ (sân golf Vĩnh Thuận), Vân Đồn (sân golf Ao Tiên) sân golf Yên Lập, sân gof Tuần Châu, sân golf đảo Vạn Cảnh, sân golf hồ Yên Trung, sân golf khu đô thị du lịch sinh thái, văn hóa Hạ Long.

Đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng du lịch và hệ thống hậu cần phục vụ loại hình du lịch tàu biển ở các khu vực Hạ Long, Vân Đồn - Bái Tử Long, Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực.

Đầu tư, nâng cấp trung tâm thương mại, hội nghị hội thảo tại Hạ Long, Bãi Cháy, Tuần Châu, Móng Cái, Uông Bí, Vân Đồn.

Nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đặc biệt khu vực Vân Đồn - Bái Tử Long (Dự án cấp điện trên các đảo, dự án cảng, đường giao thông du lịch,...).

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015: Ngành du lịch Quảng Ninh cần 34.000 lao động trực tiếp, 75.000 lao động gián tiếp, tổng nhu cầu là 109.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011 – 2015 là 30,1%.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)