ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 82)

7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Hiện nay có những quan điểm khác nhau về phát triển DLST ở VQGCT. Quan điểm thứ nhất cho rằng phải phát triển DLST ở VQGCT một cách mạnh mẽ. Vì phát triển DLST sẽ thỏa mãn một số nhu cầu du lịch của ngƣời dân, đồng thời số tiền có đƣợc từ du lịch sẽ đóng góp một phần vào công tác bảo tồn và nâng cao đời sống ngƣời dân vùng phụ cận. Ngƣợc lại, có quan điểm cho rằng không nên phát triển DLST ở VQGCT hoặc chỉ phát triển cầm chừng, phát triển DLST với quy mô nhỏ, nhắm vào những đối tƣợng có gắn bó với thiên nhiên, có nhu cầu thực sự về DLST, không đặt nặng vấn đề kinh tế trong hoạt động DLST ở VQGCT, cũng nhƣ không chú trọng phải làm thế nào để tăng số lƣợng du khách.

Sở dĩ có quan điểm trên vì họ cho rằng phát triển DLST sẽ dẫn đến tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trƣờng, sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh thái. Hơn thế nữa, hiện nay VQGCT đƣợc rất nhiều cơ quan nƣớc ngoài tài trợ.

Cần phát triển DLST ở VQGCT ngày càng mạnh mẽ, vì phát triển DLST không những làm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí … của ngƣời dân trong thời gian nhàn rỗi; tiền làm ra trong hoạt động du lịch không những sẽ đóng góp vào bảo tồn sự đa dạng sinh học, khôi phục, duy trì các hệ sinh thái tối ƣu, bảo vệ bền vững hệ sinh thái đất ngập nƣớc, khôi phục và phát triển các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng, đồng thời nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Đặc biệt, việc phát triển DLST sẽ tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết những kiến thức cơ bản về sinh thái học, những hiểu biết về các mối liên quan giữa các thành phần trong tự nhiên, những biến đổi trong tự nhiên, những hiện tƣợng sinh học .v.v…. Từ những hiểu biết trên con ngƣời càng yêu mến thiên nhiên hơn. Chính sự hiểu biết về thiên nhiên, con ngƣời sẽ bảo vệ tự nhiên một cách có chủ định, có ý thức, có khoa học. Lúc đó, mỗi hành động làm tổn hại đến tự nhiên đều mang ý niệm đạo đức; song song đó việc phát triển DLST sẽ góp phần giao lƣu, đoàn kết giữa nhân dân các địa phƣơng trong cả nƣớc, góp phần giao lƣu, đoàn kết

giữa các quốc gia với nhau, các VQG với nhau, đồng thời còn góp phần nâng cao kiến thức sinh thái học cho du khách trong nƣớc cũng nhƣ du khách quốc tế. Song song đó, với số tiền thu đƣợc từ hoạt động DL sẽ đầu tƣ cho quản lý, nâng cấp quản lý và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên Cát Tiên cho cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.

Nhƣ vậy, để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển DLST và sự bảo tồn đa dạng sinh học cần phải tổ chức sao cho sự cân bằng sinh thái không bị ảnh hƣởng mà ngƣợc lại sự đa dạng sinh học trong Vƣờn ngày càng phong phú hơn. Muốn làm đƣợc điều này, Vƣờn cần mở rộng thêm các loại hình dịch vụ, mở thêm các tuyến du lịch, tổ chức lại hoạt động du lịch. Điều này, không những góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách mà còn là biện pháp tốt để tăng thêm nguồn vốn cho Vƣờn. Nếu có tiền từ hoạt động du lịch, Vƣờn sẽ có điều kiện tổ chức đời sống cho nhân dân địa phƣơng tốt hơn. Lúc đó du lịch sẽ càng phát triển, sự tham gia của cộng động địa phƣơng vào hoạt động du lịch càng phát triển. Chính sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm duy trì sự phát triển bền vững của DLST. Tính tích cực hay tiêu cực của ngƣời dân tham gia cùng với Vƣờn trong công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ rừng phụ thuộc vào sự phân chia lợi ích từ việc kinh doanh khai thác tài nguyên du lịch. Và ngƣời dân vùng phụ cận chính là hàng rào rất vững chắc bảo vệ sự đa dạng sinh học của Vƣờn, vì nguồn thu từ du lịch chính là nguồn lợi của họ. Ngoài ra doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp vào bảo tồn sự đa dạng sinh học, đóng góp vào những công việc nghiên cứu các quá trình sinh học của động thực vật trong Vƣờn. Cụ thể hơn ở Cát Tiên là việc khôi phục và duy trì các loài động thực vật bản địa, bảo tồn hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới, duy trì hệ sinh thái đất ngập nƣớc, duy trì và khôi phục các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng. Thông qua hoạt động DLST sẽ tạo điều kiện bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc Châu Mạ và S‟Tiêng. Vấn đề này cũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khẳng định trong nghị quyết

Đại hội lần IX: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc.”

3.3. PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DLST 3.3.1. Tổ chức các tuyến điểm du lịch kết hợp

Nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông trong Vƣờn và vùng phụ cận, đẩy mạnh phát triển thông tin liên lạc, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lƣu trú, cơ sở phục vụ ăn uống…), đồng thời tăng cƣờng một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động DLST.

- Thiết kế điểm tham quan đồng bào dân tộc Mạ ở Bù Sa: Khu vực Bù Sa nằm cách trụ sở Vƣờn khoảng 50 km. Đây là điểm du lịch văn hóa - sinh thái lý thú và hấp dẫn nhất. Khu vực này là nơi định canh định cƣ của ngƣời dân tộc Mạ. Nơi đây có những chứng tích vật chất của một nền văn minh đã phát triển rực rỡ trong quá khứ và đây là những chứng tích vật chất biểu đạt sự giao lƣu giữa các nền văn hóa của nhân loại.

- Quần thể di tích Cát Tiên nằm ở địa bàn cận kề với khu bảo tồn thiên nhiên có những giá trị đặc sắc về hệ sinh thái và đa dạng sinh học với sự phong phú đặc hữu của các loài động thực vật, đặc biệt là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng đã đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam.

- Quần thể di tích Cát Tiên nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc và khu di tích lịch sử cách mạng chiến khu D, làng văn hóa du lịch dân tộc Mạ. Việc phát huy, khai thác khu di tích Cát Tiên cần đƣợc đặt trong quy hoạch phát triển tuyến du lịch văn hóa – sinh thái, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng.

- Xây dựng môi trƣờng cảnh quan di tích ở Bù Sa: Thực tế cho thấy môi trƣờng cảnh quan có vai trò quan trọng, vừa là nền tảng tôn lên những giá trị vốn có của di tích, vừa tạo cảm giác hƣng phấn cho khách tham quan. Hầu nhƣ, các công trình kiến trúc cổ, đặc biệt là những di tích tôn giáo đều đƣợc xây dựng ở khu đất

cao, không bị che khuất tầm nhìn và thuận tiện giao thông. Khách du lịch đến các di tích này không chỉ với mục đích thờ tự hay hành lễ mà còn là thƣởng ngoạn phong cảnh. Đối với di tích Cát Tiên trải dài gần 2km trên một thung lũng rộng, hiện là đất và nhà ở của nhân dân địa phƣơng, nhƣ vậy cần quy hoạch lại khu dân cƣ, cùng với việc trồng cây bóng mát, xây dựng một số công trình vui chơi giải trí, phục vụ quản lý… sao cho tạo đƣợc môi trƣờng cảnh quan hài hòa, thuận lợi cho khách tham quan, học tập, nghiên cứu.

- Xây dựng nhà trƣng bày về quần thể di tích Cát Tiên: Nhà trƣng bày này sẽ bổ trợ cho khu di tích, chuyển tải tất cả những thông tin cần thiết, toàn diện của văn hóa vật chất, tinh thần mà chủ nhân của di tích đã sáng tạo đến ngƣời xem. Bên cạnh đó, xây dựng một làng văn hóa dân tộc nhằm giới thiệu về đời sống lao động sản xuất, văn hóa tinh thần của một dân tộc bản địa đã từng cƣ trú ở đây - đó là dân tộc Mạ. Điều này làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú và hấp dẫn.

- Xây dựng thêm một trung tâm điều hành du lịch ở khu Cát Lộc, trung tâm này sẽ nằm ở Phƣớc Sơn. Việc xây dựng trung tâm du lịch ở đây nhằm chuẩn bị cho việc kế tiếp là nối hai khu lại với nhau thành một vƣờn duy nhất. Tại khu vực quy hoạch để nối hai vƣờn, hình thành Vƣờn bách thú, bách thảo quốc tế tự nhiên. Nơi đây, sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loài động thực vật độc đáo, đặc trƣng cho cảnh quan nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới .

- Xây dựng một số làng dân tộc kiểu mẫu làm vành đai bảo vệ chung quanh Vƣờn mới.

- Thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã nơi Vƣờn mới. Trung tâm này sẽ đƣợc đặt trong khu vực cách ly động vật hoang dã sống trong tự nhiên để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu tập tính sinh sản của các loài động vật hoang dã, cho động vật hoang dã sinh sản trong điều kiện bán hoang dã; đồng thời chữa trị cho các loài động vật hoang dã sống trong tự nhiên khi bị nạn hoặc bệnh tật.

- Thành lập trung tâm nhân giống, trung tâm sẽ nhân giống một số loài động thực vật quí hiếm nhƣ cây gỗ bản địa, cây thuốc nam… để cung cấp cho các vƣờn Quốc gia khác trên thế giới và cho khách tham quan, học tập, nghiên cứu.

- Lên kế hoạch tái định cƣ cho nhân dân địa phƣơng ở khu quy hoạch, đồng thời ngay từ bây giờ ngăn chặn tất cả mọi trƣờng hợp di dân vào khu vực qui hoạch

- Tổ chức cho một lƣợng du khách nhất định tại các nhà nghỉ đơn giản do nhân dân địa phƣơng xây dựng; các nhà nghỉ đƣợc xây dựng bằng các vật liệu truyền thống nhƣ gỗ bàu, lá cọ….Các ngôi nhà nghỉ sẽ đƣợc xây dựng gần với làng, bản và phù hợp với phong cách ngƣời Mạ. Các bữa ăn đƣợc chuẩn bị theo thực đơn truyền thống với nguyên liệu của dân tộc Mạ.

3.3.1.1. Tuyến DLST nội khu vực

Tuyến Bàu Sấu: Tuyến Bàu Sấu dài khoảng 14 km tính từ Trụ sở Vƣờn (TSV), thời điểm để tham quan tốt nhất là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tuyến này có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, khi đi bộ xuyên rừng du khách có thể nhìn ngắm vẻ đẹp kỳ thú của những cánh rừng già, đặc biệt hơn du khách sẽ nhìn thấy cây tung cổ thụ hơn 500 tuổi đƣờng kính vài chục ngƣời ôm hay những loại dây leo có hình dáng kỳ lạ: dây bàm bàm, cẩm nhung …. Những loài bò sát có thể nhìn thấy trên tuyến này nhƣ: trăn, rắn hổ mang, rắn lục, kỳ nhông. Vừa đi chiêm ngƣỡng cảnh đẹp trong bầu không khí trong lành với những mùi hƣơng thoang thoảng của những loài hoa, dƣợc thảo. Cách Bàu Sấu khoảng 300m du khách sẽ đi qua cầu gỗ xinh xắn. Và ở đó, du khách sẽ gặp một kiểu sinh cảnh khác đó là những cây chịu ngập nƣớc. Trên tuyến này du khách có thể nhìn thấy một số loài chim nhƣ: đuôi cụt bụng vằn (Bar bellied pitta), đuôi cụt bụng đỏ (Fairy pitta), đuôi cụt cánh xanh (Immigrant bird blue wing pitta), gà tiền mặt đỏ (Germain peakock pheasant), gà lôi hồng tía (Siamese fireback), gà so ngực gụ (Scaly breasted patridge), hạc cổ trắng (Woolly necked stock) … các loài chim nƣớc ở Bàu Sấu có xít (Purple swamphen), le nâu (Lesser whistling duck), le khoang cổ (Cotton pigmy goose), diệc lửa (Perple

heron), hồng hoàng (Great horn bill), cao cát bụng trắng (Oriental pied hornbill), niệc mỏ vằn (Wreathed hornbill) …. Đến Bàu Sấu quý khách dừng chân tại trạm kiểm lâm, từ đây có thể quan sát đƣợc toàn cảnh hồ. Vào mùa mƣa diện tích mặt hồ rộng 3200 ha, mùa khô chỉ còn lại khoảng 100 đến 150 ha. Tại đây quý khách có thể thấy đƣợc cảnh hồ tuyệt vời của mặt hồ yên tĩnh. Và với một chiếc xuồng chèo tay nhỏ, quý khách có thể dạo quanh hồ để tận hƣởng vẻ đẹp yên tĩnh của cảnh vật, quý khách cũng có thể xem đƣợc rất nhiều loài chim, nhất là các loài chim nƣớc. Vào ban đêm quý khách có thể thấy những đàn Bò tót ăn cỏ trên những bãi cỏ xung quanh trạm kiểm lâm. Tuyến này có thể dành cho mọi đối tƣợng nhƣng số lƣợng du khách phải hạn chế. Nếu đi về trong ngày thì không quá 10 ngƣời, còn ở lại qua đêm thì không quá 5 ngƣời.

Điểm tham quan đồng bào dân tộc Mạ, S’Tiêng ở Tà Lài: Khu vực Tà Lài nằm cách TSV khoảng 12km. Du khách có thể đến đó bằng ô tô hay đƣờng sông. Đây là khu vực định canh, định cƣ của đồng bào dân tộc S‟Tiêng và Châu Mạ. Đến làng, cảnh tƣợng đầu tiên đập vào mắt quý khách là Nhà văn hóa dân tộc Tà Lài, nơi lƣu giữ những di vật có từ ngàn xƣa của dân tộc Mạ và S‟Tiêng. Những cồng, chiêng, ché … phản ảnh nét sống đặc trƣng lối sống tâm linh của ngƣời dân tộc, những lễ hội cảm ơn Giàng đã phù hộ cho dân làng có một mùa bội thu, ai ai cũng khỏe mạnh…. Tại đây, có một ngôi nhà dài hiện đang đƣợc dùng vào việc dệt thổ cẩm của ngƣời Mạ, đây là cũng là nghề truyền thống của ngƣời Mạ đã bị mai một và Dự án bảo tồn VQGCT đã phục hồi lại nghề này nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các phụ nữ Mạ, những tấm thổ cẩm đƣợc chính tay các cô gái dân tộc dệt nên theo phƣơng pháp cổ truyền ngày xƣa, màu của những tấm thổ cẩm là màu của tự nhiên bởi vì chúng đƣợc nhuộm từ lá và vỏ cây. Ở đây, quý khách có thể vào thăm một số gia đình ngƣời dân tộc để đƣợc thƣởng thức những âm thanh mang âm hƣởng núi rừng từ tiếng đàn Monkhala, kèn bầu đƣợc ngƣời già trong làng biểu diễn. Nếu có thời gian, quý khách có thể tản bộ đến đập Vàm Hô hay đi thăm bia tƣởng

niệm nhà ngục Tà Lài, nơi đây đã từng giam giữ những cán bộ lão thành nhƣ: cố thiếu tƣớng Tô Ký, giáo sƣ Trần Văn Giàu, nhà cách mạng Dƣơng Quang Đông. Tham quan tuyến này, nếu đi ô tô, quý khách sẽ đi qua những cánh rừng trồng và những bãi cỏ nối tiếp nhau, nơi mà về đêm các loài thú ăn cỏ thƣờng xuất hiện. Nếu đi canô dọc sông Đồng Nai, quý khách sẽ nhìn thấy cảnh đẹp hai bên bờ sông cùng những cảnh sinh hoạt thƣờng nhật của ngƣời dân sống ven bờ. Tuyến này dành cho những du khách quan tâm tìm hiểu về văn hóa các cộng đồng dân tộc ít ngƣời.

Điểm Bàu Chim: Từ Bàu Chim đến Trụ sở Vƣờn khoảng 15km, thời điểm tham quan tốt nhất từ 6g00 đến 9g hoặc từ 15g00 đến 18g00. Trên tuyến này quý khách sẽ thấy đƣợc các kiểu rừng khác nhau, sự phân bố các tầng thực vật từ thấp lên cao. Ở đây có một chòi xem chim, từ chòi này du khách sẽ quan sát đƣợc cảnh bao quát xung quanh bàu và thấy một số loài chim nhƣ : bói cá (Kingfisher), le nâu (Lesser whistling duck), ó cá (Chinese pond heron), phƣờng chèo (Black winged cuckooshrike), thỉnh thoảng có thể gặp công (Green peafowl). Tuyến này thích hợp cho những nhà nghiên cứu và những ngƣời thích xem tập tính của các loài chim.

Điểm tham quan thác Bến Cự: Thác Bến Cự nằm sau Trạm Kiểm lâm Bến Cự, cách Trụ sở Vƣờn khoảng 1 km. Du khách có thể đến đây bằng ô tô hoặc xuồng máy. Từ thác, du khách có thể ngồi trên các bờ đá chạy dọc sông Đồng Nai và ngắm nhìn đảo Tiên thơ mộng nhƣ một cù lao nổi mọc giữa sông Đồng Nai với kiểu rừng kín thƣờng xanh với nhiều cây gỗ cổ thụ xen lẫn với tiếng chim hót, âm thanh của dòng thác chảy.

Điểm bằng lăng thuần loại: Điểm bằng lăng đƣợc xác định từ Trụ sở Vƣờn đến cây bằng lăng 6 ngọn, dài khoảng 3km. Trên tuyến tham quan du khách sẽ đƣợc thấy cánh rừng bằng lăng gần nhƣ thuần loại. Vào đầu mùa khô, rừng bằng lăng chuẩn bị thay lá, những lá xanh sắp rụng chuyển sang màu đỏ tạo nên một khung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 82)