7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỊNH HƢỚNG CHUNG
3.1.1. Nhu cầu
Tham quan: cho tới tận nay, đa số các ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và đƣợc quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ đƣợc hƣớng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trƣờng để nâng cao hiểu biết, cảm nhận đƣợc những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Đồng thời thông qua hoạt động du lịch, thám hiểm, du khách sẽ tới đƣợc những môi trƣờng còn tƣơng đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn.
- Nghỉ dƣỡng: nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh tế – xã hội là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nó đƣợc hình thành trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội dƣới tác động của các yếu tố khách quan thuộc môi trƣờng bên ngoài và phụ thuộc trƣớc hết vào phƣơng thức sản xuất. Cụ thể hơn, hoạt động DLST sẽ thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, phục hồi thể chất và tinh thần của con ngƣời bị hao hụt trong quá trình sinh sống và lao động. Đồng thời đem lại những lợi ích cho du khách trong việc hƣởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo, các truyền thống văn hóa lịch sử, những đặc thù dân tộc mà trƣớc đó họ chƣa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự toàn vẹn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh nói chung.
- Nghiên cứu khoa học: Thông qua hoạt động du lịch, du khách sẽ đƣợc phổ biến những kiến thức về sinh thái học với những mức độ khác nhau ở từng đối tƣợng
khác nhau. Nhất là loại hình du lịch nhận thức về sinh thái và du lịch học tập nghiên cứu. Loại hình du lịch này dành cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học. Họ chính là ngƣời tìm hiểu về tập tính, đời sống của các loài động thực vật, các mối tƣơng quan sinh học trong hệ sinh thái. Qua đó, phổ biến những kiến thức này cho mọi ngƣời.
- Cải thiện đời sống nhân dân địa phƣơng: mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều đƣợc thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Trƣớc tiên là những lợi ích về kinh tế – xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng thông qua các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có những hoạt động phát triển du lịch. Không những thế, lợi nhuận từ hoạt động DL sẽ dành một phần đáng kể vào việc cải thiện môi trƣờng sống của nhân dân địa phƣơng, nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng bằng các hình thức nhƣ cho ngƣời dân đảm nhận vai trò hƣớng dẫn viên, cung cấp chỗ ở cho khách DL, cung cấp hàng lƣu niệm và các dịch vụ khác. Từ những lợi ích này, sức ép của cộng đồng địa phƣơng đối với môi trƣờng sẽ giảm đi và chính ngƣời dân địa phƣơng sẽ làm chủ thực sự, chính ngƣời dân địa phƣơng sẽ bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa nơi diễn ra các hoạt động DLST. Sau nữa, sự phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu về giao lƣu văn hóa giữa nhân dân các địa phƣơng trong nƣớc và các quốc gia với nhau.
- Bảo vệ môi trƣờng: Thông qua hoạt động du lịch, du khách sẽ hiểu rõ các mối tƣơng quan sinh học trong tự nhiên, các cân bằng sinh thái, đồng thời sẽ nhận thức đƣợc các giá trị về tự nhiên và văn hoá xã hội.
Ai cũng biết, trong lịch sử đấu tranh với thiên nhiên của con ngƣời, con ngƣời luôn có xu hƣớng hoàn thiện mình bằng cách tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội, tìm ra các qui luật vận động và phát triển của chúng nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Trải qua thực tiễn lao động sản xuất, đấu tranh sinh tồn, con ngƣời ngày càng nâng cao nhận thức của mình về tự nhiên.
Nhƣ vậy, để sinh tồn, con ngƣời phải tìm hiểu thế giới tự nhiên. Muốn bảo vệ tự nhiên, con ngƣời phải tìm ra quy luật vận động và phát triển của chúng. Nói cho rõ hơn, muốn bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, con ngƣời phải có những kiến thức về sinh thái học. Lúc đó thái độ đối với môi trƣờng không những dựa trên tình cảm mà còn dựa trên những cơ sở khoa học.
3.1.2. Hiện trạng
Những loại hình đã đƣợc tổ chức ở VQGCT: Du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, học tập, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch hội nghị, du lịch khám phá, du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch sinh thái nhân văn.
- Những điểm và tuyến đã đƣợc tổ chức: Điểm bàu chim, điểm tham quan thác Bến Cự, điểm bằng lăng thuần loại, điểm thác Mỏ Vẹt, tuyến Bàu Sấu, tuyến cây Si, điểm cây gõ Bác Đồng, điểm thác Trời, thác Dựng, tuyến sinh thái, điểm tham quan Di chỉ nền văn hóa Óc Eo, điểm tham quan đồng bào dân tộc Mạ, S‟tiêng ở Tà Lài.
- Với những loại hình và những điểm, tuyến du lịch trên đã tạo đƣợc sức hút với du khách trong nhiều năm qua.
3.1.3. Chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng
Quan điểm hiện nay của Ban lãnh đạo VQGCT là chỉ phát triển DLST ở qui mô nhỏ, không chú trọng vào việc phải làm thế nào để tăng nhanh số lƣợng du khách, cũng không đặt nặng vấn đề lợi nhuận về kinh tế trong các hoạt động DL. Sỡ dĩ có quan điểm trên vì Ban lãnh đạo Vƣờn sợ những hoạt động của DL sẽ dẫn đến sự tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trƣờng, làm biến đổi cân bằng sinh thái.
3.2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Hiện nay có những quan điểm khác nhau về phát triển DLST ở VQGCT. Quan điểm thứ nhất cho rằng phải phát triển DLST ở VQGCT một cách mạnh mẽ. Vì phát triển DLST sẽ thỏa mãn một số nhu cầu du lịch của ngƣời dân, đồng thời số tiền có đƣợc từ du lịch sẽ đóng góp một phần vào công tác bảo tồn và nâng cao đời sống ngƣời dân vùng phụ cận. Ngƣợc lại, có quan điểm cho rằng không nên phát triển DLST ở VQGCT hoặc chỉ phát triển cầm chừng, phát triển DLST với quy mô nhỏ, nhắm vào những đối tƣợng có gắn bó với thiên nhiên, có nhu cầu thực sự về DLST, không đặt nặng vấn đề kinh tế trong hoạt động DLST ở VQGCT, cũng nhƣ không chú trọng phải làm thế nào để tăng số lƣợng du khách.
Sở dĩ có quan điểm trên vì họ cho rằng phát triển DLST sẽ dẫn đến tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trƣờng, sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh thái. Hơn thế nữa, hiện nay VQGCT đƣợc rất nhiều cơ quan nƣớc ngoài tài trợ.
Cần phát triển DLST ở VQGCT ngày càng mạnh mẽ, vì phát triển DLST không những làm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí … của ngƣời dân trong thời gian nhàn rỗi; tiền làm ra trong hoạt động du lịch không những sẽ đóng góp vào bảo tồn sự đa dạng sinh học, khôi phục, duy trì các hệ sinh thái tối ƣu, bảo vệ bền vững hệ sinh thái đất ngập nƣớc, khôi phục và phát triển các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng, đồng thời nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Đặc biệt, việc phát triển DLST sẽ tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết những kiến thức cơ bản về sinh thái học, những hiểu biết về các mối liên quan giữa các thành phần trong tự nhiên, những biến đổi trong tự nhiên, những hiện tƣợng sinh học .v.v…. Từ những hiểu biết trên con ngƣời càng yêu mến thiên nhiên hơn. Chính sự hiểu biết về thiên nhiên, con ngƣời sẽ bảo vệ tự nhiên một cách có chủ định, có ý thức, có khoa học. Lúc đó, mỗi hành động làm tổn hại đến tự nhiên đều mang ý niệm đạo đức; song song đó việc phát triển DLST sẽ góp phần giao lƣu, đoàn kết giữa nhân dân các địa phƣơng trong cả nƣớc, góp phần giao lƣu, đoàn kết
giữa các quốc gia với nhau, các VQG với nhau, đồng thời còn góp phần nâng cao kiến thức sinh thái học cho du khách trong nƣớc cũng nhƣ du khách quốc tế. Song song đó, với số tiền thu đƣợc từ hoạt động DL sẽ đầu tƣ cho quản lý, nâng cấp quản lý và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên Cát Tiên cho cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.
Nhƣ vậy, để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển DLST và sự bảo tồn đa dạng sinh học cần phải tổ chức sao cho sự cân bằng sinh thái không bị ảnh hƣởng mà ngƣợc lại sự đa dạng sinh học trong Vƣờn ngày càng phong phú hơn. Muốn làm đƣợc điều này, Vƣờn cần mở rộng thêm các loại hình dịch vụ, mở thêm các tuyến du lịch, tổ chức lại hoạt động du lịch. Điều này, không những góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách mà còn là biện pháp tốt để tăng thêm nguồn vốn cho Vƣờn. Nếu có tiền từ hoạt động du lịch, Vƣờn sẽ có điều kiện tổ chức đời sống cho nhân dân địa phƣơng tốt hơn. Lúc đó du lịch sẽ càng phát triển, sự tham gia của cộng động địa phƣơng vào hoạt động du lịch càng phát triển. Chính sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm duy trì sự phát triển bền vững của DLST. Tính tích cực hay tiêu cực của ngƣời dân tham gia cùng với Vƣờn trong công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ rừng phụ thuộc vào sự phân chia lợi ích từ việc kinh doanh khai thác tài nguyên du lịch. Và ngƣời dân vùng phụ cận chính là hàng rào rất vững chắc bảo vệ sự đa dạng sinh học của Vƣờn, vì nguồn thu từ du lịch chính là nguồn lợi của họ. Ngoài ra doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp vào bảo tồn sự đa dạng sinh học, đóng góp vào những công việc nghiên cứu các quá trình sinh học của động thực vật trong Vƣờn. Cụ thể hơn ở Cát Tiên là việc khôi phục và duy trì các loài động thực vật bản địa, bảo tồn hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới, duy trì hệ sinh thái đất ngập nƣớc, duy trì và khôi phục các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng. Thông qua hoạt động DLST sẽ tạo điều kiện bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc Châu Mạ và S‟Tiêng. Vấn đề này cũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khẳng định trong nghị quyết
Đại hội lần IX: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc.”
3.3. PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DLST 3.3.1. Tổ chức các tuyến điểm du lịch kết hợp
Nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông trong Vƣờn và vùng phụ cận, đẩy mạnh phát triển thông tin liên lạc, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lƣu trú, cơ sở phục vụ ăn uống…), đồng thời tăng cƣờng một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động DLST.
- Thiết kế điểm tham quan đồng bào dân tộc Mạ ở Bù Sa: Khu vực Bù Sa nằm cách trụ sở Vƣờn khoảng 50 km. Đây là điểm du lịch văn hóa - sinh thái lý thú và hấp dẫn nhất. Khu vực này là nơi định canh định cƣ của ngƣời dân tộc Mạ. Nơi đây có những chứng tích vật chất của một nền văn minh đã phát triển rực rỡ trong quá khứ và đây là những chứng tích vật chất biểu đạt sự giao lƣu giữa các nền văn hóa của nhân loại.
- Quần thể di tích Cát Tiên nằm ở địa bàn cận kề với khu bảo tồn thiên nhiên có những giá trị đặc sắc về hệ sinh thái và đa dạng sinh học với sự phong phú đặc hữu của các loài động thực vật, đặc biệt là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng đã đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam.
- Quần thể di tích Cát Tiên nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc và khu di tích lịch sử cách mạng chiến khu D, làng văn hóa du lịch dân tộc Mạ. Việc phát huy, khai thác khu di tích Cát Tiên cần đƣợc đặt trong quy hoạch phát triển tuyến du lịch văn hóa – sinh thái, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng.
- Xây dựng môi trƣờng cảnh quan di tích ở Bù Sa: Thực tế cho thấy môi trƣờng cảnh quan có vai trò quan trọng, vừa là nền tảng tôn lên những giá trị vốn có của di tích, vừa tạo cảm giác hƣng phấn cho khách tham quan. Hầu nhƣ, các công trình kiến trúc cổ, đặc biệt là những di tích tôn giáo đều đƣợc xây dựng ở khu đất
cao, không bị che khuất tầm nhìn và thuận tiện giao thông. Khách du lịch đến các di tích này không chỉ với mục đích thờ tự hay hành lễ mà còn là thƣởng ngoạn phong cảnh. Đối với di tích Cát Tiên trải dài gần 2km trên một thung lũng rộng, hiện là đất và nhà ở của nhân dân địa phƣơng, nhƣ vậy cần quy hoạch lại khu dân cƣ, cùng với việc trồng cây bóng mát, xây dựng một số công trình vui chơi giải trí, phục vụ quản lý… sao cho tạo đƣợc môi trƣờng cảnh quan hài hòa, thuận lợi cho khách tham quan, học tập, nghiên cứu.
- Xây dựng nhà trƣng bày về quần thể di tích Cát Tiên: Nhà trƣng bày này sẽ bổ trợ cho khu di tích, chuyển tải tất cả những thông tin cần thiết, toàn diện của văn hóa vật chất, tinh thần mà chủ nhân của di tích đã sáng tạo đến ngƣời xem. Bên cạnh đó, xây dựng một làng văn hóa dân tộc nhằm giới thiệu về đời sống lao động sản xuất, văn hóa tinh thần của một dân tộc bản địa đã từng cƣ trú ở đây - đó là dân tộc Mạ. Điều này làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú và hấp dẫn.
- Xây dựng thêm một trung tâm điều hành du lịch ở khu Cát Lộc, trung tâm này sẽ nằm ở Phƣớc Sơn. Việc xây dựng trung tâm du lịch ở đây nhằm chuẩn bị cho việc kế tiếp là nối hai khu lại với nhau thành một vƣờn duy nhất. Tại khu vực quy hoạch để nối hai vƣờn, hình thành Vƣờn bách thú, bách thảo quốc tế tự nhiên. Nơi đây, sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loài động thực vật độc đáo, đặc trƣng cho cảnh quan nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới .
- Xây dựng một số làng dân tộc kiểu mẫu làm vành đai bảo vệ chung quanh Vƣờn mới.
- Thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã nơi Vƣờn mới. Trung tâm này sẽ đƣợc đặt trong khu vực cách ly động vật hoang dã sống trong tự nhiên để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu tập tính sinh sản của các loài động vật hoang dã, cho động vật hoang dã sinh sản trong điều kiện bán hoang dã; đồng thời chữa trị cho các loài động vật hoang dã sống trong tự nhiên khi