7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.4. Về văn hoá, giáo dục, xã hội
Các phƣơng tiện giáo dục và y tế ở tất cả các thôn và cộng đồng sống trong Vƣờn đều thiếu thốn. Trạm xá thƣờng là nhà tạm bợ, phƣơng tiện nghèo nàn. Chỉ có một bác sĩ tại trạm xá Brum ở Gia Viễn. Những bệnh thông thƣờng là sốt rét, bệnh phổi, bƣớu cổ, tiêu hoá kém và mắt đỏ, gần 80% trẻ em suy dinh dƣỡng.
Một số thôn có 1 đến 3 lớp tiểu học nhƣng vẫn có những thôn không có phƣơng tiện giáo dục nào cả. Cả xã và thôn trong Vƣờn đã cố gắng xoá mù chữ nhƣng có đến 80-90% ngƣời dân vẫn không biết chữ.
Nhìn chung, phƣơng tiện giáo dục và y tế không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Các xã và huyện không có đủ nguồn lực bảo đảm phƣơng tiện thích hợp cho giáo dục và y tế cũng nhƣ nhân sự ở các vùng sâu và xa tại VQG Cát Tiên. Vì vậy, giáo dục và y tế ở đây chƣa phát triển.
Bảng 8: Cơ sở y tế giáo dục trong vùng.
Xã Thôn Nhà trẻ Tiểu học Trung học Trạm xá
Đăk Lua thôn 4 1 trƣờng
mầm non
Tà Lài Thôn 4 4 giáo viên 3 nhân viên
Phƣớc Cát 2
Phƣớc Hải
3 giáo viên 19 giáo viên 3 nhân viên Phƣớc Sơn Phƣớc Thái Phƣớc Trung Vĩnh Ninh
Thôn 3 2 giáo viên 2 nhân viên
Gia Viễn Vân Minh
6 giáo viên 40 giáo viên 36 giáo viên 5 nhân viên Thanh Tiến Tân Xuân Cao Sinh
K‟lo – K‟it 1 giáo viên 1 nhân viên y
tế Tiên
Hoàng
thôn 5 3 giáo viên 13 giáo
viên
5 nhân viên K‟lut
Thung Cọ
Đăng Hà thôn 1 4 giáo viên 1 nhân viên
thôn 2 1 giáo viên 1 nhân viên
thôn 3 1 nhân viên
Nguồn : Dự án Bảo tồn Vƣờn Quốc gia Cát Tiên (2003)
2.2.2.5 Về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật :
- Thủy lợi và cấp nƣớc: Tất cả các điểm dân cƣ trong Vƣờn đều không có hệ thống cung cấp nƣớc sạch. Khoảng 80% ngƣời dân sử dụng giếng để cho sinh hoạt gia đình. Cho đến nay vẫn chƣa có xét nghiệm về chất lƣợng nƣớc ở các thôn. Theo đánh giá cảm quan của ngƣời dân thì chất lƣợng nƣớc giếng là có thể chấp nhận đƣợc và có đủ nƣớc dùng quanh năm. Tuy nhiên, nƣớc sông suối thì không đảm bảo vệ sinh do chất thải của trâu bò và động vật. Trong vùng không có hệ thống thuỷ lợi, việc canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc mƣa.
- Giao thông và thông tin liên lạc: Nhìn chung cơ sở hạ tầng, giao thông trong vùng kém, mạng lƣới đƣờng sá chƣa phát triển, nhiều đoạn đƣờng chỉ đi lại đƣợc vào mùa khô. Tuy nhiên, hầu nhƣ tất cả các thôn đều đến đƣợc bằng xe, ít nhất là bằng xe máy. Có những đƣờng mòn dẫn đến các thôn rất sâu trong Vƣờn nhƣ thôn 4
thôn 5. Việc sử dụng các đƣờng mòn này có tác động rất lớn đến sinh cảnh của các loài động vật hoang dã và gây phân cách về mặt sinh thái.
Về nguyên tắc, không nên phát triển đƣờng giao thông trong VQG, chỉ nên thiết lập một mạng lƣới đƣờng mòn phục vụ cho công tác tuần tra. Việc nâng cấp đƣờng mòn tuần tra trong Vƣờn chỉ nên dừng ở mức thuận lợi cho đi bộ chứ không nên cho đi lại bằng xe gắn máy. Một số đƣờng mòn gần khu văn phòng Vƣờn cần nâng cấp, bảo dƣỡng phục vụ cho Du lịch sinh thái; sông Đồng Nai thƣờng đƣợc dùng để vận tải, tuy nhiên chỉ có thể đi lại ở một số đoạn do có nhiều ghềnh thác.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VCG CÁT TIÊN 2.3.1. Lƣợng khách và doanh thu 2.3.1. Lƣợng khách và doanh thu
Hàng năm, VQGCT đã đón tiếp với số lƣợng du khách ngày càng tăng. Các du khách đến VQGCT thƣờng vào những ngày cuối tuần và những ngày lễ. Trong mùa khô, lƣợng du khách đến đông và thƣờng xuyên hơn.
Bảng 9 : Số lƣợng du khách đến tham quan VQGCT năm 2010
Stt Nội dung Quốc tế Nội địa Tổng cộng
A. Số lƣợt khách Lƣợt khách Ngày khách 3.074 8.924 14.859 18.243 17.933 27.167 B . Doanh thu du lịch: ( 1.000 đ ) 1 Vé thăm quan 153.700 251.460 405.160 2 Tiền xe v/c khách 503.112 605.671 1.108.783 3 Phòng nghỉ 1.220.387 567.523 1.787.910 4 Hƣớng dẫn 266.639 70.676 337.315 5 Xe đạp 14.928 14.900 29.828 6 Bầu Sấu 314.888 167.141 482.029 7 Xuồng, phà 53.604 21.970 75.574 8 Thu khác 21.887 100.259 122.146 9 Đảo Tiên 67.030 28.295 95.325 10 Lƣu trú Bến Cự 48.878 0 48.878 Tổng cộng 2.665.053 1.827.895 4.492.948 Tỷ lệ tăng 2010/2009 (%) 112 % 121 % 117 %
Khách trong nƣớc: chủ yếu là các em học sinh, sinh viên từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc các khu vực lân cận do trƣờng tổ chức hoặc qua các tổ chức du lịch thƣờng đến vào những ngày lễ hoặc cuối tuần với mục đích đến cắm trại, sinh hoạt dã ngoại và kết hợp tìm hiểu về VQGCT, hoặc là những du khách là cán bộ công nhân viên xí nghiệp, nhà máy, các gia đình tự túc đến hoặc thông qua các trung tâm du lịch. Họ thƣờng đến vào những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần với mục đích tham quan nghỉ ngơi. Một số ít khách du lịch là các nhà khoa học trong nƣớc từ các trƣờng đại học hoặc các viện nghiên cứu, họ thƣờng đi theo nhóm hoặc hƣớng dẫn các đoàn nghiên cứu sinh đến nghiên cứu và thực tập tại vƣờn.
Khách nƣớc ngoài: Chủ yếu là các nhà nghiên cứu, thông qua các Tổ chức Phi Chính phủ hoặc các Dự án đến khảo sát nghiên cứu tại vƣờn. Một số ít du khách là những ngƣời yêu thiên nhiên, họ thƣờng thích đi bộ, đi xe đạp trong những vùng cảnh quan thiên nhiên yên tĩnh, đặc biệt là sở thích xem chim.
Các dịch vụ đƣợc nhiều khách hàng sử dụng và đem lại nguồn thu cao và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu là phòng nghỉ (40%), xe vận chuyển khách tham quan (25 %), vé vào Vƣờn (10%) và dịch vụ tham quan Bầu Sấu (10%)‟
Các sản phẩm du lịch hấp dẫn đƣợc nhiều khách hàng ƣa chuộng là: xem thú ban đêm, xem chim, Bầu sấu
Chất lƣợng phục vụ du khách đã đƣợc nâng lên, các dịch vụ cũng đã đƣợc cải thiện và du khách sử dụng nhiều hơn, số khách lƣu trú và tham quan dài ngày tại vƣờn ngày càng tăng (chủ yếu là khách quốc tế), nên công suât sử dụng phòng đã cao hơn năm 2009 (ƣớc đạt 45% so với 40% ).
Doanh thu từ du lịch :
Qua bảng số liệu về số lƣợng du khách đến tham quan VQGCT ta thấy: Số lƣợng du khách đến tham quan VQGCT rất ít, chủ yếu là khách trong nƣớc chiếm 92,7% tổng số du khách. Hơn thế nữa, chủ yếu khách du lịch là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên từ các xí nghiệp nhà máy. Chính vì thế doanh thu từ du lịch
của vƣờn rất thấp. Điều này đƣợc giải thích là do quan điểm của Ban lãnh đạo Vƣờn không đặt nặng vấn đề lợi nhuận kinh tế trong các hoạt động du lịch, cũng nhƣ không chú trọng nhiều vào việc phải làm thế nào để tăng nhanh số lƣợng du khách.
Trong buổi hội thảo du lịch, Giám đốc VQGCT đã phát biểu nhƣ sau: “Vƣờn Quốc gia Cát Tiên chúng tôi đã định hƣớng phát triển du lịch sinh thái ở quy mô nhỏ nhắm vào những đối tƣợng có gắn bó với thiên nhiên, có nhu cầu thực sự về du lịch sinh thái.” (Phát triển du lịch sinh thái bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trƣờng – Bài tham luận của Giám đốc Vƣờn Quốc gia Cát Tiên tại hội thảo du lịch sinh thái ở Mỹ Tho, ngày 19 – 20/8/2002). Chính quan điểm trên đã ảnh hƣởng đến việc phát triển DLST tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, đƣa đến doanh thu từ hoạt động du lịch rất thấp.
2.3.2. Các loại hình du lịch
- Du lịch mạo hiểm: Du khách có thể đi xuyên rừng, vƣợt qua nhiều địa hình hiểm trở để tận hƣởng những kỳ bí của thiên nhiên.
- Du lịch nghiên cứu, học tập: Cát Tiên là khu vực đƣợc đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học. Chính tiềm năng này là điểm thu hút những nhà nghiên cứu và học tập đến Cát Tiên. Đặc biệt, với số lƣợng phong phú về chủng loại các loài chim, Cát Tiên đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc biết đến.
- Du lịch nghỉ dƣỡng: Không khí trong lành và sự tĩnh lặng của núi rừng sẽ đem đến cho du khách những giây phút thƣ giãn đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên.
- Du lịch hội nghị: Tại đây có các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, 1 phòng họp có sức chứa 100 ngƣời và 1 phòng họp có sức chứa 30 ngƣời cùng các trang thiết bị phục vụ tiện nghi đáp ứng cho những nhu cầu hội thảo, hội nghị.
- Du lịch khám phá: Thiên nhiên chứa đựng nhiều điều bí ẩn, đối với những du khách yêu thích tìm hiểu thiên nhiên, con ngƣời, Cát Tiên sẽ là một kho tàng kiến thức hấp dẫn và phong phú sẵn sàng chờ đón du khách.
- Du lịch sinh thái nông nghiệp: Du khách sẽ cảm thấy thú vị khi đƣợc cùng tham gia với ngƣời dân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tận mắt nhìn thấy để hiểu đƣợc quy trình tạo ra những sản phẩm thổ cẩm, sản phẩm tơ tằm …
- Du lịch sinh thái nhân văn: Tham quan tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào địa phƣơng, di chỉ văn hóa Óc eo.
2.3.3. Các điểm du lịch chính đã và đang phục vụ khách
- Điểm rừng bằng lăng thuần loại: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cách trụ sở Vƣờn khoảng 1 km. Đây là tuyến có kiểu rừng kín thƣờng xanh nửa rụng lá có thành phần loài cây gỗ lớn ƣu thế là các loài bằng lăng
(Lagerstroemia spp) thuần loại, phát triển trên nền đất nông, có tỷ lệ đá lộ đầu cao. Trên điểm tham quan, du khách còn thấy cây thiên tuế - loài thực vật cổ, cao khoảng 3m có hàng trăm năm tuổi, cây gõ đỏ, cây cẩm lai Bà rịa, cây bằng lăng 6 ngọn, cây gõ mật, cây gáo tròn,…Đặc biệt có cây tung (Tetrameles nudiflora) cổ thụ, có gốc to và bạnh vè hàng chục ngƣời ôm.
- Điểm tham quan thác Bến Cư: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm Bến Cự nằm sau Trạm Kiểm lâm Bến Cự, cách trụ sở Vƣờn khoảng 1 km. Du khách có thể đến đây bằng ô tô hoặc xuồng máy. Từ thác, du khách có thể ngồi trên các bờ đá chạy dọc sông Đồng Nai và ngắm nhìn đảo Tiên thơ mộng nhƣ một cù lao nổi mọc giữa sông Đồng Nai với kiểu rừng kín thƣờng xanh với nhiều cây gỗ cổ thụ xen lẫn với tiếng chim hót, âm thanh của dòng thác chảy.
- Điểm tham quan Thác Mỏ Vẹt: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Thác nằm bên cạnh Đảo Tiên, cách trụ sở Vƣờn khoảng 1km. Du khách tham quan bằng xuồng máy hoặc canô. Đây là nhánh phụ của sông Đồng Nai chảy qua Đảo Tiên. Đến đây du khách đƣợc thƣởng thức cảnh sông núi hùng vĩ giữa những cánh rừng nguyên sinh.
1987, VQGCT đã đƣợc đón tiếp đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng đến thăm và làm việc. Trong chuyến đi tham quan rừng, Vƣờn Quốc gia Cát Tiên đã mời Bác Đồng đến tham quan cây gõ đỏ này, để lƣu niệm và nhắc nhở cho các thế hệ sau về trách nhiệm bảo tồn, Vƣờn đã đặt tên là Cây Gõ Bác Đồng. Đây là một trong những loài cây gỗ quý hiếm ở Vƣờn Quôc gia Cát Tiên, đƣờng kính khoảng 2m, có khoảng hơn 500 tuổi. Trên điểm tham quan là kiểu rừng kín thƣờng xanh có các loài ƣu hợp thuộc họ Đậu nhƣ gõ đỏ, cẩm lai,..ngoài ra còn có cây đa rừng, bằng lăng,…
- Điểm Bàu Chim: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú. Từ Bàu Chim đến trụ sở Vƣờn khoảng 15 km, trên tuyến tham quan, du khách thấy nhiều cây gỗ đại thụ nhƣ sao đen, dầu rái,…Điểm cuối cùng dừng chân là chòi quan sát, du khách có thể quan sát nhiều loài chim nƣớc, đặc biệt là các loài quý hiếm, các loài chim di trú theo mùa cũng dễ phát hiện ở đây.
- Điểm thác Trời, thác Dựng: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú. Nằm trên dòng sông Đồng Nai, cách trụ sở Vƣờn khoảng 6 km, tại đây có thác Dựng, phía trên cù lao là thác Trời có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, có bãi cát vàng và các bờ đá chạy dọc sông là nơi để du khách ngồi nghỉ chân và thƣ giãn, chiêm ngƣỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Ngƣời ta nghĩ rằng, các nàng tiên đã đến đây vui đùa cùng muông thú, nên có địa danh là Cát Tiên ngày nay.
- Điểm tham quan di chỉ nền văn hoá ÓcEo: Từ trụ sở, du khách đi ô tô xuyên rừng tới xã Đắc Lua, dài khoảng 23 km, và qua phà đến địa phận xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng sẽ tận mắt chứng kiến ngôi dền thờ cổ có di chỉ của nền văn hoá cổ Óc eo. Đền thờ nằm trên đồi cao, bên cạnh có con sông Đồng Nai chảy êm đềm. Cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn và huyền thoại trong việc xây dựng ngôi đền thờ này.
- Điểm tham quan làng đồng bào dân tộc ở Tà Lài: Cách trụ sở khoảng 12 km. Du khách có thể đến làng Tà Lài, xã Đắc Lua, huyện Tân Phú bằng ô tô hoặc đƣờng sông bằng xuồng máy. Đây là khu định canh định cƣ của đồng bào dân tộc S‟Tiêng
và Châu Mạ, có lịch sử gắn liền với chiến khu D anh hùng trong những năm kháng chiến. Đến đây, du khách có thể giao lƣu và thƣởng thức những vũ điệu, lễ hội truyền thống của ngƣời đồng bào dân tộc.
2.4. CÁC TUYẾN DU LỊCH
2.4.1. Các tuyến du lịch trong nội khu vực
- Tuyến vào cây si: Từ cây si đến trụ sở Vƣờn khoảng 16km, trên tuyến du khách sẽ đi qua kiểu rừng kín thƣờng xanh nửa rụng lá. Điểm cuối cùng của tuyến là cây si có bộ rễ khổng lồ, dị dạng phát triển trên dòng suối, xung quanh là rừng cây bồ an (Colona) - loại cây bụi, bên cạnh là các bãi cỏ cho các loài thú móng guốc đi tìm thức ăn, tạo khung cảnh trữ tình, thƣ thái.
- Tuyến xuyên rừng từ cây Gõ Bác Đồng đến cây bằng lăng 6 ngọn: Tuyến này du khách phải đi bộ xuyên qua kiểu rừng kín thƣờng xanh, du khách sẽ tận mắt xem nhiều cây gỗ cổ thụ và may mắn có thể sẽ thấy một số loài thú lớn.
- Tuyến sinh thái: Cách trụ sở Vƣờn khoảng 6 km, đây là tuyến có kiểu rừng kín thƣờng xanh có nhiều thành phần thực vật ƣu hợp thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae), nhƣ sao đen, gõ đỏ, cẩm lai, dầu rái, dầu lá bóng,… nhiều thực vật cổ nhƣ thiên tuế,…nhiều cây thuốc nhƣ sa nhân, sâm đất, cốt toái bổ,….Tuyến này thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học. Điểm cuối cùng của tuyến là 2 cây gõ đỏ đại thụ, một cây có đƣờng kính 3,7m, một cây có đƣờng kính 3m.
- Tuyến Bàu Sấu: Bàu Sấu nằm ở xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tuyến Bàu Sấu đƣợc xác định từ trụ sở Vƣờn đến Bàu Sấu dài khoảng 14 km. Đây là tuyến đi qua nhiều kiểu rừng: kiểu rừng kín thƣờng xanh, kiểu rừng kín thƣờng xanh nửa rụng lá và kiểu rừng kín thƣờng xanh rụng lá. Càng đi ra gần Bàu Sấu, hệ sinh thái rừng càng thay đổi rõ rệt. Trên tuyến, du khách thấy nhiều loài cây gỗ cổ thụ, đa dạng các loài chim rừng qúy hiếm nhƣ hồng hoàng, đuôi cụt bụng vằn, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hồng tía,…. Điểm cuối của tuyến là Bàu Sấu, du khách có thể
quan sát nhiều loài chim nƣớc, chim rừng, nhiều loài qúy hiếm có thể quan sát đƣợc ở đây. Trạm Kiểm lâm Bàu Sấu là nơi dừng chân của du khách và có thể ngủ qua đêm. Từ Bàu Sấu, các du khách có thể nhìn thấy Đồi Hổ. Trong chuyến tham quan,