Tác động của hoạt động du lịch đối với môi trƣờng, đời sống kinh tế ở địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 72)

7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.4. Tác động của hoạt động du lịch đối với môi trƣờng, đời sống kinh tế ở địa

địa phƣơng

2.4.4.1 Thuận lợi :

Tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với kiểu rừng kín ẩm nhiệt đới thƣờng xanh, nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu.

Vƣờn Quốc gia Cát Tiên là một trong những địa điểm dễ quan sát các loài thú lớn ở Việt Nam hiện nay.

Vùng đất ngập nƣớc bàu Sấu và một số bàu nƣớc lân cận là hệ sinh thái nhạy cảm và đặc thù của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, nguồn nƣớc trung tính, chƣa bị ô nhiễm, là sinh cảnh tuyệt vời của các loài động thực vật thủy sinh, cá sấu nƣớc ngọt, các loài chim nƣớc, các loài thú lớn (bò tót, nai, heo rừng,…) thƣờng quần cƣ ở khu vực này vào mùa khô luôn là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà khoa học và du khách trong và ngoài nƣớc.

Vƣờn Quốc gia Cát Tiên có nền văn hoá lịch sử lâu đời, có di chỉ nền văn hóa cổ Óc Eo vào thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, di tích lịch sử chiến khu D anh hùng, các phong tục truyền thống lễ hội của đồng bào dân tộc Châu mạ, S‟Tiêng nhƣ văn hóa cồng chiêng, cúng giàng, đâm trâu, …

Vƣờn Quốc gia Cát Tiên nằm trên tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km nên rất thuận lợi cho du khách tham quan. Hơn thế nữa, trên đƣờng đến Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, du khách có cơ hội tham quan những điểm du lịch khác cách quốc lộ 20 (TP. HCM – Đà Lạt) không xa nhƣ: Đá Ba Chồng, thác Ba Giọt, Suối Mơ, thác Mai, Suối nƣớc nóng, Suối Madagui ….

Các du khách có thể trên đƣờng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt ghé tham quan Vƣờn Quốc gia Cát Tiên. Gần đây các nhà khảo cổ đã phát hiện và khai quật khu di tích văn hóa của ngƣời Khơ Me ở huyện Cát Tiên, lộ trình của các du khách lại có thêm một địa điểm tham quan mới.

Đội ngũ hƣớng dẫn viên nhiệt tình, thân thiện, mến khách, có kiến thức về chuyên môn có thể hƣớng dẫn, giới thiệu cho du khách những thông tin cơ bản về Vƣờn Quốc gia Cát Tiên.

Đƣợc sự quan tâm của các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Nhu cầu du lịch sinh thái trong nhân dân đang ngày càng có khuynh hƣớng gia tăng.

Nhiều du khách thế giới đã đóng góp cho bảo tồn sự đa dạng sinh học của Vƣờn bằng cách chia sẻ thông tin và kỹ năng với nhân viên của Vƣờn. Học sinh, sinh viên giúp trồng cây, làm vệ sinh trên các tuyến du lịch.

Một số khách đóng góp thƣờng xuyên cho việc xuất bản các tài liệu về giáo dục môi trƣờng và bảo tồn sự đa dạng sinh học

Tuyên truyền trong cộng đồng, tổ chức Hội nghị vùng ven với chính quyền các huyện, xã, xây dựng các bảng biển, pano, áp phích, các tài liệu tuyên truyền. Tổ chức các Câu Lạc Bộ Xanh ở các Trƣờng Trung học thuộc vùng đệm, soạn sách giảng dạy về môn Giáo dục môi trƣờng, phổ cập kiến thức về môi trƣờng cho các giáo viên. Môn giáo dục về môi trƣờng đƣợc đƣa vào giảng dạy ngoại khóa cho các em học sinh. Năm 1999 tổ chức thí điểm giảng dạy môn giáo dục môi trƣờng cho khối lớp 8 tại 7 Trƣờng Trung học thuộc huyện Tân Phú (Đồng Nai) và Cát Tiên (Lâm Đồng).

Các cuộc thi tìm hiểu về môi trƣờng, về tài nguyên đa dạng sinh học của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên đã đƣợc đƣợc tổ chức ở các Trƣờng, giữa các Trƣờng với nhau, các huyện với nhau để chọn ra các học sinh xuất sắc tham dự cuộc thi liên tỉnh, thành (Đồng Nai, Lâm Đồng và TPHCM). Các cuộc thi đã thực sự hấp dẫn đối với các giáo viên và học sinh của mỗi trƣờng

2.4.4.2 Hạn chế:

Mặc dù Vƣờn đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, vẫn còn có nhiều hoạt động gây ra những tác động xấu đến môi trƣờng nằm ngoài sự kiểm soát của Vƣờn. Việc xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh, dƣới áp lực của việc gia tăng dân số, nhu cầu đất nông nghiệp tăng lên dẫn đến nhiều diện tích rừng đã bị xâm canh làm nông nghiệp. Ngoài việc tàn phá trực tiếp sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã, việc xâm chiếm đất rừng làm tăng thêm khả năng tiếp cận đối với các khu rừng còn lại, đồng thời làm phân cách sinh thái ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng sống của các động vật. Một ví dụ điển hình là việc chia cắt môi trƣờng sống

của tê giác do thành lập các khu tái định cƣ dẫn đến giảm số lƣợng cá thể của loài này.

Việc thả các loài động vật phi bản địa, các loài động vật này có thể phát tán bệnh, cạnh tranh với các loài bản địa, và nếu chúng giao phối với nhau có thể làm hại nguồn gen bản địa. Ví dụ nhƣ việc thả khỉ vàng, loài khỉ không phải bản địa (Rhesus) đƣợc nuôi tại Vƣờn năm 1998 là mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài linh trƣởng bản địa về phƣơng diện cạnh tranh, lây truyền và lai giống

Với mật độ dân số quanh Vƣờn khá cao, việc thu hái lâm sản ngoài gỗ nhƣ mây, tre hoặc các loại cây dƣợc liệu là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới sự suy thoái sinh cảnh và gây tác động tới các loài động vật hoang dã do hành vi săn bắn cơ hội.

Việc chăn thả gia súc cộng đồng dân cƣ sống trong và xung quanh Vƣờn có thể phát tán bệnh cho các loài thú móng guốc hoang dã cũng nhƣ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn thức ăn. Đồng thời, các hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai có thể gây xói lở bờ sông.

Quan điểm hiện nay của lãnh đạo là không nên phát triển DLST hoặc chỉ phát triển cầm chừng, phát triển DLST với qui mô nhỏ, không chú trọng phải làm thế nào để tăng số du khách. Chính vì thế, việc đầu tƣ vốn cho hoạt động DL rất ít; phƣơng tiện và thiết bị phục vụ cho hoạt động DL nghèo nàn.

Hệ thống giao thông nội bộ chủ yếu là đƣờng mòn, nên trong mùa nắng thì bụi, mùa mƣa thì lầy lội, xe không the chạy đƣợc. Điều này làm ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng phục vụ du khách đến tham quan. Đặc biệt, khu phía Tây của Nam Cát Tiên va vùng trung tâm Cát Lộc rất khó đi lại, vì có rất ít đƣờng mòn, số đƣờng mòn hiện có lại rất ít khi đƣợc duy trì bảo dƣỡng.

Đội ngũ quản lý và nhân viên làm công tác du lịch đa số chƣa đƣợc đào tạo chuyên ngành nên chất lƣợng phục vụ chƣa cao. Các kiểm lâm viên muốn dẫn du khách nƣớc ngoài đi tham quan cũng gặp khó khăn vì rất ít ngƣời biết tiếng nƣớc ngoài.

Đối với những nhóm tham quan có số lƣợng đông đã gây cho Vƣờn không ít những khó khăn, nhất là trong việc quản lý rác thải, tiếng ồn và những tác động xấu đến cảnh quan, môi trƣờng.

Mặc dù có 55 loài có vú, hơn 270 loài chim, 10 loài bò sát, 14 loài lƣỡng thê và 16 loài cá. Ngoại trừ một số loài đặc hữu nhƣ tê giác một sừng, còn hầu hết hệ động vật của vƣờn có thể thấy ở các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia khác trong nƣớc.

Phƣơng tiện giao thông rất hạn chế (Vƣờn hiện nay có một chiếc xe jeep, một xe pick – up).

Hiện nay chƣa có chòi quan sát, theo dõi, nắm bắt qui luật hoạt động các loài thú có vú lớn trong Vƣờn Cát Tiên nhƣ tê giác, voi, hổ, gấu, hƣơu, lợn rừng và các loài linh trƣởng. Hầu hết Vƣờn là rừng rậm và tre nứa, quan sát thú bằng mắt thƣờng là rất khó khăn. Hơn nữa, hầu hết các loài thú có vú lớn đã bị giảm về số lƣợng, sau một thời gian dài bị con ngƣời tác động. Các cơ sở dịch vụ hết sức sơ sài, chủ yếu nằm trong khu vực Nam Cát Tiên- ở đây có duy nhất một nhà ăn nhỏ bé. Ngoài ra không còn cơ sở dịch vụ nào khác. Đặc biệt, khu Cát Lộc hoạt động dịch vụ hầu nhƣ không có.

Nạn di dân tự do, phá rừng làm rẫy, xâm lấn và cƣ trú sâu trong ranh giới VQGCT ở khu vực Đa Bông Cua (giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phƣớc) đã để lại hậu quả nặng nề khó giải quyết. Hơn thế nữa, đời sống nhân dân chƣa ổn định, tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng phụ cận là 22%, thu nhập của ngƣời dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp; trong khi thời tiết không thuận lợi, thiên tai, lũ lụt, hạn hán gây mất mùa. Họ không còn cách nào khác là khai thác các sản phẩm từ rừng. Mặt khác, trình độ dân trí thấp, nhận thức về đa dạng sinh học của một số cán bộ địa phƣơng và một bộ phận cộng đồng dân cƣ vùng phụ cận còn hạn chế, ngƣời dân chƣa đƣợc sự cần thiết phải bảo vệ sự đa dạng sinh học, quyền lợi của họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch thiếu kiểm soát, thiếu việc thực thi khoanh vùng du lịch của Vƣờn dẫn đến việc khách nội địa xả rác thải, gây tiếng ồn, bẻ cành bứt lá, khắc tên trên thân cây là những hành vi gây tổn hại tới môi trƣờng do du khách gây ra. Vƣờn đã có những qui chế nhằm hạn chế tối đa những tác động bất lợi này, hƣớng tới du lịch sinh thái bền vững thân thiện với môi trƣờng.

- Tác động do các hoạt động phát triển bên trong VQG nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng không kiểm soát. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng, phá hoại cảnh quan thiên nhiên. Việc nâng cấp, mở đƣờng có thể làm tăng khả năng tiếp cận rừng cho những ngƣời đi săn, thu hái lâm sản trái phép. Rác thải xây dựng không đƣợc dọn sạch, khai thác vật liệu tại chỗ cho xây dựng.

Việc xây dựng các tòa nhà, xây dựng hệ thống đƣờng giao thông làm mất sinh cảnh. Ngoài ra, sự hiện diện của con ngƣời gây phiền toái cho thiên nhiên hoang dã và sinh cảnh. Đặc biệt là nhóm đông khách tham quan sử dụng: rađio, điện thoại di động, thu thập các tiêu bản. Hơn thế nữa, số lƣợng khách tham quan tăng đã làm cho lƣợng rác thải tăng, nhƣng hiện nay chƣa có trang thiết bị chứa rác. Hậu quả là đất, nƣớc, không khí bị ô nhiễm do việc đổ rác thành đống.

Đời sống ngƣời dân trong vùng phụ cận rất nghèo, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, trong khi đất nông nghiệp rất hạn chế. Dân số tăng và ít có khả năng tạo nguồn thu nhập ngoài nghề nông, du lịch sinh thái của Vƣờn lại chƣa phát triển đúng tầm mức. Do đó, cách duy nhất để ngƣời dân tăng thu nhập là vào rừng, thu hái lâm sản, bẫy thú. Hơn thế nữa, do nhu cầu đất nông nghiệp tăng, việc buôn bán đất giữa ngƣời di cƣ và ngƣời bản địa là động lực đẩy các dân tộc thiểu số vào sâu trong rừng hơn nữa.

Hiện nay, trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng đối với hoạt động DLST hầu nhƣ không có, vùng phụ cận chƣa phát huy đầy đủ ngành nghề truyền thống, ngƣời dân địa phƣơng hầu nhƣ không tham gia vào hoạt động DLST, không có trách nhiệm đối với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của Vƣờn, cuộc sống

của nhân dân vùng phụ cận vẫn dựa chủ yếu vào rừng do hoạt động DLST của Vƣờn chƣa phát triển

2.4.4.3. Mối tƣơng quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển

Cùng với quá trình phát triển của nề kinh tế, các nhu cầu của con ngƣời càng ngày càng tăng le6n cả về chất lẫn về lƣợng. Trong đó, nhu cầu về nghỉ ngơi, thƣ giãn, tiếp cận với nhiều nền văn hóa, với thiên nhiên gần nhƣ không thể thiếu, những nhu cầu này cũng chính là mục đích của các hoạt động của ngành du lịch. Từ những năm 1950 trở lại đây, ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Đây cũng chính là ngành kinh tế mang lại nhiều công ăn việc làm nhất cho ngƣời lao động. Trong định hƣớng phát triển của ngành du lịch, Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc”, phấn đấu “từng bƣớc đƣa nƣớc ta thành trung tâm du lịch, thƣơng mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”.

Sự phát triển của du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên và môi trƣờng. Hiện nay, không riêng gì ở Việt Nam, nguồn tài nguyên và môi trƣờng đang bị tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch dẫn đến nguy cơ bị giảm sút và suy thoái, ảnh hƣởng đến tính bền vững trong sự phát triển. Do đó, vấn đề phát triển du lịch, mà đặc biệt là du lịch sinh thái, cần đứng trên quan điểm tài nguyên và môi trƣờng. Việc phát triển du lịch phải có tác động hỗ trợ cho công tác bảo tồn, một điều tất yếu để đảm bảo sự bền vững trong phát triển.

Với tổng diệc tích 73,878 ha, hàm chứa một tài nguyên phong phú, với tính đa dạng sinh học cao, Vƣờn quốc gia Cát Tiên có nhiều lơi thế về phát triển du lịch sinh thái trong khu vực đồng bằng song Cửu long và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, sự thách thức, những nguy cơ đã tạo ra những mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và bảo tồn. Làm thế nào để cân bằng giữa bảo tồn và du lịch? Điều này thực sự là một đòi hỏi lớn đối với những nhà quản lý nguồn tài nguyên du lịch.

CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỊNH HƢỚNG CHUNG 3.1.1. Nhu cầu 3.1.1. Nhu cầu

Tham quan: cho tới tận nay, đa số các ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và đƣợc quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ đƣợc hƣớng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trƣờng để nâng cao hiểu biết, cảm nhận đƣợc những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Đồng thời thông qua hoạt động du lịch, thám hiểm, du khách sẽ tới đƣợc những môi trƣờng còn tƣơng đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn.

- Nghỉ dƣỡng: nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh tế – xã hội là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nó đƣợc hình thành trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội dƣới tác động của các yếu tố khách quan thuộc môi trƣờng bên ngoài và phụ thuộc trƣớc hết vào phƣơng thức sản xuất. Cụ thể hơn, hoạt động DLST sẽ thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, phục hồi thể chất và tinh thần của con ngƣời bị hao hụt trong quá trình sinh sống và lao động. Đồng thời đem lại những lợi ích cho du khách trong việc hƣởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo, các truyền thống văn hóa lịch sử, những đặc thù dân tộc mà trƣớc đó họ chƣa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự toàn vẹn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh nói chung.

- Nghiên cứu khoa học: Thông qua hoạt động du lịch, du khách sẽ đƣợc phổ biến những kiến thức về sinh thái học với những mức độ khác nhau ở từng đối tƣợng

khác nhau. Nhất là loại hình du lịch nhận thức về sinh thái và du lịch học tập nghiên cứu. Loại hình du lịch này dành cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)