TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 41)

7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.2.1. Về tự nhiên

Địa chất, địa hình

- Địa chất: Cấu trúc địa chất của khu vực nhƣ sau: Xƣa kia đây là vùng đồng bằng do sông bồi đắp phù sa lên trên nền đá trầm tích có nguồn gốc biển; cách nay 1,2 – 2 triệu năm, khu vực phía Đông của đồng bằng này bị lôi cuốn vào các vận động tạo núi của vỏ trái đất, hàng loạt núi nhỏ đƣợc hình thành từ nền đá gốc này. Trong khi đó phần còn lại sụt sâu xuống đã hình thành nên một vịnh biển và đƣợc sông Mê Kông vận chuyển một lƣợng phù sa khổng lồ để bồi đắp nên một châu thổ sông Mê Kông rộng lớn ngày nay. Đồng thời với vận động nâng lên, sụt võng thì các hoạt động phun trào dung nham đã hình thành nên một số dãy đồi núi trên nền đá bazan. Dung nham còn chảy tràn lên một số vùng có địa hình thấp tạo nên lớp đá bọt bazan mỏng (vùng Định Quán). Cùng với quá trình phun trào, phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ, rửa trôi, tích tụ tạo nên nền địa chất đan xen nhau khá phức tạp. - Địa hình: địa hình khu vực thấp dần từ Bắc xuống Nam, bề mặt địa hình có độ dốc không lớn, cấp độ dốc lớn hơn 250

thƣờng trùng với bề mặt sƣờn thung lũng. Phần còn lại chủ yếu là các bề mặt cao nguyên độ dốc thƣờng từ 8 – 150. Gồm 5 kiểu địa hình chính :

Kiểu địa hình sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vƣờn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nƣớc biển từ 200- 600m, độ dốc 15-200, có nơi trên 300. Địa hình là các dạng sƣờn dốc, phân bố giữa thung lũng sông , suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.

Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc: Ở phía Tây Nam Vƣờn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nƣớc biển từ 200 - 300m, độ dốc 15 -200, độ chia cắt cao. Đây là vùng thƣợng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai nhƣ suối Đaklua, Đatapok

Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: Ở phía Đông Nam Vƣờn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nƣớc biển 130-150m, độ dốc 5-70. Độ chia cắt thƣa.

Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm ho: Độ cao so với mặt nƣớc biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vƣờn từ khu vực giáp ranh Bình Phƣớc- Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m.

Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Những suối nhỏ, những khu đất ƣớt phân tán, những hồ, ao hiện tại ở khu vực nhánh của suối Đăk Lua và ở trung tâm phía bắc của vƣờn. Vùng đồng bằng này nghèo và thiếu nƣớc trong mùa khô nhƣng lại bị ngập úng trong mùa mƣa. Trong mùa khô nƣớc chỉ còn ở những vùng đất lầy rộng lớn nhƣ khu Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Bàu Thai. Độ cao của vùng này thƣờng thấp hơn 130m so với mực nƣớc biển.

Hoạt động núi lửa trƣớc đây đã dẫn đến cả một khu vực chính của Vƣờn đƣợc bao phủ bởi đá bazan. Trong suốt thời gian phong hóa, xói mòn đã xuất hiện tạo nên một địa tầng phù sa của sông và suối. Quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay.

- Chế độ mƣa của khu vực thể hiện rõ nét khí hậu nhiệt đới gió mùa, không đồng nhất về nhiều mặt vì ảnh hƣởng của địa hình và chế độ gió. Do ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam, lại bị chắn bởi địa hình cao của Tây Nguyên, lƣợng mƣa hàng năm ở khu vực khá lớn. Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 2100 – 2300mm, có nơi lên đến 2500mm. Chế độ mƣa phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10); mùa mƣa tập trung đến 90% lƣợng mƣa cả năm.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 250C. Nhƣ vậy chế độ nhiệt ở khu vực mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới, quanh năm là mùa nắng, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dƣới 180

C

Khu vực phía Bắc vƣờn có khí hậu giống nhƣ khí hậu thu đƣợc từ 2 trạm khí tƣợng Bảo Lộc và Bình Phƣớc, trong khi đó khí hậu ở phía Nam vƣờn giống nhƣ số liệu khí hậu thu đƣợc từ trạm Bảo Lộc. Tuy nhiên xét về độ cao thì rõ ràng là những số liệu thu đƣợc từ những trạm này không chính xác để đánh giá khí hậu vùng Cát Tiên.

- Cát Tiên nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới ẩm. Số liệu về thời tiết đề cập ở bảng (1) đƣợc thu thập từ 3 trạm khí tƣợng nằm trong và gần vƣờn.

+ Trạm Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở phía Đông Bắc của vƣờn, ở độ cao 850m trên mặt biển.

+ Trạm Phƣớc Long (Bình Phƣớc) ở phía Tây Bắc của vƣờn, ở độ cao 240 m trên mặt biển.

+ Trạm Xuân Lộc (Đồng Nai) ở phía Nam của vƣờn, ở độ cao 210 m trên mặt biển.

Bảng 1: Các yếu tố thời tiết, khí hậu ở một số địa phƣơng trong VQG Cát Tiên

Yếu tố Bảo Lộc Phƣớc Long Xuân Lộc

Nhiệt độ trung bình năm (0

C) 21,5 25,5 25,4

Nhiệt độ trung bình tối đa (0

C) 33,7 38,4 30,8

Nhiệt độ trung bình tối thiểu (0

Lƣợng mƣa trung bình năm (mm) 2.542 2.205 2.185

Độ ẩm trung bình năm (%) 86 81 84

Nguồn : Dự án Bảo tồn Vƣờn Quốc gia Cát Tiên (2003)

Nguồn nước:

Cảnh quan thủy văn đa dạng của sông, suối, thác nƣớc, hồ, ao và đất ƣớt, đầm lầy đều hiện diện ở vùng Cát Tiên. Toàn bộ khu vực Vƣờn Quốc gia là một phần lƣu vực của hồ Trị An ở hạ lƣu sông Đồng Nai.

Khoảng 90 km dòng sông Đồng Nai chảy qua và tạo thành một ranh giới tự nhiên cho Vƣờn Quốc gia. Chiều rộng sông thƣờng dƣới 100m và tăng lên rất lớn khi mùa mƣa tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần phía Bắc và phía Tây của vƣờn dòng sông chảy hiền hòa, còn phần phía Đông lại có nhiều thác ghềnh nhƣ thác Trời, Bến Cự … cảnh quan rất hùng vĩ, thơ mộng. Những đoạn trải rộng còn lại của sông Đồng Nai ở phía Bắc và Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài thuyền bè, canô có thể đi lại đƣợc.

Trong suốt mùa khô, lƣu lƣợng các nhánh sông trong khu vực vƣờn đều giảm, thƣờng bị cạn khô cho tới tận thƣợng nguồn. Mức nƣớc trong vùng đất ƣớt Na Ngao, Luon Fain ở Tây Bắc trong các xã của huyện Cát Tiên và Bàu Sấu so với Biển Đông có sự chênh lệch từ 1 – 2 m trong mùa mƣa và 0,5 – 0,7 m vào mùa khô. Trong suốt mùa mƣa, các khu vực rộng lớn ở xã Đăk Lua và huyện Cát Tiên bị ngập lụt. Trong Vƣờn Quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn nhƣ:

- Đaleh, Đa R‟soui, Đa M‟Bri (khu vực Lộc Bắc).

- Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (khu vực Cát Lộc)

- Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (khu vực Nam Cát Tiên). Các hệ suối này đều chảy ra sông Đồng Nai.

Trên các hệ suối chính thƣờng có nƣớc vào mùa khô, còn phần thƣợng nguồn, các suối nhánh và một số suối nhỏ thƣờng khô hạn. Mùa mƣa nƣớc dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc, ngập tràn trên diện tích khá lớn khu

vực khá bằng phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ Bàu có diện tích nƣớc ngập 3.200 ha vào mùa mƣa và thu hẹp lại khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô.

Đặc điểm thủy văn ở Vƣờn Quốc gia Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nƣớc đều hiện diện ở Vƣờn Quốc gia Cát Tiên làm tăng giá trị về tính đa dạng sinh học và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên.

Đất: Các loại đất chính chiếm diện tích lớn trong khu vực:

- Đất feralit phát triển trên bazan. Loại đất này chiếm hơn một nửa diện tích vƣờn quốc gia (58%) chủ yếu ở phía Nam vƣờn. Đất từ đá bazan có màu đỏ hoặc nâu đỏ, rất màu mỡ. Cây phát triển nhanh, trồng rừng tốt. Nhiều loại gỗ quý hiện có trên vùng đất này.

- Đất feralit phát triển trên sa thạch, cũng là đất bạc màu trên đá mẹ sa thạch. Loại đất chủ yếu thứ hai này ở phía Bắc vƣờn hai bên bờ đầu nguồn sông Đồng Nai.

- Đất feralit trên phù sa cổ cũng là loại đất bạc màu trên bậc thềm phù sa cổ. Loại đất này rất ít, rải rác ở các vùng trong Vƣờn Quốc gia. Loại đất này cùng với đất đỏ bazan là hai loại đất chính của vùng. Loại đất này chủ yếu thấy ở vùng phía Bắc Vƣờn Quốc gia, một phần nhỏ ở phía Nam vƣờn. Đất này ít màu nhƣng có mạch nƣớc ngầm thuận lợi cho cây phát triển trong mùa khô.

- Đất feralit phát triển trên phiến thạch sét chỉ có ở vùng phía Nam Vƣờn Quốc gia kẹp giữa hai vùng đất bazan. Đất này màu mỡ, nhƣng có độ liên kết cao, lớp màu bị mất nhanh khi không có rừng che phủ. Loại đất này rải rác bên các loại đất khác.

Bảng 2: Các kiểu đất chính ở Vƣờn Quốc gia Cát Tiên

Kiểu đất Diện tích (ha) Cát Tiên (ha) Cát Lộc (ha)

Đất feralit phát triển trên đá bazan 42.983 9.046 33.937

Đất feralit phát triển trên bâc thềm phù sa cổ 9.203 7.923 1.280

Đất feralit phát triển trên phiến thạch sét 5.606 5.606

Đất feralit phát triển trên cuội kết 2.411 2.411

Nguồn: Dự án Bảo tồn VQGCT(2003)

Sinh vật :

Vƣờn Quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trƣờng Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ đƣợc các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng. Đặc trƣng là các kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Sao dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae), đại diện cho các kiểu rừng, thảm thực vật, thành phần các loài thực vật, động vật miền Đông Nam Bộ -Việt Nam.

- Hệ thực vật: Danh mục thực vật Vƣờn Quốc gia Cát Tiên đã thống kê đƣợc 1.610 loài thực vật bậc cao thuộc 75 bộ, 162 họ, 724 chi.

(Nguồn: Dự án Bảo tồn VQGCT- 2003) Các nhóm thực vật :

- Cây gỗ lớn: 176 loài (11 % tổng số loài đã biết). - Cây gỗ nhỏ: 335 loài (20,7 %).

- Cây tiểu mộc (bụi): 345 loài (21,3 %). - Thảm tƣơi: 318 loài (19,7 %).

- Dây leo: 238 loài (14,7 %).

- Thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài (8,8 %) . - Quyết thực vật: 62 loài (3,8 %) .

Các loài cây qúy hiếm (nguồn gien qúy hiếm): 38 loài thuộc 13 họ. Nguồn gien đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 20 loài thuộc 11 họ Các nhóm cây có giá trị về kinh tế:

Nhóm 1: 12 loài thuộc 4 họ đặc trƣng là: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), chi cẩm lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Dalbergia sp) 6 loài, giáng hƣơng(Pterocarpus macrocarpu), gõ mật (Sindora siamensis), kim giao (Decussocarpus fleuryi), cẩm thị (Diospyros maritiama), trầm hƣơng (Aquilaria crassna) .

Nhóm 2: 4 loài thuộc 4 họ, chiếm 0,3 %: căm xe (Xylia xylocarpa), sao đen (Hopea odorata), vắp (Mesua floribunda), đinh (Markhamia stipulata) .

Nhóm III: 13 loài, 7 họ, chiếm 15,2 %; nhóm IV: chiếm 11%; nhóm V: chiếm 4,5 %; nhóm VI: chiếm 10,0 %; nhóm VII + VIII: chiếm 58,0 % .

- Nhóm cây dƣợc liệu: có khoảng trên 550 loài thuộc các dạng cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, dây leo, quyết thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh,… trong đó có một số loài có số lƣợng cá thể loài lớn và thuốc có giá trị: thiên niên kiện (Homanolonema occulta), sâm nam (Dracaena cochinchinensis), chi ngũ gia bì (Schefflera), cam thảo dây (Abrus mollis), chi mã tiền (Strychnos), bàm bàm dây

(Entada pursaetha), sa nhân (Amomum xanthoides) , chi kim cang (Smilax), chi dứa dại (Pandanus)…

- Nhóm cây cảnh: có khỏang 260 loài, trong đó có 133 loài thuộc họ Lan (Orchidaceae).

- Nhóm cây ăn quả: có khoảng 24 loài .

- Nhóm cây rau xanh: có khoảng 20 loài .

Bao quanh đầm lầy có tre La Ngà (Bambusa bambos) tồn tại và chịu ngập trong mùa mƣa.

Bảng 3: Danh mục hệ thực vật VQGCT Ngành Loài Chi Họ NgànhThông đất (Lycopodiophyta) 11 3 2 Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 50 39 18 Ngành Tuế (Cycadophyta ) 2 1 1 Ngành Dây gắm ( Gnetophyta ) 6 1 1

Ngành Ngọc lan (Magnodiophyta ) 1.541 680 140

Nguồn: Dự án Bảo tồn VQGCT(2003)

- Hệ động vật: Khu hệ động vật của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên có những nét đặc trƣng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trƣờng sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, nổi bật là thành phần của bộ móng guốc với 06 loài chiếm ƣu thế là heo rừng (Sus scrofa), cheo cheo (Tragulus javanicus), hoẵng (Muntiacus muntjak), bò gaur (Bos gaurus), bò banten (Bos banteng) và nai (Cervus unicolor) và là một trong những vùng của Việt Nam có thể quan sát đƣợc nhiều đại diện của họ Bò (Bovidae).

Chim: gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 31 loài quí hiếm đã đƣợc phát hiện và có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Các loài chim thuộc loài qúi hiếm nhƣ hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), công (Pavo muticus), mỏ rộng đen (Corydon sumatranus), già đẩy Java (Leptoptilos javanicus), cò lao An Độ (Mycteria leucocephala), le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), gà lôi hồng tía (Lophura diardi), gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), dù dì phƣơng đông (ketupa zeylonensis), yến hàng (Aerodramus fuciphagus), sả mỏ rộng (Pelargosis capennis), hồng hoàng (Buceros bicornis), mỏ rộng xanh (Psarisomus dalhousiae), đuôi cụt bụng vằn (Pitta elliotti), cú lợn rừng (Phodinus badius), niệc mỏ vằn (Rhyticeros undulatus), cò Á châu (Ephippiorhynchus asiaticus), gà so cổ hung (Arborophilia davidi), cò quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), ngan cánh trắng (Cairina scutulata).

Các loài chim trong họ Trĩ (Phasianidae) là đối tƣợng rất đƣợc thế giới quan tâm bảo vệ, có số lƣợng loài và số cá thể đáng kể hiện còn ở Vƣờn Quốc gia Cát Tiên. Loài gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Đông Nam Á và Việt Nam, đƣợc phát hiện vào năm 1977 ở Bu Kroai (tỉnh Sông Bé cũ), sau đó không có thông tin nào về loài này, ngƣời ta xem nó nhƣ đã bị tuyệt chủng. Đến năm 1991, các nhà khoa học đã phát hiện loài này còn có mặt ở Vƣờn Quốc gia Cát Tiên.

Hiện nay Vƣờn đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá kiểm kê số lƣợng và mật độ, nghiên cứu về vùng phân bố, sinh thái và tập tính của chúng.

Các loài chim ăn thịt đã ghi nhận đƣợc hơn 30 loài nhƣ ó cá (Pandion haliaetus), diều hâu (Milvus migrans), diều đầu trắng (Circus spilonotus), cắt nhỏ bụng hung (Microhierax caerulescens), đại bàng bụng hung (Hieraeatus kienerii),… Các loài chim nƣớc đã thống kê đƣợc hơn 60 loài trong khu vực này, đặc biệt là hàng năm các loài chim di trú (bao gồm các loài di trú vào mùa đông, loài bay qua khu vực trong lúc di cƣ và loài đến sinh sản trong mùa sinh sản) tập trung về ngày càng nhiều nhƣ mòng két mày trắng (Anas querquedula), gà lôi nƣớc (Hydrophasianus chirurgus), te vàng(Vanellus cinerreus), dô nách nâu (Glareola maldivarum), diều đầu trắng (Circus aeruginosus), diều mƣớp (Circus melanoleucos)…

Thú: gồm 103 loài thuộc 29 họ, 11 bộ, trong đó có 39 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Các loài thú quý hiếm nhƣ bò banten (Bos banteng), bò gaur (Bos gaurus), hổ (Felis tigris), gấu chó (Helarctos malayanus), gấu ngựa (Selenarctos thibetanus), voi (Elephas maximus), báo hoa mai (Panthera pardus), báo lửa (Felis temmincki), cầy mực (Arctictis binturon), chó sói (Cuon alpinus), voọc chân đen (Pygathrix nigripes), sóc bay lớn (Petaurista petaurista),...

Đặc biệt VQG Cát Tiên còn tồn tại một quần thể nhỏ loài tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) với số lƣợng 4 cá thể đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng rất gần. Đây là loài phụ của loài tê giác Java, là loài đặc hữu và quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả đối với Thế giới, cần phải quan tâm bảo vệ đặc biệt.

- : gồm trên 130 loài, thuộc 21 họ, có nhiều loài phổ biến và có giá trị kinh tế nhƣ cá lăng bò (Bagarius spp.), cá lăng nha (Mystus nemurus), cá lóc bông (Channa micropeltes), … Trong đó có loài cá rồng (Scleropages formosus) đƣợc xếp vào nhóm (E).

- Bò sát, ếch nhái: gồm130 loài thuộc 23 họ và 6 bộ, trong đó 79 loài bò sát thuộc 17 họ, 4 bộ; 41 loài ếnh nhái thuộc 6 họ và 2 bộ. Các loài bò sát ếch nhái quý hiếm có 23 loài nhƣ cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đen (Python molurus),... Có 3 loài đặc hữu: thạch sùng ngón vằn lƣng (C. irregularis), cóc mắt trung gian (Megophyrys intermedius), nhái bầu trung bộ (Microhyla annamensis).

- Vƣờn Quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ sinh thái khác nhau:

Rừng lá rộng thường xanh: tập trung phía Tây Bắc và Tây Nam khu Cát Lộc, phía Tây Nam và Đông khu Nam Cát Tiên. Chúng bị chia cắt thành từng vạt nhỏ. Ở đây đất tốt, tầng dày trên 1m, không có đá lộ. Rừng gồm 2 tầng cây gỗ: Tầng trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 41)