KHÁI QUÁT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 38)

7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT

Vƣờn quốc gia Cát Tiên nằm trong khu vực mang tính chất chuyển tiếp cả về lịch sử phát triển cũng nhƣ về điều kiện tự nhiên, từ vùng núi Tây Nguyên-cực Nam Trung bộ sang đồng bằng Nam bộ. Toạ độ địa lý: 1070

09„ 05” đến 1070

35„20“ độ kinh Đông; 11020„50“ đến 11050‟20“ độ vĩ Bắc.

Khu rừng nhiệt đới ẩm Cát Tiên là khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao, còn sót lại sau nhiều năm chiến tranh. Do ảnh hƣởng chất độc hóa học, bom rải thảm, cộng với những tác động của con ngƣời nhƣ khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, săn bắn, … đã làm cho nhiều cánh rừng nguyên sinh miền Đông Nam Bộ bị phá hủy nghiêm trọng. Sau khi hòa bình, thống nhất đất nƣớc, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời khoanh giữ và thành lập khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên với diện tích là 38.100 ha thuộc tỉnh Đồng Nai để bảo vệ từ năm 1978.

Sau một thời gian dài làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng dần đƣợc khôi phục, phẩm cấp rừng tăng lên rõ rệt. Năm 1992, Chính phủ thành lập Vƣờn Quốc gia Cát Tiên trên cơ sở diện tích rừng cấm Nam Cát Tiên và cho phép quy hoạch mở rộng diện tích về phía tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phƣớc.

Năm 1998, Chính phủ quyết định sát nhập 3 khu vực: Khu Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, khu Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, khu Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phƣớc thành Vƣờn Cát Tiên mở rộng với diện tích là 73.878 ha, vùng đệm là 183.479 ha. Từ tháng 12/1998, Vƣờn Quốc gia Cát Tiên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Năm 2001, với sự trợ giúp tích cực của các chuyên gia Viện Môi trƣờng và Phát triển bền vững Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội miền Nam, Tổ chức UNESCO đã công nhận

Vƣờn Quốc gia Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển thứ 411, nhƣ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống khu dự trữ sinh quyển toàn cầu.

Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam, sau khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đã đƣợc UNESCO công nhận vào ngày 21/01/2000.

Đặc điểm khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên có địa hình chuyển tiếp từ Nam cao nguyên Trƣờng Sơn xuống đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, chia thành 5 kiểu địa hình chính, từ kiểu địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh ở phía Bắc trải dài đến kiểu địa hình đất ngập nƣớc, hồ, đầm rộng lớn ở phía Nam. Độ cao so với mặt nƣớc biển thấp nhất là 100m, cao nhất là 626m.

Toàn bộ diện tích của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên là lƣu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An.

Sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 90 km bao quanh ranh giới tự nhiên chiếm 1/3 chu vi khu rừng. Các suối lớn và nhỏ đều chảy ra sông Đồng Nai.

Hệ bàu có diện tích nƣớc ngập khoảng 3200ha vào mùa mƣa. Tuy nhiên, vào mùa khô nƣớc rút hết chỉ còn lại một số nơi có nƣớc nhƣ bàu Cá, bàu Chim, bàu Sấu. Nơi đây là sinh cảnh thích hợp cho hơn 60 loài chim nƣớc nhƣ: hạc cổ trắng, già đẩy Java, le khoang cổ, … và các loài cá nƣớc ngọt, động thực vật thủy sinh và khu vực này cũng là nơi quần cƣ của các loài thú lớn nhƣ heo rừng, nai, bò tót, … vào mùa khô hàng năm.

Hệ thực vật chủ yếu là các loài cây gỗ thuộc họ dầu và họ đậu, đặc trƣng cho các kiểu rừng ẩm nhiệt đới thƣờng xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Rừng đƣợc chia 3 kiểu chính là rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng thƣờng xanh nửa rụng lá, rừng thƣờng xanh rụng lá. Hai kiểu phụ là rừng hỗn giao gỗ tre và rừng tre nứa thuần loại.

Hiện nay đã thống kê đƣợc 1.610 loài thực vật, trong đó có 38 loài có giá trị bảo tồn gen, 22 loài đặc hữu, 511 loài cây gỗ, 550 loài cây thuốc và nhiều loài có giá trị khác.

Về động vật đã ghi nhận đƣợc 103 loài thú, 348 loài chim, 120 loài bò sát và lƣỡng thê, 130 loài cá nƣớc ngọt, 435 loài bƣớm. Nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu thuộc Sách đỏ Việt Nam và thế giới nhƣ tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus unnamiticus), gà so cổ hung (Arborophyla davidi), cá sấu nƣớc ngọt (Crocodylus siamensis), …

Công tác nghiên cứu khoa học đã và đang tiến hành trong những năm qua đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Vƣờn Quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu chỉ mới dừng ở mức độ điều tra cơ bản một số loài động thực vật quý hiếm, cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu thêm để hiểu biết về tính đa dạng sinh học của Vƣờn một cách có hệ thống và tổng quát.

VQGCT với số dân 12.246 ngƣời (năm 2002), phần lớn sống ở bìa rừng, gồm 12 thành phần dân tộc, ngƣời kinh chiếm đa số với hơn 67% tổng số dân trong vƣờn. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của ngƣời dân, 95 – 98% ngƣời dân sống bằng nghề nông. Đồng bào dân tộc thiểu số trong vƣờn có truyền thống du canh du cƣ. Ngoài sản xuất lƣơng thực, ngƣời dân còn trồng các loại cây công nghiệp nhƣ điều, tiêu, dâu tằm. Chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, hộ gia đình. Nhìn chung cuộc sống của ngƣời dân trong vƣờn còn phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là những lúc nông nhàn. Cuộc sống của cộng đồng dân cƣ trong vƣờn rất khó khăn. Thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tỉ lệ hộ thuộc diện nghèo đói rất cao, chiếm khoảng 30% tổng số dân. Ngành tiểu thủ công nghiệp trong vùng chƣa phát triển mạnh chủ yếu là những cơ sở sản xuất nhỏ, trang bị máy móc đơn sơ. Tập trung nhất là ngành may mặc, gia công cơ khí. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm của ngƣời Mạ đang đƣợc Dự án bảo tồn Vƣờn Quốc gia Cát Tiên giúp đỡ khôi phục.

Cơ sở hạ tầng trong vƣờn kém phát triển, giao thông chủ yếu là đƣờng mòn, nhiều đoạn chỉ đi đƣợc trong mùa khô. Sông Đồng Nai thƣờng dùng để vận tải, tuy nhiên chỉ có thể đi lại ở một số đoạn do có nhiều thác, ghềnh. Trong vùng không có

hệ thống thủy lợi, việc canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc mƣa. Hơn thế nữa, tất cả các điểm dân cƣ trong vƣờn đều không có hệ thống cung cấp nƣớc sạch, chủ yếu sử dụng nƣớc giếng trong sinh hoạt.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính trong vùng, ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, do vị trí xa xôi cách trở, giao thông và cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Trong tƣơng lai, việc thu hút và tạo điều kiện cho ngƣời dân trong vùng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc bản địa tham gia vào công tác du lịch sinh thái sẽ tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao mức sống ngƣời dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)