Các tuyến du lịch trong nội khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 71)

7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Các tuyến du lịch trong nội khu vực

- Tuyến vào cây si: Từ cây si đến trụ sở Vƣờn khoảng 16km, trên tuyến du khách sẽ đi qua kiểu rừng kín thƣờng xanh nửa rụng lá. Điểm cuối cùng của tuyến là cây si có bộ rễ khổng lồ, dị dạng phát triển trên dòng suối, xung quanh là rừng cây bồ an (Colona) - loại cây bụi, bên cạnh là các bãi cỏ cho các loài thú móng guốc đi tìm thức ăn, tạo khung cảnh trữ tình, thƣ thái.

- Tuyến xuyên rừng từ cây Gõ Bác Đồng đến cây bằng lăng 6 ngọn: Tuyến này du khách phải đi bộ xuyên qua kiểu rừng kín thƣờng xanh, du khách sẽ tận mắt xem nhiều cây gỗ cổ thụ và may mắn có thể sẽ thấy một số loài thú lớn.

- Tuyến sinh thái: Cách trụ sở Vƣờn khoảng 6 km, đây là tuyến có kiểu rừng kín thƣờng xanh có nhiều thành phần thực vật ƣu hợp thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae), nhƣ sao đen, gõ đỏ, cẩm lai, dầu rái, dầu lá bóng,… nhiều thực vật cổ nhƣ thiên tuế,…nhiều cây thuốc nhƣ sa nhân, sâm đất, cốt toái bổ,….Tuyến này thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học. Điểm cuối cùng của tuyến là 2 cây gõ đỏ đại thụ, một cây có đƣờng kính 3,7m, một cây có đƣờng kính 3m.

- Tuyến Bàu Sấu: Bàu Sấu nằm ở xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Tuyến Bàu Sấu đƣợc xác định từ trụ sở Vƣờn đến Bàu Sấu dài khoảng 14 km. Đây là tuyến đi qua nhiều kiểu rừng: kiểu rừng kín thƣờng xanh, kiểu rừng kín thƣờng xanh nửa rụng lá và kiểu rừng kín thƣờng xanh rụng lá. Càng đi ra gần Bàu Sấu, hệ sinh thái rừng càng thay đổi rõ rệt. Trên tuyến, du khách thấy nhiều loài cây gỗ cổ thụ, đa dạng các loài chim rừng qúy hiếm nhƣ hồng hoàng, đuôi cụt bụng vằn, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hồng tía,…. Điểm cuối của tuyến là Bàu Sấu, du khách có thể

quan sát nhiều loài chim nƣớc, chim rừng, nhiều loài qúy hiếm có thể quan sát đƣợc ở đây. Trạm Kiểm lâm Bàu Sấu là nơi dừng chân của du khách và có thể ngủ qua đêm. Từ Bàu Sấu, các du khách có thể nhìn thấy Đồi Hổ. Trong chuyến tham quan, du khách may mắn có thể nhìn thấy bò rừng (Bos gaurus), heo rừng, và nhiều loài thú móng guốc khác. Tuyến này thu hút rất nhiều du khách nhƣng VQGCT hạn chế số lƣợng du khách ra vào khu vực này để đảm bảo sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)