7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.2. Thành phần dân cƣ
Thành phần dân tộc các xã vùng lõi VQG Cát Tiên khá đa dạng, với hơn 12 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, ngƣời Kinh vẫn chiếm đại đa số với hơn 67% tổng số dân trong Vƣờn, tiếp theo là nhóm các dân tộc miền núi phía Bắc nhƣ Tày, Nùng.
Ngƣời dân tộc bản địa Châu Mạ chỉ chiếm 6,2% và S‟Tiêng chiếm 2,3%. Họ sống tập trung ở các xã Tà Lài, Tiên Hoàng và Phƣớc Cát 2. Có thể chia các dân tộc sống trong VQG Cát Tiên, thành 3 nhóm chính: ngƣời Kinh, nhóm dân tộc thiểu số ban địa (S‟tiêng và Châu Mạ), nhóm dân tộc ít ngƣời mới di cƣ từ các tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) nhƣ Tày, Nùng, Dao, Hoa, H‟Mông). Những nhóm này có lịch sử khác nhau trong khu vực, các mối quan hệ khác nhau trong cơ cấu hành chính cũng nhƣ có các phƣơng thức sử dụng đất khác nhau.
Các bộ tộc S‟Tiêng, Châu Mạ và Châu Ro đã sống trong khu vực này từ nhiều thế kỷ trƣớc. Thôn 5, thôn 6 và K‟Lút (xã Tiên Hoàng), K‟Lo-K‟ít, và thôn 4 (xã Phƣớc Cát 2) chủ yếu là ngƣời Châu Mạ. Ngƣời S‟Tiêng tập trung ở thôn 3 và Phƣớc Sơn (Phƣớc Cát 2) và thôn 4 (Tà Lài). Những nhóm dân tộc bản địa này có truyền thống du canh lâu đời. Việc thay đổi phƣơng thức canh tác truyền thống và lối sống của đồng bào để thích nghi với cuộc sống định canh định cƣ cần phải có thời gian.
Những nhóm dân tộc mới di cƣ đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc bắt đầu đến vùng này vào khoảng những năm 1987-1988, nhƣng hầu hết định cƣ vào sau năm 1990. Phƣơng thức sinh sống chủ yếu của họ là đánh cá, săn bắn và du canh, nhƣng hiện nay chủ yếu là canh tác nông nghiệp. Nhóm dân tộc này chủ yếu phân bố ở Đa Bông Kua (xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc).
Các khu vực bên cạnh VQG Cát Tiên về phía Đông sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) và phần lớn VQG Cát Tiên hiện nay từng là vùng Kinh tế mới đƣợc Chính phủ Việt Nam thành lập vào những năm sau 1975. Tại các khu Kinh tế mới này chủ yếu là ngƣời Kinh sinh sống, nhƣ Phƣớc Cát 2, Gia Viễn. Họ di cƣ vào theo chƣơng trình di dân của nhà nƣớc. Với tập quán truyền thống là trồng lúa nƣớc, ngƣời Kinh đã dọn sạch những khu rừng trên đất bằng và thậm chí còn mua lại đất của đồng bào dân tộc bản địa. Ngƣời dân tộc bản địa, sau khi bán đất lại lùi sâu vào rừng, lên vùng cao để khai phá đất mới. Chính vì thế diện tích rừng bị thu hẹp lại.
Sự phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê của Vƣờn trong năm 2001, có khoảng 17 vạn dân đang cƣ trú và sinh sống trong vùng phụ cận và 2.542 hộ tƣơng ứng 12.264 ngƣời đang sinh sống trong Vƣờn. Hiện nay số dân đang định cƣ trong VQGCT còn 9 cụm, gồm 12 dân tộc khác nhau, chia thành 3 nhóm:
- Ngƣời Kinh ở các xã Gia Viễn và xã Phƣớc Cát 2 (huyện Cát Tiên), xã Đắc Lua (huyện Tân Phú) sống ở vùng đất thấp; Ở khu vực các xã Gia Viễn và xã Phƣớc Cát 2: Dân cƣ xâm lấn sâu vào ranh giới Vƣờn để canh tác lúa nƣớc; Ở khu vực Đắc Lua: Đây là số hộ quân nhân của Sƣ đoàn 600 cũ ở lại làm kinh tế sau chiến tranh.
- Các nhóm đồng bào dân tộc bản địa (S‟Tiêng, Châu Ma), ở khu vực Cát Lộc (huyện Cát Tiên) và khu Nam Cát Tiên ở Tà Lài (Tân Phú).
- Các nhóm đồng bào dân tộc di cƣ tự do từ các tỉnh phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn) gồm đồng bào Tày, Nùng, Dao, Hoa, H‟Mông,…. đến lấn sâu vào Vƣờn Quốc gia Cát Tiên ở khu vực Đa Bông Cua, Tây Cát Tiên, thuộc xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, Bình Phƣớc).
Một điểm chung là hầu hết các cộng đồng dân cƣ đang sinh sống trong Vƣờn sinh sống chủ yếu nhờ vào các sản phẩm nông nghiệp. Vào những thời vụ nông nhàn hoặc mất mùa, họ vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt, bẫy thú chim, thú rừng làm ảnh hƣởng đến sinh thái của Vƣờn. Vì vậy, Ban lãnh đạo Vƣờn đang quy hoạch và di chuyển một số cụm dân cƣ đang sống trong Vƣờn ra vùng phụ cận theo hƣớng :
Bảng 4 : Phân bố dân cƣ theo địa phƣơng thuộc VQGCT
STT Xã Hộ Khẩu
1. Xã Tiên Hoàng (thôn 5, thôn K‟Lut, Thung Cọ) 245 1.178 2. Xã Gia Viễn (Thôn Văn Minh, Thanh Tiến, Tân Xuân,
Cao Sinh, Hòa Thịnh, Trần Phú, Trung Hƣng, Tiến Thắng, Liên Phƣơng, K‟Lo + K‟Ích)
995
Sơn, Phƣớc Thái, Vĩnh Ninh, Phƣớc Trung)
4. Xã Tà Lài (ấp 4) 315 1.341
5. Xã Đắc Lua (ấp 4) 40 245
6. Đăng Hà (ấp 1, ấp 2, ấp 3) 412 2.008
Tổng cộng 2.542 12.264
Nguồn : Dự án bảo tồn Vƣờn Quốc gia Cát Tiên (2003)
- Các cụm dân cƣ đã ổn định, có số dân quá lớn: khoanh ranh giới để bảo vệ nhƣ Khu Tây Cát Tiên (Bình Phƣớc). Riêng khu vực thôn 5 ở khu vực Cát Lộc, không di chuyển mà đề nghị tách ra khỏi diện tích Vƣờn, để làm khu đệm đặc biệt cho Dự án đệm đầu tƣ. Khu vực Đa Bông Cua (Tây Cát Tiên) khoanh lại, đƣa diện tích ra khỏi Vƣờn Quốc gia Cát Tiên thành vùng đệm.
- Các cụm dân cƣ đang sống rải rác trong rừng chƣa ổn định sẽ di chuyển ra vùng đệm Vƣờn Quốc gia Cát Tiên: Khu Cát Lộc có các thôn 3, thôn 4: một số sẽ trở về Bình Phƣớc, một số sẽ bố trí về Tƣ Nghĩa; thôn K‟Lút về thôn 5, thôn K‟Lo + K‟Ích về lại xã Gia Viễn; Thung Cọ về lại thôn 6, Tiên Hoàng và một số hộ muốn ở Tƣ Nghĩa; phƣơng án xây dựng Khu định canh định cƣ Tƣ Nghĩa đã đƣợc UBND Tỉnh Lâm Đồng phê duyệt nhằm ổn định đời sống ngƣời đồng bào dân tộc địa phƣơng; Khu Nam Cát Tiên có 40 hộ ấp 4, Cầu Sắt, Đắc Lua, Vƣờn đã thống nhất với Huyện Tân Phú và xã Đắc Lua có kế hoạch di chuyển ra khỏi Vƣờn, vì khu vực này cũng là khu vực bị ngập lụt hàng năm.
- Các cụm dân cƣ xâm lấn xung quanh ranh giới Vƣờn, đề nghị cắt ra khỏi diện tích Vƣờn Quốc gia Cát Tiên và xác định lại ranh giới nhƣ ở khu Nam Cát Tiên: Khu Định canh định cƣ Tà Lài; Khu vực Cát Lộc: các cụm dân cƣ thuộc các xã Phƣớc Cát 2, Gia Viễn.
Theo hƣớng đề xuất này, Vƣờn Quốc gia Cát Tiên đã xây dựng Dự án Quy hoạch lại ranh giới và bố trí hợp lý dân cƣ của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên nhằm mở rộng sinh cảnh cho loài Tê giác, đồng thời tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời
sống cho ngƣời dân địa phƣơng, nhất là các đối tƣợng đồng bào dân tộc có công với cách mạng.
Dự án đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính Phủ phê duyệt, hiện nay Vƣờn đang cùng với chính quyền địa phƣơng các cấp triển khai. Ngày 31/3/2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt dự án đầu tƣ bố trí hợp lý dân cƣ ở Vƣờn Quốc Gia Cát Tiên cho các hộ gia đình hiện đang cƣ ngụ sâu trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
- Tổng số hộ phải di dời là 209 hộ, 1.060 khẩu.
- Tổng số vốn đầu tƣ cho dự án khoảng 49,6 tỷ đồng. - Thời gian thực hiện từ năm 2003 đến năm 2005.
- Trong đó có 94 hộ, 420 khẩu ở khu vực Đa Bông Cua nói trên. Địa điểm tái định cƣ ở tiểu khu 257 và 262 xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc.
Năm 2003, Vƣờn Quốc gia Cát Tiên và UBND Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, có sự hỗ trợ của Dự án Bảo tồn Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, đang cùng phối hợp để tổ chức công tác đền bù và tái định cƣ cho 2 thôn K'Lo - K'Ích (17 hộ, 80 khẩu), xã Gia Viễn và thung Cọ (11 hộ, 51 khẩu), xã Tiên Hoàng - là đồng bào dân tộc địa phƣơng, để làm thí điểm và rút kinh nghiệm, sau đó sẽ lần lƣợt tiến hành di dời và tái định cƣ cho các khu vƣc còn lại.