MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 93)

7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.4.1. Phát triển nguồn nhân lực

Việc đào tạo cán bộ trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phƣơng ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lƣợng sản phẩm du lịch.

Hƣớng dẫn viên du lịch phải là những ngƣời có kiến thức, nắm đƣợc đầy đủ thông tin về môi trƣờng tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phƣơng để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về vấn đề mà họ quan tâm.

Nhân tố con ngƣời đóng vai trò quyết định trong sự phát triển du lịch. Do đó, một trong những công tác rất quan trọng cần đƣợc Vƣờn quan tâm là đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ công tác du lịch tại Vƣờn. Họ phải đƣợc đào tạo về kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ du lịch, những kiến thức về mọi loại hình du lịch khác nhau. Quan trọng nhất, họ cần phải đƣợc trang bị một số kiến thức về sinh thái học, nhận thức đƣợc cả tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cát Tiên. Để làm tốt công tác này, Vƣờn cần phối hợp với các trƣờng Nghiệp vụ du lịch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, mời các chuyên gia về sinh thái học bồi dƣỡng cho đội ngũ hƣỡng dẫn viên những kiến thức cơ bản về sinh thái học nhằm hƣớng tới một đội ngũ làm công tác du lịch chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt Vƣờn cần đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch có trình độ ngoại ngữ, do khách nƣớc ngoài

đến tham quan Vƣờn chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số khách. Làm tốt công tác đào tạo bồi dƣỡng cho hƣớng dẫn viên cũng là một trong những giải pháp nâng cao chất lƣợng phục vụ, chất lƣợng sản phẩm du lịch.

Tâm lý chung của khách du lịch là muốn khám phá, tìm hiểu những cái mới lạ, đến những nơi hoang dã, nhƣng lại thiếu thông tin. Vì vậy, Vƣờn cần phải xây dựng các bảng chỉ dẫn, in ấn các tờ bƣớm, các tài liệu thông tin cho du khách. Các loại thông tin mà Vƣờn cần quảng bá là: danh mục các loài chim, danh mục các loài thú, các tuyến du lịch trong Vƣờn, băng ghi hình giới thiệu về VQGCT, những kiến thức sinh thái học mà du khách sẽ đƣợc cung cấp, các phƣơng tiện đi lại, giá cả của mỗi tuyến .v.v…. Trong mỗi tuyến, du khách cần đƣợc biết khái quát một số điểm sẽ tham quan, những gì du khách sẽ thấy, một số hình ảnh minh họa. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá các điểm du lịch, các tuyến du lịch trong Vƣờn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình, website …). Đây là tiền đề để xác định thƣơng hiệu du lịch của Vƣờn ở Việt Nam và trên thế giới

Đối với nhân dân địa phƣơng vùng phụ cận: Đào tạo và sử dụng nhân viên du lịch là ngƣời địa phƣơng. Việc sử dụng ngƣời địa phƣơng vào hoạt động du lịch không chỉ là những việc làm có thu nhập thấp, theo mùa hoặc nghề tạp vụ mà nên giao cho họ những công việc cao hơn, những công việc quản lý, vì những công việc này ngƣời địa phƣơng có kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao chất lƣợng DL. Hơn nữa, cần tạo điều kiện cho nhân dân địa phƣơng vùng phụ cận tham gia vào các hoạt động dịch vụ nhƣ: cho thuê phƣơng tiện đi lại, cho thuê nhà ở, hợp tác trong các hoạt động “home stay”, bán quà lƣu niệm… khuyến khích họ phát triển những ngành nghề truyền thống tại địa phƣơng. Ngoài ra, tiền thu đƣợc từ hoạt động du lịch sẽ góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng phụ cận nhƣ: đƣờng sá, trƣờng học, trung tâm y tế, trung tâm thể thao. v.v… . Có nhƣ thế, đời sống của nhân dân địa phƣơng vùng phụ cận mới đƣợc nâng cao và họ sẽ là ngƣời bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái,

ra sức ủng hộ DLST, thậm chí bảo vệ địa điểm khỏi bị săn bắt trộm hoặc các xâm phạm khác. Ngƣợc lại, nếu cƣ dân phải chịu thiệt thòi mà không nhận đƣợc đền bù họ thƣờng chống đối DLST và có thể cố tình hoặc không cố tình gây thiệt hại đến sự hấp dẫn du lịch.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của DLST là cung cấp những kiến thức cơ bản về sinh thái học. Do đó, đối với loại hình du lịch nhận thức về sinh thái, ngƣời hƣớng dẫn viên cần phải phổ biến những kiến thức cơ bản về sinh thái học cho khách tham quan.

- Vƣờn cần đào tạo một đội ngũ hƣớng dẫn viên phục vụ công tác du lịch. Họ không những đƣợc đào tạo về kiến thức quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ du lịch mà quan trọng nhất họ cần đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về sinh thái học. Điều đáng nói, ngƣời hƣớng dẫn viên phải biết minh họa những kiến thức về sinh thái học bằng các ví dụ thực tế ở Cát Tiên

- Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm duy trì sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Tính tích cực hay tiêu cực của ngƣời dân địa phƣơng trong công tác gìn giữ, bảo vệ rừng phụ thuộc vào sự phân chia lợi nhuận từ việc kinh doanh du lịch. Do đo, Vƣờn cần quan tâm đến vai trò của cộng đồng địa phƣơng tạo những điều kiện về vật chất và tinh thần để họ có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.

3.4.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Cần xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai, để tiện cho du khách vào tham quan Vƣờn. Có rất nhiều ý kiến đã đƣợc tranh luận về việc xây cầu qua sông Đồng Nai ở VQGCT. Có quan niệm cho rằng việc xây cầu qua sông Đồng Nai sẽ tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng sinh thái của Vƣờn; việc đi lại dễ dàng của ngƣời dân địa phƣơng khi vào Vƣờn gây khó khăn cho việc bảo vệ Vƣờn, quản lý Vƣờn; sông Đồng Nai là hàng rào kiên cố bảo vệ VQGCT. Hơn nữa, đối với khách DLST, việc qua sông bằng phà tạo sự độc đáo, hấp dẫn, tạo cảm giác sang đƣợc thế giới hoang

sơ, cách biệt với nhịp sống ồn ào nơi đô thị – điều mà họ muốn đƣợc trải nghiệm khi tìm đến Cát Tiên.

Việc xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai là rất cần thiết mà phải là cầu quay và chỉ mở cửa khi cần. Đối với nhân viên của Vƣờn, việc xây cầu sẽ giúp cho họ đi lại dễ dàng hơn, thuận lợi cho sinh hoạt hơn, rút ngắn đƣợc thời gian công tác nhiều hơn. Đặc biệt, sức hút du lịch của Cát Tiên sẽ mạnh mẽ hơn. Điều đáng nói, trong quá khứ việc đi lại bằng phà đã gây nhiều tai nạn đáng tiếc cho khách du lịch và nhân viên của Vƣờn.

Về giao thông: Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh DL ở VQGCT. Ở phƣơng diện này, mạng lƣới giao thông và phát triển giao thông là nhân tố hàng đầu. Mặc dù Vƣờn là khu vực rất hấp dẫn với khách DL, nhƣng không thể khai thác đƣợc tiềm năng này khi các tuyến DL rất lầy lội, không thể đi đƣợc vào mùa mƣa. Điều kiện giao thông quá khó khăn đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển DL. Do đó, số lƣợng khách đến Vƣờn không nhiều và chỉ tập trung vào mùa khô.

Nhƣ vậy, để phát triển DLST ở VQGCT cần xây dựng lại hệ thống giao thông trên các tuyến DL; xây dựng hệ thống nhà nổi, cầu nổi ở những khu vực ngập lũ nhƣ Bàu Sấu, Bàu Chim v. v…

Cơ sở phục vụ ăn uống, lƣu trú: Để bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các mục tiêu phát triển, VQGCT ngoài việc lập qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của Vƣờn cần xác định rõ mục tiêu, định hƣớng phát triển để xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm một cách khoa học và có tập trung hơn. Do đó để DLST của Vƣờn phát triển, ngoài việc xây dựng cơ sở phục vụ ăn uống, lƣu trú bên kia bờ sông Đồng Nai, cần tổ chức nơi ăn ở, nơi làm việc cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học bên trong vùng lõi, tạo điều kiện cho họ học tập và nghiên cứu.

Cơ sở phục vụ các dịch vụ khác: Các công trình này tạo điều kiện bổ sung, tạo ra những tiện nghi cho du khách đi lại và lƣu trú tại cá điểm du lịch. Do đó, cần phải

xây dựng hệ thống bảo hiểm, các phƣơng tiện bảo đảm an toàn sức khỏe tại các điểm, các tuyến du lịch. Hơn thế nữa, tại các điểm, các tuyến du lịch cần xây dựng các nhà vệ sinh tạm, các thùng chứa rác để tránh tác hại ô nhiễm, đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh cho khách du lịch.

3.4.3. Bảo vệ môi trƣờng

Tổ chức tuyên truyền và phát tài liệu cho ngƣời dân và học sinh các xã vùng đệm về bảo tồn đa dạng sinh học và tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

Tổ chức lễ phát động phong trào nói không với túi nilon và hạn chế sử dụng chai PET tại Vƣờn vào ngày 19/5, đồng thời triển khai thực hiện thí điểm tại khu Trung tâm văn phòng Vƣờn và tại Bến phà vào Vƣờn. Chƣơng trình đã đƣợc toàn Vƣờn và các hộ dân có liên quan hƣởng ứng tham gia cam kết thực hiện.

Tổ chức các hoạt động hƣởng ứng giờ trái đất qua hình thức: cắt điện toàn cơ quan 1 giờ vào buổi tối, sinh hoạt lửa trại, tuyên truyền qua thƣ ngỏ, tờ rơi, chiếu phim về môi trƣờng.

Trung tâm thƣờng xuyên cập nhật thông tin và biên soạn tài liệu, bản tin về các hoạt động của Vƣờn để phân phát đến các Trạm, đội kiểm lâm, các đơn vị và địa phƣơng vùng đệm. Đồng thời cung cấp nhiều bản tin Vƣờn Quốc gia Cát Tiên cho các trƣờng học.

3.4.4. Xây dựng mô hình phát triển bền vững du lịch sinh thái

Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái chỉ đƣợc xem xét để thực hiện trên những vùng lãnh thổ đặc trƣng, đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Quá trình thực hiện quy hoạch cần đƣợc tiến hành trong khuôn khổ của các quy định và luật pháp, sao cho Chính phủ chấp nhận các đề xuất đƣợc đƣa ra.

Trên một số vùng đƣợc các nhà quy hoạch cân nhắc để tổ chức du lịch sinh thái, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là: “Loại hình du lịch này có đƣợc phép phát triển ở đây không?”.

Nếu nhƣ hoạt động du lịch sinh thái có thể đƣợc tiến hành thì vấn đề nghiên cứu tiếp theo sẽ là: “Hoạt động phát triển đến mức độ nào là phù hợp?”

Các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm hƣớng tới những nguyên tắc của du lịch sinh thái để cân nhắc: “Những hoạt động du lịch đƣợc hoạch định phát triển có thể đƣợc coi là du lịch sinh thái không?”.

Các nhà hoạch định chính sách cần có đƣợc những hiểu biết về yêu cầu điều chỉnh giới hạn bảo vệ lãnh thổ khỏi các tác động của hoạt động du lịch, để một mặt phù hợp với quyền lợi thực tế của cộng đồng địa phƣơng và mặt khác đảm bảo các lợi ích kinh doanh du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần kiểm soát thƣờng xuyên đối với sự biến đổi các hệ sinh thái và môi trƣờng tự nhiên trong phạm vi đƣợc quản lý, phải có sự đánh giá đầy đủ về hiện trạng sinh thái môi trƣờng, các tác động chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của khu vực trƣớc và trong quá trình phát triển du lịch sinh thái để có thể đề xuất những biện pháp thích hợp trong việc điều chỉnh và quản lý các tác động tiêu cực.

Trong quá trình phát triển du lịch, việc tuyên truyền giáo dục cộng động là một trong những giải pháp quan trọng mà các nhà quản lý lãnh thổ cần thực hiện nhằm khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng và các nhà điều hành du lịch có đƣợc những nổ lực chung cho sự phát triển bền vững.

Thay đổi theo nhu cầu thế giới. Hiện nay, du khách phƣơng Tây thƣờng chọn những điểm du lịch không bị ô nhiễm môi trƣờng, gắn kết với sinh thái. Do đó, du lịch bền vững đã đƣợc du khách quan tâm và tạo nên trào lƣu du lịch mới.

VQGCT có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nằm trong nhóm phạm trù du lịch bền vững nhƣ: du lịch sinh thái, trách nhiệm, khám phá, làng quê... Vì vậy cần nhanh chóng định hƣớng phát triển du lịch tại Vƣờn, mở rộng các hoạt

động du lịch sinh thái dọc sông ngòi; mạnh dạn quy hoạch các đồi, bàu… thu hút khách du lịch tham gia khám phá, du lịch đi bộ hoặc leo núi… bên cạnh vùng du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp.

KẾT LUẬN

Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, một di sản thiên nhiên quý báu không chỉ của Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Nơi đây, có tài nguyên sinh học vô cùng phong phú, đa dạng; có nhiều hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới và các sinh cảnh đặc trƣng của vùng Đông Nam bộ. Nơi đây còn là nơi cƣ ngụ của cộng đồng dân tộc bản địa với những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm truyền thống dân tộc. Hơn thế nữa, trong

Vƣờn còn có di chỉ khảo cổ của nền văn minh Óc Eo, các di tích này đã đƣợc giới hữu quan đề xuất đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam cũng đã xác định Vƣờn Quốc gia Cát Tiên là một trong những trọng điểm du lịch của vùng Nam Trung bộ và Nam bộ đến năm 2020. Với những điều kiện thuận lợi nhƣ vậy, cộng với tiềm năng to lớn của mình, Vƣờn Quốc gia Cát Tiên xứng đáng đƣợc xem là trọng điểm, là trung tâm phát triển du lịch của vùng du lịch Nam Trung bộ, Nam bộ và xa hơn nữa có thể kỳ vọng đến một khu du lịch cấp quốc gia và quốc tế. Việc nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái ở VQGCT và ảnh hƣởng của nó đến vùng phụ cận nhằm bảo tồn, phát triển và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phƣơng vùng phụ cận.

Cần phải phát triển DLST ở VQGCT ngày càng mạnh mẽ, vì phát triển DLST không những làm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí … của ngƣời dân trong thời gian nhàn rỗi; tiền làm ra trong hoạt động du lịch không những sẽ đóng góp vào bảo tồn sự đa dạng sinh học, khôi phục, duy trì các hệ sinh thái tối ƣu, bảo vệ bền vững hệ sinh thái đất ngập nƣớc, khôi phục và phát triển các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng, đồng thời nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Đặc biệt, việc phát triển DLST sẽ tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết những kiến thức cơ bản về sinh thái học, những hiểu biết về các mối liên quan giữa các thành phần trong tự nhiên, những biến đổi trong tự nhiên, những hiện tƣợng sinh học .v.v…. Từ những hiểu biết trên con ngƣời càng yêu mến thiên nhiên hơn. Chính sự hiểu biết về thiên nhiên, con ngƣời sẽ bảo vệ tự nhiên một cách có chủ định, có ý thƣc, có khoa học. Lúc đó, mỗi hành động làm tổn hại đến tự nhiên đều mang ý niệm đạo đức; song song đó việc phát triển DLST sẽ góp phần giao lƣu, đoàn kết giữa nhân dân các địa phƣơng trong cả nƣớc, góp phần giao lƣu, đoàn kết giữa các quốc gia với nhau, các VQG với nhau, đồng thời còn góp phần nâng cao kiến thức sinh thái học cho du khách trong nƣớc cũng nhƣ du khách quốc tế. Đồng thời, với số tiền thu đƣợc từ hoạt động DL sẽ đầu tƣ cho quản lý, nâng cấp quản lý

và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên Cát Tiên cho cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên (Trang 93)