7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.3. Các điểm du lịch chính đã và đang phục vụ khách
- Điểm rừng bằng lăng thuần loại: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cách trụ sở Vƣờn khoảng 1 km. Đây là tuyến có kiểu rừng kín thƣờng xanh nửa rụng lá có thành phần loài cây gỗ lớn ƣu thế là các loài bằng lăng
(Lagerstroemia spp) thuần loại, phát triển trên nền đất nông, có tỷ lệ đá lộ đầu cao. Trên điểm tham quan, du khách còn thấy cây thiên tuế - loài thực vật cổ, cao khoảng 3m có hàng trăm năm tuổi, cây gõ đỏ, cây cẩm lai Bà rịa, cây bằng lăng 6 ngọn, cây gõ mật, cây gáo tròn,…Đặc biệt có cây tung (Tetrameles nudiflora) cổ thụ, có gốc to và bạnh vè hàng chục ngƣời ôm.
- Điểm tham quan thác Bến Cư: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm Bến Cự nằm sau Trạm Kiểm lâm Bến Cự, cách trụ sở Vƣờn khoảng 1 km. Du khách có thể đến đây bằng ô tô hoặc xuồng máy. Từ thác, du khách có thể ngồi trên các bờ đá chạy dọc sông Đồng Nai và ngắm nhìn đảo Tiên thơ mộng nhƣ một cù lao nổi mọc giữa sông Đồng Nai với kiểu rừng kín thƣờng xanh với nhiều cây gỗ cổ thụ xen lẫn với tiếng chim hót, âm thanh của dòng thác chảy.
- Điểm tham quan Thác Mỏ Vẹt: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Thác nằm bên cạnh Đảo Tiên, cách trụ sở Vƣờn khoảng 1km. Du khách tham quan bằng xuồng máy hoặc canô. Đây là nhánh phụ của sông Đồng Nai chảy qua Đảo Tiên. Đến đây du khách đƣợc thƣởng thức cảnh sông núi hùng vĩ giữa những cánh rừng nguyên sinh.
1987, VQGCT đã đƣợc đón tiếp đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng đến thăm và làm việc. Trong chuyến đi tham quan rừng, Vƣờn Quốc gia Cát Tiên đã mời Bác Đồng đến tham quan cây gõ đỏ này, để lƣu niệm và nhắc nhở cho các thế hệ sau về trách nhiệm bảo tồn, Vƣờn đã đặt tên là Cây Gõ Bác Đồng. Đây là một trong những loài cây gỗ quý hiếm ở Vƣờn Quôc gia Cát Tiên, đƣờng kính khoảng 2m, có khoảng hơn 500 tuổi. Trên điểm tham quan là kiểu rừng kín thƣờng xanh có các loài ƣu hợp thuộc họ Đậu nhƣ gõ đỏ, cẩm lai,..ngoài ra còn có cây đa rừng, bằng lăng,…
- Điểm Bàu Chim: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú. Từ Bàu Chim đến trụ sở Vƣờn khoảng 15 km, trên tuyến tham quan, du khách thấy nhiều cây gỗ đại thụ nhƣ sao đen, dầu rái,…Điểm cuối cùng dừng chân là chòi quan sát, du khách có thể quan sát nhiều loài chim nƣớc, đặc biệt là các loài quý hiếm, các loài chim di trú theo mùa cũng dễ phát hiện ở đây.
- Điểm thác Trời, thác Dựng: Điểm nằm trong xã Đắc Lua, huyện Tân Phú. Nằm trên dòng sông Đồng Nai, cách trụ sở Vƣờn khoảng 6 km, tại đây có thác Dựng, phía trên cù lao là thác Trời có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, có bãi cát vàng và các bờ đá chạy dọc sông là nơi để du khách ngồi nghỉ chân và thƣ giãn, chiêm ngƣỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Ngƣời ta nghĩ rằng, các nàng tiên đã đến đây vui đùa cùng muông thú, nên có địa danh là Cát Tiên ngày nay.
- Điểm tham quan di chỉ nền văn hoá ÓcEo: Từ trụ sở, du khách đi ô tô xuyên rừng tới xã Đắc Lua, dài khoảng 23 km, và qua phà đến địa phận xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng sẽ tận mắt chứng kiến ngôi dền thờ cổ có di chỉ của nền văn hoá cổ Óc eo. Đền thờ nằm trên đồi cao, bên cạnh có con sông Đồng Nai chảy êm đềm. Cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn và huyền thoại trong việc xây dựng ngôi đền thờ này.
- Điểm tham quan làng đồng bào dân tộc ở Tà Lài: Cách trụ sở khoảng 12 km. Du khách có thể đến làng Tà Lài, xã Đắc Lua, huyện Tân Phú bằng ô tô hoặc đƣờng sông bằng xuồng máy. Đây là khu định canh định cƣ của đồng bào dân tộc S‟Tiêng
và Châu Mạ, có lịch sử gắn liền với chiến khu D anh hùng trong những năm kháng chiến. Đến đây, du khách có thể giao lƣu và thƣởng thức những vũ điệu, lễ hội truyền thống của ngƣời đồng bào dân tộc.