6. Cấu trúc khóa luận
2.2.1.3. Phương pháp
Để rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận cho học sinh trong giờ học lí thuyết Làm văn trước hết, giáo viên cung cấp thông tin, đưa ngữ liệu, tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu ngữ liệu bằng hệ thống câu hỏi khoa học, chính xác. Từ đó học sinh nhận biết được thao tác lập luận bình luận và nhận biết được cách thức bình luận thông qua ngữ liệu đó.
Ví dụ:
+ Giáo viên đưa ra ngữ liệu: Giáo viên đưa ra một bức tranh cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh đánh giá, nhận xét về bức tranh đó. Đồng thời, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về việc thực hiện nội quy quy định trường lớp của học sinh hiện nay.
+ Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên khái quát, định hướng: những lời nhận xét, đánh giá về bức tranh, về việc thực hiện nội quy quy định của học sinh
31
hiện nay (đối tượng) chính là bình luận. Vậy em hiểu thế nào là bình luận? Từ đây giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra được khái niệm bình luận, thao tác bình luận.
+ Sau khi đã hình thành được khái niệm, giáo viên tiếp tục đưa ra ngữ liệu là đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1) và tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi mục I.2 SGK/71. Từ việc phân tích ngữ liệu và định hướng của giáo viên học sinh nắm được mục đích cũng như yêu cầu của bình luận là gì và rút ra được kết luận thứ nhất trong mục ghi nhớ. Ở đây, giáo viên nên cho học sinh so sánh với chứng minh và giải thích để các em thấy được bản chất của bình luận là đánh giá và bàn bạc chứ không phải là làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ như giải thích hay tin là đúng là có thật như chứng minh.
+ Tiếp đó, để học sinh nắm được các bước thực hiện thao tác lập luận bình luận, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu là văn bản bài luyện tập 2 SGK trang 73. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích xem người viết đã nêu vấn đề bình luận như thế nào, nhận xét về cách nêu đó; bố cục của văn bản? Tác giả đã bình luận về nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông như thế nào và kết luận, mở rộng ra sao về vấn đề đó? Qua đây, học sinh rút ra được kết luận thứ hai trong phần ghi nhớ.
+ Cuối cùng, học sinh luyện tập thông qua những bài tập trong SGK để củng cố thêm cho các em về cách thực hiện thao tác lập luận bình luận trong văn nghị luận và bước đầu áp dụng thao tác này vào việc thực hành viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thời gian dạy học có hạn, chỉ có 45 phút cho một tiết dạy, giáo viên vừa phải cung cấp ngữ liệu, vừa phải hình thành kĩ năng bình luận, lại vừa phải tổ chức cho học sinh luyện tập. Với ngần ấy công việc, khó có thể đảm bảo lượng thời gian quy định. Chúng tôi thiết nghĩ, giáo viên nên tận dụng tối đa các ngữ liệu có trong SGK, bằng SGK hoặc bằng bảng phụ, hoặc bằng máy chiếu để tiết kiệm thời gian, làm cho học sinh có thể tiện theo dõi. Khi dạy đến cách bình luận, hướng dẫn học sinh hình thành cách bình luận khái quát nhất theo các bước, cuối cùng giáo viên dùng bảng phụ hay máy chiếu đưa ra sơ đồ, học sinh có thể nhìn vào đó làm bài tập mà không ảnh hưởng đến thời gian của giờ học.
Phần luyện tập vận dụng, ngoài bài tập trong SGK, giáo viên có thể tham khảo kiến thức tích hợp trong sách bài tập hay cho học sinh làm một số bài tập về thao tác lập luận bình luận. Như vậy, học sinh sẽ được củng cố thêm lí thuyết và sẽ vận dụng tốt lí thuyết vào thực hành.
32