6. Cấu trúc khóa luận
2.2.2.4. Hệ thống bài tập thực hành
Khi tổ chức dạy học Làm văn, một yếu tố không thể thiếu được là hệ thống bài tập. Có thể nói, bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên thực hiện những ý đồ rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Trong thực hành Làm văn, hệ thống bài tập còn là cơ sở, là những tài liệu thiết thực cho học sinh trong quá trình tạo lập các văn bản khác. Vì vậy, thực hành phải được thực hiện ngay sau giờ học lí thuyết, trước giờ viết bài.
Thông thường, để tổ chức nội dung thực hành, giáo viên cần căn cứ từ những vấn đề lí thuyết để làm cơ sở định hướng cho hoạt động thực hành được triển khai thông qua hệ thống bài tập cụ thể. Theo chúng tôi, để tổ chức rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh về thao tác lập luận bình luận, nên sử dụng một số kiểu bài tập sau:
- Bài tập nhận diện thao tác lập luận bình luận
- Bài tập luyện tập vận dụng thao tác lập luận bình luận - Bài tập chữa lỗi thao tác lập luận bình luận
a. Cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập nhận diện thao tác lập luận bình luận
Mẫu bài tập nhận diện là mẫu bài tập đơn giản nhất trong hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài tập nhận diện không đòi hỏi tư duy cao và yêu cầu của mẫu bài tập này thường là ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và khoa học. Ở đây, bài tập nhận diện giúp học sinh nhận biết về những kiến thức lí thuyết của lập luận bình luận như mục đích, yêu cầu và cách thức bình luận. Bên cạnh đó, loại bài tập này cũng giúp học sinh nhận biết những đoạn văn, những bài làm văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bình luận. Và thông qua những mẫu đã được tiếp xúc, học sinh dễ dàng tái hiện kiến thức lí thuyết về lập luận bình luận, đồng thời học sinh cũng định hình được cách thức bình luận để vận dụng vào việc viết các đoạn văn, bài văn có sử dụng thao tác lập luận bình luận.
38
Bài tập nhận diện thường có các mẫu sau đây: -Tái hiện kiến thức lí thuyết.
-Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
-Nhận diện kiến thức thông qua việc tìm hiểu một đoạn văn.
Để giúp học sinh nhận diện kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng, giáo viên nên thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập hợp lí, dùng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận ở mức độ phù hợp sẽ kích thích khả năng nhận diện và tái hiện kiến thức một cách hiệu quả ở học sinh.
Trước hết, giáo viên nên đưa ra mẫu bài tập tái hiện kiến thức lí thuyết và bài tập trắc nghiệm để học sinh luyện tập. Ví dụ như 2 bài tập sau:
Bài tập 1: Hãy nhắc lại những yêu cầu, mục đích và cách thức của thao tác lập
luận bình luận?
Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm bắt, tái hiện các kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bình luận đã được học từ trước. Đặc biệt, học sinh nhận biết cách lập luận bình luận để phục vụ cho việc giải quyết những bài tập luyện tập sau này.
Bài tập 2: Đáp án nào sau đây được coi là chính xác nhất khi nói về mục đích
của lập luận bình luận:
A. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với ý kiến của mình. B. Khẳng định cái đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại của vấn đề
C. Khen ngợi cổ vũ cái tốt; phê phán cái dở cái sai... D. Tất cả các ý kiến trên
Đây là dạng bài tập trắc nghiệm nhanh, dạng bài tập này giúp học sinh định hình trong tư duy về mục đích của lập luận bình luận và phương hướng bình luận đúng đắn, tránh rơi và ngụy biện.
Với hai mẫu bài tập trên, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài, xác định chính xác yêu cầu của đề bài, học sinh có thể hoàn thành nhanh bài tập.
Đối với mẫu bài tập nhận diện kiến thức thông qua việc tìm hiểu một đoạn văn phức tạp hơn. Kiểu bài tập này thường gồm hai phần: cung cấp ngữ liệu và phần trình bày yêu cầu. Ngữ liệu có thể là một đoạn văn nghị luận hoặc cũng có thể là cả một bài văn nghị luận. Sau phần trình bày ngữ liệu là phần nêu yêu cầu bài tập. Phần nêu yêu cầu thường được thể hiện bằng cách diễn đạt như: xác định đoạn văn sử dụng thao tác lập luận nào? Xác định các bước thực hiện thao tác đó trong đoạn văn (bài văn)? Ví dụ, cho đoạn văn sau:
39
“Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: tám giờ làm việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ vô thưởng vô phạt, không quan trọng.
Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mọi người sống cuộc sống của riêng mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng người ruột thịt… Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính,phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!
Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi.Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên,bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại.
Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi ngươi và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người”.[14,91]
Em hãy xác định đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận nào? Nêu các bước thực hiện thao tác bình luận trong đoạn văn?
Để thực hiện kiểu bài tập này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện theo những bước sau:
+ Cho học sinh đọc kĩ nội dung ngữ liệu.
+ Xác định mục đích bình luận của văn bản (tìm vấn đề cần bình luận). + Tìm hiểu bố cục của văn bản (các bước thực hiện).
40
+ Thông thường sau khi cho học sinh trình bày các vấn đề được đưa ra trong ngữ liệu thì giáo viên cũng phải yêu cầu các em chốt lại các vấn đề trình bày trước đó. Từ đây các em có thể rút ra xem đoạn văn đa sử dụng thao tác lập luận nào?
Đây chính là cơ sở để học sinh hiểu thấu đáo cách bình luận.
Muốn giờ luyện tập được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự sau:
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm bình luận, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận, cách thực hiện thao tác lập luận bình luận trong một ngữ liệu cụ thể.
+ Vận dụng những tri thức đó vào việc phân tích các ngữ liệu trong bài tập. + Đánh giá tác dụng của thao tác lập luận bình luận trong việc làm sáng tỏ luận điểm của ngữ liệu.
Như vậy, để học sinh nhận diện được thao tác lập luận bình luận, người ta phải căn cứ vào những đặc điểm cơ bản, căn cứ vào cách thực hiện của thao tác đó. Chính vì thế, việc nhận diện thao tác lập luận bình luận là quá trình phân tích ngữ liệu.
Ví dụ, trong đoạn văn trên cần xác định:
+ Mục đích bình luận: thể hiện và làm sáng tỏ luận điểm “Ý nghĩa của
thời gian nhàn rỗi”.
+ Để thể hiện quan điểm của mình về ý nghĩa của thời gian nhàn rỗi, trước hết tác giả khẳng định “thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu”, là “thước đo để đánh giá mức sống của mỗi người”, “đánh giá đời sống của xã hội”. Bên cạnh đó tác giả còn mở rộng vấn đề bằng cách đưa ra hiện trạng sự chăm lo của xã hội đối với thời gian nhàn rỗi của mỗi người. Cuối cùng khẳng định thời gian nhàn rỗi là “thời gian của văn hóa và phát triển”. Nhiệm vụ của mọi người và toàn xã hội là phải chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
Như vậy, để nhận diện thao tác lập luận bình luận, giáo viên phải xuất phát từ các tri thức cơ bản về thao tác lập luận này để từ đó định hướng cho học sinh tiến hành hoạt động nhận diện.
Kiểu bài tập này thường được thực hiện sau khi giáo viên dạy xong phần lí thuyết hoặc là trong quá trình nhắc lại nội dung lí thuyết của tiết luyện tập. Chính vì vậy khi thực hiện giờ dạy, giáo viên nên đặt kiểu bài tập này bên cạnh nội dung lí thuyết.
41
b. Cách tổ chức học sinh thực hiện bài tập luyện tập vận dụng thao tác lập luận bình luận.
Trong quá trình tổ chức thực hành, bên cạnh kiểu bài tập củng cố những vấn đề lí thuyết thì giáo viên phải sử dụng kiểu bài tập cho học sinh vận dụng những tri thức của thao tác này vào quá trình tạo lập văn bản. Đây là kiểu bài tập giúp giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng những tri thức đó vào việc làm sáng tỏ luận điểm của đối tượng. Mặt khác, khi cho học sinh thực hiện kiểu bài tập này có nghĩa là đã rèn cho các em kĩ năng sử dụng thao tác đó để triển khai nội dung nghị luận. Kiểu bài tập này giúp các em không bị lúng túng khi trình bày những suy nghĩ, nhận thức của mình về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên ít cho học sinh rèn luyện kiểu bài tập này vì nó gây mất thời gian, không đảm bảo giờ học. Việc rèn luyện này thường được giao về nhà nhưng lại thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên. Vì vậy mà nhiều học sinh vần không biết cách viết văn. Cho nên, ở dạng bài tập này nên cho học sinh viết một đoạn văn ngắn tại lớp, giao luận điểm sẵn để các em dễ triển khai.
Bài tập kiểu này thường được triển khai thành hai phần: Phần yêu cầu và phần nêu nội dung.
Ví dụ 1: Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm (như: vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…)
Ví dụ 2: Bàn về tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo.
Ví dụ 3: Bình luận ý thơ sau:
“Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Để giúp học sinh thực hiện kiểu bài này thì giáo viên phải xác định rõ cho học sinh về thao tác cần thực hiện. Đồng thời, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh về nội dung tri thức, các vấn đề cơ bản về thao tác lập luận bình luận. Mục đích và cách thức thực hiện chung trong quá trình khai thác và trình bày nội dung văn bản nghị luận. Đây là nền tảng để học sinh triển khai nội dung bài viết. Bên cạnh những yêu cầu cần thiết cho bài tập này, giáo viên cần chú ý cách thức thực hiện bài tập này. Theo chúng tôi, để học sinh tiến hành làm bài tập một cách thuận lợi, giáo viên nên thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định nội dung bài tập. Ví dụ như đối với ví dụ 3 ở trên, nội dung cần thực hiện là bình luận hai câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Hai
42
câu thơ đã nói lên bi kịch của người phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh. Ý thơ mạng tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.
+ Xác định yêu cầu thực hiện. Trong ví dụ 3, yêu cầu học sinh phải dùng thao tác lập luận bình luận để viết. Học sinh phải đưa ra được những nhận xét, đánh giá, lời bàn về ý thơ đó. Câu thơ đó nói đúng hay sai, hay hay dở? Nó được thể hiện như thế nào trong cuộc đời Kiều và những người phụ nữ khác trong Truyện Kiều? Có sự liên hệ, mở rộng, so sánh với xã hội ngày nay.
+ Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách xây dựng những ý chính cần trình bày theo nội dung bài tập. Việc làm này nhằm mục đích cho học sinh tìm hiểu luận điểm cỏ bản cần bình luận, xác định các ý và tìm dẫn chứng làm nổi bật luận điểm. Chẳng hạn, để học sinh lập dàn ý cho đề bài ở ví dụ 3, giáo viên cần gợi ý cho học sinh xác định các nội dung trong dàn bài như sau:
(1)Giải thích
• Phận là thân phận, số phận. Theo quan niệm cũ số phận con người là do
một thế lực huyền bí, thiêng liêng định đoạt.
• Bạc mệnh là số phận, số mệnh tiền định, mỏng manh, đen tối, trải qua
nhiều đau thương bất hạnh. (2)Bình
• Hai câu thơ đã nói lên bi kịch của người phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh.
• Nguyễn Du đã phản ánh một sự thật đau lòng trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.
• Ý thơ mạng tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều: đồng cảm với những nỗi đau đớn của người phụ nữ bạc mệnh; lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người.
(3)Luận: Liên hệ với phụ nữ trong xã hội hiện nay.
+ Sau khi cho học sinh lập dàn ý,giáo viên dành thời gian để cho học sinh viết thành đoạn văn (bài văn) tương ứng với yêu cầu đã cho.
43
+ Cuối cùng, giáo viên đánh giá lại việc sử dụng thao tác lập luận bình luận trong quá trình tạo lập văn bản của học sinh. Điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp hoặc bổ sung những chỗ còn thiếu trong bài làm văn của các em.
Vậy để có thể thực hiện được kiểu bài tập này, yêu cầu cần thiết là phải tăng thời gian thực hành. Mặt khác, giáo viên phải căn cứ vào thời gian thực hành để lựa chọn cách ra những bài tập phù hợp với thời gian để không làm chậm tiến trình học tập.
c. Cách tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập chữa lỗi thao tác lập luận bình luận
Kiểu bài này vô cùng cần thiết. Nó giống như khâu cuối cùng trong bài tập thực hành. Bên cạnh những kiểu bài cho học sinh vận dụng tri thức đã học vào tạo lập văn bản thì một trong những việc cần thiết là phải sửa chữa những sai sót trong khi thực hiện thao tác lập luận bình luận khi viết bài của học sinh. Dù có làm bất kì một kiểu bài tập nào thì khâu cuối cùng của việc hướng dẫn thực hành cũng là việc điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa những chỗ học sinh chưa thực hiện đúng, chưa làm được hay làm chưa chính xác. Vì vậy, có thể nói sửa