6. Cấu trúc khóa luận
2.1.3. Tuân thủ nguyên tắc bộ môn: lí thuyết thực hành
* Làm văn là môn học thực hành của các giờ ngôn ngữ và văn học.
Khi làm một bài văn, học sinh phải vận dụng tổng hợp những kiến thức về văn học, về ngôn ngữ và những hiểu biết về đời sống, về thế giới xung quanh mình, đồng thời học sinh phải huy động năng lực suy nghĩ, tìm tòi những kiến thức, giải quyết sáng tạo một vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, học sinh còn phải biết vận dụng những kĩ năng như lập luận, dùng từ, đặt câu,…để diễn đạt nội dung đó dưới hình thức trong sáng, sinh động và hấp dẫn. Những kiến thức về văn
27
học, tiếng Việt, và những kĩ năng viết đó đều được giảng dạy trên lớp qua các tiết đọc văn, từ ngữ, ngữ pháp văn bản.
Kết quả học tập môn Làm văn của học sinh thể hiện khá đầy đủ trình độ Ngữ văn của học sinh và là thước đo chính xác kết quả giảng dạy của giáo viên. * Về phương pháp giảng dạy, bộ môn phải nhấn mạnh nguyên tắc thực hành
“Thừa nhận nguyên tắc thực hành của môn Tập làm văn đã được nhất trí dễ dàng về mặt lí thuyết: khâu làm văn được coi là khâu hoàn thiện quá trình học giảng văn, văn học sử, lí luận văn học và Tiếng Việt. Nó hoàn thiện vì qua Làm văn, học sinh được bổ sung và tự bổ sung những hiểu biết về văn học đã thu nhận được trong các phân môn. Cũng qua Làm văn, vốn “kiến thức chết” sẽ trở thành “kiến thức sống”. Hiểu biết tản mạn, được có khi “hỗn loạn” được phạm trù hóa, được chuyển hóa về chất. Ai cũng thừa nhận qua làm văn học sinh không chỉ thử thách về vốn kiến thức hay hiểu biết lí thuyết về làm văn mà còn phải huy động một cách tổng lực nhiều yếu tố về vốn sống, về văn hóa, về tư duy,tình cảm…”(Một số giải pháp nhằm nâng cao tính thực hành trong Làm
văn nghị luận ở THCS, Luận văn thạc sĩ KHGD, Lê Ngọc Bảy, Huế - 2001)
Ở nguyên tắc này, giáo viên phải có ý thức tổ chức giờ học, phân bố thời gian hợp lí, cân đối gữa hai phần lí thuyết và luyện tập, kích thích và tạo điều kiện để học sinh làm việc nhiều hơn, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình rèn luyện kĩ năng.