Rèn kĩ năng lập luận bình luận trong giờ trả bài

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện kỹ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trường thpt a thanh liêm, thanh liêm, hà nam (Trang 51)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Rèn kĩ năng lập luận bình luận trong giờ trả bài

2.2.3.1.Mục đích

Từ trước tới nay, đa số những giờ trả bài làm văn không được giáo viên coi trọng đúng mức, thậm chí còn có trường hợp bỏ qua hoặc cắt xén thời gian của giờ trả bài để dành cho những bài học khác. Chính vì thế giờ trả bài chỉ đơn thuần là một giờ giáo viên thông báo điểm bài viết cho học sinh. Nên chăng cần phải nhìn nhận sâu sắc hơn vai trò của giờ trả bài và tác dụng của giờ trả bài trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn nói chung và rèn kĩ năng lập luận bình luận nói riêng.

45

Mục tiêu của giờ trả bài làm văn là để giúp học sinh “xem lại” bài làm của mình, đồng thời củng cố lại cho học sinh những kiến thức và kĩ năng làm bài, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài viết. Hơn nữa, giờ trả bài cũng tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên giúp học sinh nhận ra được những mặt ưu - khuyết điểm của bài làm và của bản thân học sinh trong quá trình làm bài, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý giá phục vụ cho việc làm văn ở những bài tiếp theo đạt được kết quả tốt nhất.

Với mục tiêu cơ bản như vậy thì việc rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận hay bất cứ thao tác lập luận nào cũng đều rất hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiện, việc rèn kĩ năng lập luận bình luận trong giờ trả bài sẽ có điểm khác so với những giờ lí thuyết và thực hành ở trên. Trước hết, vấn đề nghị luận đã có sẵn và học sinh không hề cảm thấy xa lạ vì thể sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán trong luyện tập. Tiếp theo, khi tổ chức luyện tập thao tác lập luận bình luận trong giờ trả bài thì hình thức tối ưu là thảo luận nhóm, phát biểu miệng, tranh luận trực tiếp về vấn đề đặt ra trong chính bài làm của học sinh.

2.2.3.2. Nội dung

Giờ trả bài là một giờ luyện tập lí tưởng cho việc rèn luyện kĩ năng. Bởi lẽ, mẫu bài tập thực hành đã được sử dụng trong giờ viết văn, đến giờ trả bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại đề bài và kĩ năng thực hành tương ứng. Nội dung luyện tập chủ yếu trong giờ trả bài là rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và tạo lập văn bản, đặc biệt là tạo lập đoạn văn bản.

2.2.3.3. Phương pháp

Đối với giờ trả bài thì thời gian dành cho việc luyện tập là không nhiều, thông thường là 1/2 thời gian của tiết học (khoảng 20 phút). Chính vì vậy, để góp phần giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng lập luận bình luận, tôi cho rằng giáo viên trong giờ trả bài làm văn nên tiến hành giờ dạy - học theo tiến trình sau:

+ Giáo viên chọn một số bài viết của học sinh có sử dụng thao tác lập luận bình luận trong bài viết, yêu cầu học sinh đọc trước lớp.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu và nhận xét theo hình thức thảo luận, phát biểu miệng: lập luận bình luận trong bài viết được sử dụng trong đoạn văn nào? Có đảm bảo được tính chất đánh giá, bàn bạc của một bài bình luận hay không? Bài viết có đưa ra được quan điểm của mình chưa (đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mình chắc chắn là sai; kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế để đi đến đánh giá công bằng, hợp lí; đưa ra cách đánh giá của riêng mình)? Lập luận có chặt chẽ, thuyết phục không?

46

+Giáo viên nhận xét chữa lỗi trong bài viết, đồng thời nhận xét và chữa lỗi chung trong các bài viết của học sinh.

+ Để củng cố thêm về kĩ năng lập luận bình luận, giáo viên ra đề định hướng cho học sinh làm bài.

Ví dụ: Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bình luận thể hiện quan điểm của mình về ý kiến “Một điều nhịn, chín điều lành là thể hiện cho sự hèn nhát”.

Đối với đề bài trên, giáo viên tiến hành các bước luyện tập cơ bản để từ đó củng cố và rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bình luận phù hợp.

+ Giáo viên cho học sinh tiến hành xác định nội dung cần bình luận chính là ý kiến được nêu ra trong đề bài.

+ Hướng dẫn học sinh xác định cách thức bình luận phù hợp (ở đề bài trên nên đưa ra quan điểm là bác bỏ ý kiến đó vì ý kiến đó chưa đúng).

+ Giáo viên cho học sinh tiến hành luyện tập theo hình thức thảo luận nhóm. Hình thức thảo luận này sẽ tiết kiệm thời gian và quan trọng hơn là tất cả học sinh đều được tham gia luyện tập.

+ Kiểm tra kết quả luyện tập (học sinh báo cáo kết quả luyện tập bằng văn bản). + Giáo viên nhận xét, định hướng học sinh qua những bài viết có chất lượng tốt. Trước hết, cần phải khẳng định ý kiến trên là không phù hợp với thực tế. “Một điều nhịn, chín điều lành”, ý cả câu khuyên con người ta nên bình tĩnh, biết bình tĩnh, tránh nóng nảy để giữ hòa khí. Ở đây, ta cần hiểu nhịn không phải là thua kém, hèn nhát mà nhường nhịn, im lặng, lùi một bước, nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Nhưng nhịn không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát. Lịch sử đất nước ta hàng ngàn năm Bắc thuộc, bị thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm, đô hộ, nếu chúng ta không nuốt nhục mà nhịn thì làm sao có được ngày hôm nay?

Giờ trả bài là giờ học được xây dựng từ sự lao động trực tiếp và vốn liếng nhiều mặt của học sinh. Điều cốt yếu là qua giờ trả bài, các em nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của mình, để có hướng phát huy hay khắc phục. Giáo viên có thể dành thì giờ giải đáp thắc mắc của học sinh về dàn ý, các lỗi, kể cả số điểm trong bài viết của mình. Có như thế mới phát huy được vai trò của một tiết thực hành. Muốn đạt được điều đó thì quy trình chấm, trả bài là quy trình tỉ mỉ, công phu, gắn liền với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình thương yêu của giáo viên đối với học sinh.

47

Tiểu kết

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cách thức tổ chức rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận và nêu một số nội dung liên quan đến việc triển khai hoạt động luyện tập về thao tác này trong chương trình Ngữ văn 11. Cần phải tiến hành rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận cho học sinh ngay cả trong giờ học lí thuyết và đặc biệt là trong giờ thực hành Làm văn. Học sinh nắm vững lí thuyết, làm thành thạo các bài tập trong SGK và các bài tập thầy cô giao thêm là cách hình thành kĩ năng bình luận tốt nhất cho các em. Bên cạch đó, giáo viên cũng cần định hướng cho các em về thao tác lập luận bình luận trong các giờ học văn bản, nhất là các văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận. Và chương trình thực nghiệm sau đây sẽ cố gắng triển khai những đề xuất thông qua bài học cụ thể trong tiến trình dạy học Làm văn để kiểm tra khả năng và hiệu quả của những đề xuất.

48

Chương 3 THỰC NGHIỆM

3.1. MÔ TẢ THỰC NGHIỆM 3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Một vấn đề nghiên cứu khoa học chỉ được xem là có giá trị khi nó nhằm phục vụ cho thực tế cuộc sống, xã hội. Vì vậy khi đưa ra ý tưởng khoa học trong luận văn này, chúng tôi xuất phát từ thực tiễn dạy học Làm văn với mong muốn có những đóng góp vào việc dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc rèn luyện thao tác lập luận bình luận trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện tiến trình hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy, học.

Để kiểm nghiệm, chứng minh tính khả thi của khóa luận, kịp thời phát hiện và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, quy trình thực nghiệm dười đây đã dựa trên cơ sở về nội dung và hình thức dạy học phù hợp.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn luyện kỹ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trường thpt a thanh liêm, thanh liêm, hà nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)