6. Cấu trúc khóa luận
3.7.2.2. Về phía học sinh thực nghiệm
Nét nổi bật nhất ở học sinh là phần lớn các em đều nhận thức được nội dung lý thuyết, có hứng thú với nội dung thực tập. Nhiều em hăng hái tham gia
52
các hoạt động học tập xây dựng bài và luyện tập thực hành, không khí tiết học sôi nổi. Phần lớn học sinh đã vận dụng được các nội dung lý thuyết vào thực hành với các yêu cầu cụ thể. Bài luyện tập thực hành được các em thảo luận tích cực, nhiều em đã mạnh dạn nêu lên vấn đề mà bản thân chưa rõ để cùng thảo luận tìm lời giải đáp ở các bạn và giáo viên. Có thể nói như vậy là học sinh đã có hứng thú học tập, việc thực nghiệm đã mang lại hiệu quả.
Trong giờ thực hành, chúng tôi không chọn các bài tập ngoài SGK bởi chúng tôi muốn đánh giá mức độ nhận thức và việc vận dụng tri thức đã học của học sinh một cách tương xứng với nội dung lý thuyết đã dạy. Khi tổ chức thảo luận nhóm, các em rất sôi nổi, hăng hái làm việc và đưa ra những ý kiến của mình về bài tập mà giáo viên yêu cầu. Nhìn chung, dưới sự cố vấn, định hướng của giáo viên học sinh đã xác định được khá cụ thể thông qua các bài tập, nhiều học sinh cũng đã hệ thống và củng cố được các vấn đề lý thuyết. Việc vận dụng kỹ năng lập luận bình luận trong những bài văn cụ thể đòi hỏi người viết và phải xác định nội dung vừa phải xác định cách thức thực hiện nội dung đó một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quả nhất định. Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi sơ bộ đánh giá kết quả thực nghiệm như sau:
-Về định tính:
Không khí giờ học nghiêm túc học sinh có hứng thú trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Nhìn chung, học sinh tiếp nhận tương đối đầy đủ về các vấn đề tri thức.Biết vận dụng tri thức đó vào thực hành. Ngoài ra, trong các bài kiểm tra của học sinh, các em biết vận dụng kỹ năng lập luận bình luận khi triển khai các nội dung nghị luận. Trong các bài lý thuyết, nhiều học sinh cảm thấy hứng thú khi giáo viên giảng dạy. Nhu vậy, phần nào khơi gợi được hứng thú cho học sinh, lôi kéo sự chú ý của các em vào nội dung bài dạy.
Khi thực hành, hầu hết các em đã nhận diện được đặc điểm cơ bản của kỹ năng lập luận bình luận trong ngữ liệu cụ thể. Chẳng hạn, khi tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu thực hành trong bài tập, thì các em thực hiện rất nhanh chóng và nêu được nội dung cụ thể của bài học. Để rồi giờ thực hành diễn ra một cách sôi nổi, đầy hứng thú. Căn cứ vào thực hành chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức thực hành về thao tác lập luận bình luận trong Làm văn phần nào đã tạo được sự lôi cuốn học sinh và đó cũng là cơ sở để việc dạy học Làm văn ở trường phổ thông bớt đi sự khó khăn, nặng nề.
Bên cạnh các giờ thực nghiệm, chúng tôi còn tham dự một số giờ học ở các lớp không thực nghiệm và nhận thấy rằng: mặc dù giáo viên đã rất cố gắng
53
trong việc truyền đạt kiến thức xong do nội dung giáo án chưa phù hợp nên chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giờ học trở nên kém sôi nổi. Đến giờ thực hành thì các em trở nên lung túng, gặp khó khăn trong việc giải quyết bài tập.
Về định lượng:
Đánh giá chung về đợt thực nghiệm chúng tôi thấy : đợt thực nghiệm diễn ra đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc triển khai kỹ năng lập luận bình luận trong văn nghị luận là quan điểm tiến bộ, điều đó được thể hiện ngay trong quá trình dạy bài lý thuyết.
Có thể thông qua việc dạy học kỹ năng lập luận bình luận, học sinh được rèn luyện về cách thức tổ chức nội dung bàn luận cũng như cách thức tổ chức lập luận và đó cũng chính là động lực để học sinh tạo ra được những văn bản hay, chuẩn xác và đầy sáng tạo. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn trong nhà trường phổ thông. Căn cứ vào giờ thực nghiệm, chúng tôi thấy việc tổ chức dạy học Làm văn theo chương trình Ngữ văn hiện nay đã phát huy được tính chủ động tích cực và sáng tạo ở học sinh. Điều này cũng giúp chúng ta khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
Trong quá trình kiểm tra thực nghiệm chúng tôi đã thu được kết qủa như sau: Điểm Đối tượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 87HS 0 0 2 4 20 23 19 18 1 0 Đối chứng 83HS 0 0 6 4 30 22 13 8 0 0
54 Loại
Đối tượng
Yếu Trung bình Khá Giỏi
Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % Thực nghiệm 6 6.9 43 49.4 37 42.5 1 1.2 Đối chứng 10 12.0 52 62.7 21 25.3 0 0
Nhìn vào bảng tổng hợp trên, chúng ta có thể thấy mức độ và chuyển biến của học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm trong việc rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng:
+ Tỉ lệ phần trăm trung bình các bài xếp loại trung bình, khá, giỏi ở lớp TN là 93.1%, cao hơn 5.1% so với lớp ĐC.
+ Tỉ lệ phần trăm trung bình các bài xếp loại yếu ở lớp thực nghiệm là 6.9%, giảm 5.1% so với lớp ĐC.
Như vậy, có thể thấy bước đầu việc thực nghiệm đã thu được kết quả khả quan.
Tiểu kết
Có thể nói, thông qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi thấy việc đánh giá đã đạt được những yêu cầu cơ bản của việc triển khai thực nghiệm. Mặc dù phạm vi thực nghiệm không nhiều, thời gian thực nghiệm triển khai rất nhanh, song qua thực nghiệm chúng tôi đã có cơ sở để hiểu thêm nhiều điều. cũng qua thực nghiệm, chúng tôi đã tìm ra những kinh nghiệm thiết thực để phục vụ cho việc giảng dạy Làm văn ở trường phổ thông.
Tóm lại, thông qua việc tổ chức thực nghiệm chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học Làm văn ở nhà trường phổ thông có thể đạt hiệu quả nhất định nếu giáo viên thật sự tâm huyết với nghề, có những đam mê, tìm tòi, sáng tạo khi tổ chức nội dung dạy học. Đồng thời khơi gợi niềm đam mê, hứng thú học tập ở học sinh.
55
KẾT LUẬN
Đại văn hào Nga M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Văn học chính là người, theo đúng nghĩa của nó. Nhiều người khác lại cho rằng “chất nhân văn” ngoài xã hội phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dạy học văn trong nhà trường phổ thông. Tất cả những điều đó cho dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng đều đề cao, coi trọng vấn đề dạy học văn.
Có thể nói rằng, trong vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông thì dạy học Làm văn có một vị trí rất quan trọng. Nó được xem là phân môn có tính chất công vụ và tính chất tổng hợp. Làm văn là môn học giúp hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản. Không chỉ trang bị, bỗi dưỡng, củng cố cho các em những kiến thức cần thiết, rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản mà còn trang bị cho các em những kĩ năng học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Và quan trọng hơn nữa là trau dồi tư tưởng, tình cảm, giáo dục, bỗi dưỡng về tư tưởng đạo đức cũng như xây dựng cho các em lối sống lành mạnh góp phần vào quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Ngoài ra còn tăng cường phát triển toàn diện cho học sinh cả về thể chất và cảm xúc thẩm mĩ, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, xây dựng cho học sinh một bản lĩnh trong hiện tại và tương lai.
Thực hiện đề tài này, mặc dù chỉ là những suy nghĩ, tìm tòi bước đầu song mục tiêu của khóa luận chúng tôi hướng đến không nằm ngoài những mục tiêu trên. Trong khóa luận của chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một phần chương trình Làm văn 11 THPT, đó là giờ dạy nhằm rèn cho học sinh kĩ năng đánh giá, bàn luận một cách linh hoạt, thuần thục và chính xác. Cũng giống như một giờ học Ngữ văn chung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, không còn là cách người thầy truyền thụ giảng dạy theo phương pháp truyền thống, học sinh tiếp thu nột cách thụ động thầy đọc trò chép, mà thay vào đó là hướng tới hoạt động chủ động của học sinh. Giờ học mà chúng tôi hướng tới là một giờ học tích cực trong đó người giáo viên đóng vai trò là người điều khiển, tổ chức, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học. Với mục tiêu rèn luyện cho học sinh phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì người giáo viên phải là người truyền lửa cho học sinh, khơi dậy niềm say mê với môn học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi cá nhân học sinh. Giờ dạy chúng tôi hướng đến theo phương pháp dạy học tích cực còn là việc giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học sao cho phù hợp.
56
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc rèn kĩ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề sự phối hợp hài hòa giữa các thao tác của giáo viên và hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận trước hết cần có sự nỗ lực tâm huyết cũng như chuẩn bị chu đáo của người giáo viên như việc đổi mới tư duy dạy học, kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành, chuẩn bị kĩ lưỡng các bước kiểm tra, đánh giá.
Trong quá trình tổ chức rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh chúng tôi tổ chức các giờ học cụ thể bao gồm: tổ chức dạy học lí thuyết, tổ chức giờ luyện tập thực hành, tổ chức giờ trả bài phối hợp lồng nghép các hoạt động giữa giáo viên và học sinh ứng với mỗi tiết học trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT phân môn Làm văn. Chúng tôi tiến hành rèn luyện thao tác lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 theo các bước sau:
Thứ nhất, trên cơ sở trang bị củng cố cũng như yêu cầu học sinh nắm thật chắc những kiến thức về thao tác lập luận bình luận, chúng tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bình luận thông qua việc rèn luyện cho học sinh tạo lập đoạn văn bản nghị luận hoặc khả năng làm văn miệng.
Thứ hai, chúng tôi rèn luyện kĩ năng sử dụng lập luận bình luận vào trong làm văn nghị luận, cả dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội, trong cả giờ lí thuyết, thực hành và trả bài.
Chúng tôi tiến hành luyện tập để rèn kĩ năng lập luận bình luận cho học sinh thông qua một số hình thức luyện tập đa dạng như rèn kĩ năng nói, rèn kĩ năng viết qua việc đưa ra một số hệ thống đề tài nghị luận mở, khuyến khích học sinh sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận đó.
Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất ba dạng bài tập tiêu biểu có hiệu quả trong việc rèn kĩ năng lập luận bình luận trog làm văn nghị luận. Thứ nhất, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập nhận diện nhằm kiểm tra những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bình luận. Thứ hai, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập luyện tập vận dụng. Thứ ba, chúng tôi đề xuất dạng bài tập chữa lỗi trong bài tập bình luận. Cuối cùng chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của hướng đi, đề xuất mới đề cập trong khóa luận và thu được những thành quả nhất định tuy còn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Từ việc rèn kĩ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT, chúng tôi mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng sử
57
dụng lập luận bình luận vào trong những bài viết của mình khiến những bài viết ấy càng trở nên chặt chẽ, chính xác và thuyết phục hơn, từ đó phát triển tư duy phê phán, năng lực nhận biết vấn đề, và kĩ năng bảo vệ những việc làm đúng đắn, làm cho việc làm văn trở nên gần gũi với đời sống, với suy nghĩ của học sinh hơn. Đó là những kĩ năng cần thiết giúp các em vững bước trên đường đời của mình.
Như chúng ta đã biết, “dạy tốt” thì mới “học tốt”. Vì vậy, thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa đổi mới, thiết nghĩ, giáo viên cũng phải đổi mới cách dạy, đó là dạy học theo hướng gợi mở, khuyến khích học sinh làm việc, suy nghĩ và cuối cùng đi đến kết luận. Giáo viên chỉ nên định hướng, tuyệt nhiên không nên làm thay công việc của học sinh, đó là việc học sinh tự khám phá mặt ưu điểm của các thao tác lập luận và biết cách phối hợp các thao tác đó trong bài văn nghị luận. Bàn lại vấn đề trên, sẽ là không mới đối với giáo viên dày dạn kinh nghiệm trong nghề, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ là có thể góp chút ý tưởng đối với những giao viên mới vào nghề, giúp học sinh có thể học tốt phân môn làm văn này.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán, (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
2. Lê A – Nguyễn Trí, (2001), Làm văn, NXB Giáo dục. 3. Đình Cao – Lê A, (1989), Làm văn (tập 1), NXB Giáo dụ.
4. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), (2007), Đại cương ngôn ngữ học, Ngữ dụng học (tập 2), NXB Giáo dục.
5. Vương Tất Đạt, (1997), Lôgic học đại cương, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Tạ Đức Hiền – Nguyễn Việt Nga – Phạm Minh Trí, (2004), Yêu văn và học văn, (tập 2), NXB Hà Nội.
7. Trần Bà Hoành, (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK, NXB Đại học Sư phạm.
8. Phan Trọng Luận, (1996), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Phương Lựu, (chủ biên), (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
10. Nguyễn Đăng Mạnh – Đỗ Ngọc Thống – Lưu Đức Mạnh, Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục.
11. Bảo Quyến, (2007), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục Hà Nội. 12. SGK Ngữ văn lớp 11, (tập 2), Bộ cơ bản, (2012), NXB Giáo dục.
13. SGV Ngữ văn lớp 11, (tập 2), Bộ cơ bản, (2012), NXB Giáo dục. 14. SGK Ngữ văn lớp 11, (tập 2), Bộ nâng cao, (2007), NXB Giáo dục. 15. SGV Ngữ văn lớp 11, (tập 2), Bộ nâng cao, (2007), NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Quốc Siêu (2001), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục. 17. Hoài Thanh, (1996), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học.
18. Đức Thành – Hải Yến, (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin. 19. Lê Thường, (2007), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn nghị luận, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Quang Tuyên -Trần Phúc Tưởng (1987), Làm văn nghị luận như thế
nào (tập 1), NXB Nghệ Tĩnh.
21. Nguyễn Quang Uẩn, (chủ biên), Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
`
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
Dưới đây là giáo án thực nghiệm của chúng tôi.
Tiết 99: THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. Mục tiêu bài học
Qua giờ học nhằm giúp HS:
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là thao tác lập luận bình luận, nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc, cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết văn nghị luận và ứng