6. Cấu trúc khóa luận
1.1.4.1. Khái niệm văn nghị luận
Làm văn thường được bắt đầu bằng lối miêu tả. Gắn với lối văn miêu tả là lối văn tự sự. Giữa hai lối văn này có mối quan hệ khăng khít với nhau và chúng có chung một tên gọi là lối văn hình tượng, tức là lối văn nhằm tái hiện con người và cuộc sống theo một cách nào đó bằng ngôn ngữ, bằng lời văn. Bên cạnh đó còn có lối viết bộc lộ, giãi bày trực tiếp những tình cảm, suy nghĩ của người viết trước một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó. Cách viết này được gọi là lối văn cảm tưởng.
20
Nếu bài văn thiên về trình bày các ý kiến, các lí lẽ được gọi là lối văn nghị luận. Đây là lối văn bao hàm tất cả các lối văn nêu trên, song chủ yếu nó nhằm trình bày các ý kiến, các lí lẽ để giải thích, chứng minh, biện luận thuyết phục về một vấn đề nào đó. Nó nhằm tác động vào trí tuệ, lí trí của người đọc nhiều hơn vào cảm xúc, tình cảm. Nó là sản phẩm của tư duy logic.
Có thể hiểu một cách đơn giản, văn nghị luận là sự bàn bạc thảo luận để đi tới khẳng định hay bác bỏ một vấn đề nào đó. Để khẳng định hay bác bỏ thì phải lập luận, mà muốn lập luận phải có lí lẽ và dẫn chứng. Như vậy, lí lẽ, dẫn chứng là phương tiện, còn lập luận là phương thức để nghị luận. Văn nghị luận có đề tài, chủ đề là những vấn đề thuộc phạm vi chính trị, xã hội, hoặc văn học.
“Nói một cách khái quát văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng với những ý kiến của mình và
hành động theo những điều mà mình đề xuất.”[2, 173]