* Đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến chất lượng dân số và đề xuất những chính sách phù hợp về dân số và phát triển bền vững”, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Việt Nam, 1999-2000,, đã xây dựng chỉ số chất lượng dân số (PQI) là tổng cộng các chỉ thị có nhân trọng số của 5 thành tố như sau:
Bảng 2. Các chỉ thị và trọng số trong PQI theo đề tài của Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình
STT Tên chỉ thị Ii Trọng số đơn Ci
I2 Cơ cấu tuổi (độ trẻ) 0,20 I3 Thể lực 0,18 I4 Trí lực 0,22 I5 Mức sống 0,15
Tổng 1,00
Các chỉ thị này được tính dựa trên 7 chỉ tiêu là: Tỷ lệ trẻ em (6-15 tuổi) không phạm pháp hoặc tham dự vào tệ nạn xã hội; Tỷ lệ các hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; Cơ cấu tuổi; Tỷ lệ lao động chính không phải nghỉ việc vì ốm đau; Tỷ lệ người lớn biết chữ; Tỷ lệ dân số lao động kỹ thuật và Tỷ lệ thu nhập dành cho ăn uống.
Có thể thấy chỉ số PQI nói trên đã đề cập đến những yếu tố cơ bản và quan trọng của chất lượng dân số và do vậy là một công cụ trong việc đánh giá chất lượng dân số của một cộng đồng, một địa phương. Tuy nhiên, các trọng số nêu trên lại gây ra khá nhiều tranh cãi và cách giải thích chúng vẫn làm cho nhiều nhà chuyên môn chưa được thoả mãn. Bên cạnh đó khó xác định một số chỉ tiêu như tỷ lệ dân số lao động chính không phải nghỉ việc vì ốm đau, tỷ lệ thu nhập dành cho ăn uống nếu không tiến hành điều tra rộng rãi và kỹ lưỡng.
* Chỉ số PQI trong đề tài độc lập mã số ĐTĐL- 2003/15, nhánh I
“Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số”.
Chỉ số PQI đơn giản hơn với các chỉ thị đơn Pháp lệnh Dân số được xác định dựa trên định nghĩa về chất lượng dân số trong bao gồm 3 thành tố là thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Chỉ số PQI được tính như sau:
Ci là trọng số của các chỉ thị đơn Ii, trong trường hợp này, các chỉ thị đơn có trọng số Ci bằng nhau và đều bằng 1,0. Có 9 chỉ thị đơn dùng để xác định 3 tiêu chí thể chất, trí tuệ và tinh thần.
PQI=1/9(I1+I2+…...I9)
* Thể chất
I1. Tỷ suất dân số ở độ tuổi lao động (15 - 60) có chỉ số BMI trong ngưỡng khoẻ mạnh - cân đối (17 BMI 24) so với tổng số dân cùng độ tuổi trong năm điều tra.
I2. Tỷ suất trẻ 0 tuổi không tử vong trên tổng số trẻ sinh ra còn sống trong năm điều tra.
I3. Tỷ suất trẻ dưới 5 tuổi không bị suy dinh dưỡng trên tổng số trẻ cùng nhóm tuổi trong năm điều tra.
* Trí tuệ
I4. Tỷ suất thanh/thiếu niên ở nhóm tuổi 15 - 24 biết chữ trên tổng số người cùng nhóm tuổi trong năm điều tra.
I5. Tỷ suất nhập học trung học cơ sở đúng tuổi (11 tuổi) trên tổng số trẻ em cùng độ tuổi trong năm điều tra.
I6. Tỷ suất lao động kỹ thuật (từ tốt nghiệp trường dạy nghề ngắn hạn đến Tiến sĩ) trong độ tuổi lao động (15 - 60) so với tổng số lao động cùng độ tuổi trong năm điều tra.
* Tinh thần
I7. Tỷ suất các hộ gia đình có ít nhất 1 phương tiện thông tin đại chúng trên tổng số hộ gia đình trong năm điều tra.
I8. Tỷ suất người không phạm pháp, tệ nạn xã hội trong nhóm 11 tuổi trở lên, so với tổng số dân cùng nhóm tuổi trong năm điều tra.
I9. Tỷ suất hộ gia đình văn hoá trên tổng số hộ trong năm điều tra. PQI sau khi tính toán có giá trị từ 0,0 đến 1,0
0,00 PQI 0,30 Chất lượng dân số khủng hoảng 0,30 < PQI 0,50 Chất lượng dân số thấp
0,50 < PQI 0,70 Chất lượng dân số trung bình 0,70 < PQI 0,90 Chất lượng dân số khá
0,90 < PQI 1,0 Chất lượng dân số tốt
Có thể thấy tính toán chỉ số PQI theo cách trên là bộ công cụ đánh giá chất lượng dân số có hiệu quả nhất, nó có thể tính được chất lượng dân số nông thôn và đô thị.
Do đề tài trên nghiên cứu đề tài độc lập mã số ĐTĐL- 2003/15, nhánh I
“Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số”
nghiên cứu cho cả nông thôn và đô thị nên có một số chỉ số không phù hợp khi nghiên cứu chất lượng dân số đô thị Hà Nội. Sau quá trình trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia chúng tôi có thay đổi một số chỉ số cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu ở đô thị.
* Thể chất
I1. Tỷ suất dân số ở độ tuổi lao động (15 - 60) có chỉ số BMI trong ngưỡng khoẻ mạnh - cân đối (17 BMI 24) so với tổng số dân cùng độ tuổi trong năm điều tra.
I2. Tỷ suất trẻ dưới 5 tuổi không bị suy dinh dưỡng trên tổng số trẻ cùng nhóm tuổi trong năm điều tra.
I3. Tỷ lệ người không nghiện ma tuý trên tổng số dân trong năm điều tra
* Trí tuệ
I4. Tỷ suất lao động kỹ thuật trên tổng số lao động trong năm điều tra. I5. Tỷ suất hộ gia đình có máy vi tính nối mạng trên tổng số hộ gia đình trong năm điều tra.
I6. Tỷ suất người có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên trong năm điều tra.
* Tinh thần
I7. Tỷ lệ hộ gia đình dùng truyền cáp, đầu kỹ thuật số trên tổng số hộ gia đình trong năm điều tra.
I8. Tỷ lệ hộ gia đình không phạm pháp trên tổng số hộ gia đình trong năm điều tra.
I9. Tỷ suất hộ gia đình văn hoá trên tổng số hộ trong năm điều tra. Sau khi lựa chọn các chỉ số, chúng tôi thu thập số liệu dựa theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Phường và số liệu điều tra thực tế.
Để tính Ii cần áp dụng phương trình tương quan
Ii =
Tthực tế – T min
Tmax - Tmin
Trong đó: Tt: tỷ suất thực tế do điều tra địa bàn Tmin: tỷ suất nhỏ nhất.
Tmin và Tmax được xác định theo Mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam (VDG), trong đó Tmax là chỉ tiêu của năm 2010, Tmin là giá trị thấp nhất (1999 - 2000) xuất phát điểm của Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam - Chiến lược đáp ứng mục tiêu Thiên niên kỷ VDG 2010. Việc áp dụng này là do phần lớn các chỉ thị đơn Ii và Sj được chọn theo VDG.
Một số giá trị Tmin và Tmax còn lại, không có trong VDG, được lựa chọn dựa theo tài liệu các ngành (Ví dụ Tổng cục Thống kê, Chiến lược Bảo vệ Môi trường Việt Nam đến 2010…). Một số ít còn lại do không có tài liệu nào nói đến, chúng tôi sẽ tự đề xuất.
Vì thế sẽ có số liệu điều tra Ttt thấp hơn Tmin hoặc lớn hơn Tmax, khiến cho các chỉ thị Ii tính được sẽ âm (<0) hoặc lớn hơn kỳ vọng (>1,0). Trường hợp thứ nhất phản ánh sự suy thoái, trường hợp thứ 2 phản ánh thực tế phát triển đã vượt quá chỉ tiêu Thiên niên kỷ VDG 2010.
PQI sau khi tính toán có giá trị từ 0,0 đến 1,0
0,00 PQI 0,30: Chất lượng dân số khủng hoảng 0,30 < PQI 0,50: Chất lượng dân số thấp
0,50 < PQI 0,70: Chất lượng dân số trung bình 0,70 < PQI 0,90: Chất lượng dân số khá
2.2.3. Tính toán chất lƣợng dân số (PQI)
2.2.3.1. Số liệu điều tra BMI
Bảng 3. Số liệu điều tra BMI tại địa bàn nghiên cứu (%)
Địa bàn nghiên cứu
Tổng số người 15- 60 tuổi BMI <17 17 24 >24 Phường Hàng Gai 390 2,8 79,8 17,4 Phường Yên Hoà 356 2,2 89,9 7,9
Nhận xét:
1. Suy dinh dưỡng, gày còm (BMI < 17): Phường Hàng Gai có tỷ lệ lao động suy dinh dưỡng thấp (2,8%), tuy nhiên so với Phường Yên Hoà (2,2%) thì tỷ lệ này cao hơn 0,6%.
2. Béo phì (BMI > 24): Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động bị béo phì ở Phường Hàng Gai cao (17,4%), Phường Yên Hoà thấp hơn (7,9%).
3. Khoẻ mạnh, cân đối (BMI từ 17 đến 24): Phường Yên Hoà có tỷ lệ người khoẻ mạnh, cân đối cao (89,9%) và Phường Hàng Gai (79,8%)
Do vậy, cần phải có biện pháp cụ thể để tăng tỷ lệ khoẻ mạnh cân đối và giảm tỷ lệ những người suy dinh dưỡng và béo phì. Khoẻ mạnh, cân đối là một trong yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động.
2.2.3.2. Các giá trị từ T2 đến T9
T2- Tỷ suất trẻ dưới 5 tuổi không bị suy dinh dưỡng T3- Tỷ suất người không nghiện ma tuý
T4- Tỷ suất lao động kỹ thuật
T5- Tỷ suất gia đình có máy vi tính nối mạng
T6- Tỷ suất người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên. T7- Tỷ suất các hộ gia đình dùng truyền hình cáp, đầu Kỹ thuật số
T8- Tỷ suất hộ gia đình không phạm pháp T9- Tỷ suất hộ gia đình văn hoá
Bảng 4. Các giá trị từ T2 đến T9 của 2 phƣờng Giá trị Phƣờng T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Hàng Gai 0,914 0.993 0,420 0,380 0,413 0,813 0,995 0,860 Yên Hoà 0,910 0,992 0,463 0,421 0,430 0,875 0,990 0,900 Nhận xét:
1. Giá trị T2 ở các phường nghiên cứu có giá trị khá cao (trên 90%), Điều này phản ánh hiệu quả cao của công tác chăm sóc y tế cũng như sức khoẻ của trẻ em dưới 5 tuổi.
2. Giá trị T3 ở các phường gần đạt kỳ vọng (Phường Hàng Gai: 0,993; Phường Yên Hòa: 0,992).
3. Giá trị T4 (Tỷ suất lao động có kỹ thuật) đều đạt trên mức kỳ vọng (0,4).
4. Giá trị T5 (Tỷ suất gia đình có máy vi tính nối mạng) có sự chênh lệch giữa Yên Hoà (0,421) và Hàng Gai (0,38).
5. Giá trị T6 (Tỷ suất người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên) của các phường đều dưới 0,5.
6. Giá trị T7 (Tỷ suất các hộ gia đình dùng truyền hình cáp, đầu Kỹ thuật số): Phường Hàng Gai thấp hơn Phường Yên Hoà.
7. Tỷ suất hộ gia đình không phạm pháp T8 đạt rất cao (0,99).
8. Tỷ suất hộ gia đình văn hoá T9: Phường Yên Hoà đạt mức kỳ vọng (0,9), Phường Hàng Gai thấp hơn (0,86).
2.3.3.3. Các giá trị Tmin và Tmax
Bảng 5: Các giá trị Tmin, Tmax
Chỉ thị đơn Ii Tmin
Tmax Nguồn tài liệu
I1. BMI trong ngưỡng 1724
Tmin = 0,500 Tmax = 1,000
Đề tài độc lập mã số ĐTĐL – 2003, nhánh I “Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số”, chủ trì đề tài nhánh GS.TS Phạm Tất Dong
I2. Tỷ suất trẻ dưới 5 tuổi không bị suy dinh
dưỡng Tmin = 0,613
Đắc Lắc 2003- Số liệu thống kê KT- XH những năm đầu thế kỷ XXI. TC Thống kê-UNICEP. NXB Thống kê, Hà Nội 2004, Tr.96
Tmax = 0,800 VDG 2010 I3. Tỷ lệ người không
nghiện ma tuý
Tmin = 0,950 Bộ Lao động - Thương binh xã hội 2004
Tmax = 1,000 I4. Tỷ suất lao động có
kỹ thuật Tmin = 0,027 Tổng cục thống kê Tmax = 0,400 VDG 2010
I5. Tỷ suất gia đình có
máy vi tính nối mạng Tmin = 0,000 Bộ Bưu chính viễn thông Tmax = 0,520 I6. Tỷ suất người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên Tmin = 0,000 Tự đề xuất Tmax = 1,000 I7. Tỷ lệ hộ gia đình dùng truyền hình cáp, đầu Kỹ thuật số Tmin = 0,000 Tự đề xuất Tmax = 1,000 I8. Tỷ lệ hộ gia đình không phạm pháp Tmin = 0,950 Tmax = 1,000
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2004
I9. Tỷ lệ hộ gia đình
văn hoá Tmin = 0,500
Tmax = 0,900 Mục tiêu đạt được của Hà Nội đến năm 2010
2.3.3.4. Xác định các chỉ thị đơn Ii dựa vào phương trình tương quan và giá trị PQI
Ghi chú:
Nếu Tthực > Tmax, Ii sẽ lớn hơn 1,0. Đó là trường hợp tiêu chí vượt quá giá trị kỳ vọng (ví dụ vượt quá mục tiêu Thiên niên kỷ VDG).
- Nếu T thực < Tmin, Ii < 0, đây là trường hợp suy thoái.
Bảng 6: Các giá trị PQI của 2 phƣờng
Giá trị
Phường I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 I8 I9 PQI Hàng Gai 0,596 1,609 0,86 1,053 0,730 0,413 0,813 0,900 0,900 0,875 Yên Hoà 0,798 1,588 0,84 1,168 0,809 0,430 0,875 0,800 1,000 0,923
Nhận xét:
1. Sau khi tính toán PQI, ta thấy chất lượng dân số Phường Hàng Gai đạt loại khá (PQI = 0,875), chất lượng dân số Phường Yên Hoà đạt loại tốt (PQI = 0,923).
2. Hai chỉ thị I2 (Tỷ suất trẻ dưới 5 tuổi không bị suy dinh dưỡng) và I4 (Tỷ suất lao động có kỹ thuật) của các mẫu nghiên cứu đều đạt giá trị rất cao (tất cả đều trên kỳ vọng với I2, 4> 1,0. Điều này phản ánh hiệu quả cao của công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em và đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động được quan tâm.
3. Chỉ thị I5 (Tỷ suất gia đình có máy vi tính nối mạng): có sự chênh lệch giữa Phường Hàng Gai (0,730) và Phường Yên Hòa (0,809)
4. Chỉ thị I6 (Tỷ suất người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên) là thấp nhất (Phường Hàng Gai: 0,413; Phường Yên Hòa: 0,430).
5. Đánh giá chung: Dựa theo kết quả tính toán PQI với các giá trị kỳ vọng Imax được chọn theo VDG, có thể thấy chất lượng dân số Phường Hàng Gai đạt loại khá, Phường Yên Hoà đạt loại tốt.
Như vậy, chưa hẳn ở khu vực trung tâm, khu vực phố cổ chất lượng dân số đã tốt. Bởi vì ở đó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế- xã hội như điều kiện nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, điều kiện vệ sinh … đã tác động không tốt đến chất lượng dân số. Cần xem xét và quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện cuộc sống và nâng cao chất lượng dân số.
2.2.4. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chất lƣợng dân số
2.2.4.1. Thu nhập và phân bổ thu nhập
Thu nhập và phân bổ thu nhập là một trong những chỉ báo quan trọng để đo mức sống dân cư nói riêng và chất lượng dân số nói chung.
Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội ngày càng cao. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, năm 2007, công nghiệp của Hà Nội tăng 21,4%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%; xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đoạn 2000- 2005 (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ); vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%; thu ngân sách tăng 19,2%; hàng hóa vận chuyển tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%; tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ.23
Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.24
Trong năm 2007, tốc độ tăng GDP của Hà Nội là 12,08 % (cả nước là 8,48%). GDP bình quân đầu người là 31,8 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước (13,4 triệu đồng). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách địa phương là 6.189 tỷ đồng. Vốn đầu tư xã hội tính bình quân đầu người là 18.577,8 nghìn đồng (năm 2000: 5.597 nghìn đồng,
23 www.myhanoigroup.com
2004: 9398 nghìn đồng, 2005: 11.467 nghìn đồng, 2006: 17.344,7 nghìn đồng). Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng địa phương tính bình quân đầu người là 1.187,3 nghìn đồng (năm 2000: 278 nghìn đồng, 2004: 531 nghìn đồng, 2005: 1060 nghìn đồng, 2006: 997,4 nghìn đồng).25
Theo đánh giá của người dân và cán bộ địa phương thì tình hình phát triển kinh tế của hộ gia đình đều tăng lên so với trước kia.
“Nếu tính theo mặt bằng giá thì không thể nói được vì hiện nay so với 5 năm trước thì giá có tăng mạnh. Xét về tình hình phát triển kinh tế của quận