Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 28)

Lịch sử phát triển của Thế giới và Việt Nam cho thấy con người là vốn quý nhất. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của toàn cầu cũng như của mỗi quốc gia. Ý thức được tầm quan trọng đó, từ nhiều thập kỷ trước, một số quốc gia Châu Á đã chú trọng nâng cao chất lượng dân số với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực để thu hẹp khoảng cách phát triển so với các quốc gia Châu Mỹ và Châu Âu. Nhật Bản đã rất coi trọng chương trình chăm sóc đồng bộ về dinh dưỡng, phổ cập giáo dục, phát triển thể chất và chấn hưng thể dục thể thao12. Trung Quốc cũng đã coi việc nâng cao chất lượng dân số là một nội dung quan trọng của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Để tạo nên sức cạnh tranh lớn về nguồn lao động trên trường quốc tế, từ một nước nghèo đông dân sang một nước có sức cạnh tranh trong việc đầu tư cho nguồn vốn con người; chính sách dân số của Trung Quốc từ những năm 70 đã đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng dân số và hiện nay vẫn coi đó là một trong 5 thách thức lớn trong phát triển và đã đề ra mục tiêu cụ thể nâng cao chất lượng dân số vào các thời điểm quan trọng: 2010, 2020 từ nâng cao rõ rệt, tiến đến nâng cao đáng kể để đạt nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe dân số vào năm 205013

.

Hội nghị quốc tế bàn về dân số đầu tiên cần được kể tới được triệu tập tại Roma (Italia) năm 1954. Năm 1965 tại Beograd (Nam Tư), một hội nghị quốc tế bàn về dân số mang tính chất trao đổi khoa học chuyên ngành. Có thể coi đây là hai phiên họp quốc tế mở màn cho việc đi tới những chương trình dân số thống nhất sau này. Năm 1974, Hội nghị quốc tế về dân số đã được tổ chức ở Bucarest (Rumani). Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân phối công bằng các nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia. Năm 1984, Hội nghị

12 Mosk, Carl, Phát triển về thể chất: Sự tăng trưởng con người trong xã hội tiên tiến Nhật Bản. Trường Đại học Berkeley, Califonia, Nhà xuất bản Đại học Califonia, 1996.

13 Phát biểu của Ô. Giang Phan, Thứ trưởng Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, tại Phiên họp lần thứ 40 của Uỷ ban Liên hiệp quốc về Dân số phát triển, New York, 10/4/2007).

quốc tế về dân số ở Mexico City (Mexico). Ở giai đoạn này, chương trình kế hoạch hoá gia đình với mục tiêu giảm sinh và mô hình gia đình ít con đã có những thành tựu đáng kể.

Tháng 9 năm 1990, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ em diễn ra tại New York (Hoa Kỳ). Tuy chuyên đề là trẻ em nhưng trong nội dung lại có nhiều điểm liên quan đến chất lượng dân số.

Năm 1994, Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) được tổ chức ở Cairo (Ai Cập), có 180 nước đã cử đại biểu tới dự. Hội nghị đã đề ra chiến lược mới, nhấn mạnh mối quan hệ giữa dân số và phát triển, đề ra những mục tiêu đáp ứng các nhu cầu của cá nhân chứ không chỉ chú ý đến các mục tiêu nhân khẩu thuần tuý (giảm mức sinh, quy mô gia đình ít con...). Chương trình hành động của hội nghị nhấn mạnh con người là nguồn lực quan trọng nhất. Do đó, để phát triển bền vững thì phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. Nội dung chương trình đề cập tới việc lồng ghép vấn đề dân số vào các chính sách như xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, quyền di dân, sự phát triển của người thuộc các dân tộc thiểu số.

Năm 1995, tại Copenhagen (Đan Mạch) đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội. Tuyên bố chung và chương trình hành động của hội nghị Copenhagen là nhằm “tạo ra, trong khuôn khổ của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, một môi trường quốc gia và quốc tế thuận lợi cho sự phát triển xã hội, thanh toán nghèo đói, tăng cường tạo việc làm có năng suất, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy sự hoà nhập xã hội”.

Năm 1995, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) có hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ 4. Cương lĩnh hành động của hội nghị này có nhiều nội dung liên quan đến chất lượng dân số.

Năm 1996, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực đã tổ chức tại Rome (Italia). Các nước tham dự đều thể hiện nguyện vọng chính trị là đạt được an ninh lương thực cho tất cả mọi người dân, nỗ lực xoá đói giảm nghèo

ở các quốc gia nhằm mục tiêu trước mắt là giảm một nửa số người thiếu ăn hiện nay chậm nhất vào năm 2015.

Năm 2000, tại Geneve (Thuỵ Sỹ) đã diễn ra khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về phát triển xã hội với 166 nước tham dự. Các đại biểu đã nhất trí quan điểm con người làm trọng tâm của phát triển bền vững; phát triển xã hội phải gắn liền với phát triển kinh tế. Để phát triển bền vững thì phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, thanh toán nghèo đói, tăng cường tạo việc làm có năng suất, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy sự hoà nhập xã hội trong một môi trường quốc gia và quốc tế thuận lợi cho sự phát triển xã hội và khuôn khổ của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Năm 2004, trong 2 ngày 28, 29/8, đại biểu cấp cao (Những chính khách, đại diện của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình quốc tế IPPF và các chuyên gia) của các nước Châu Á Thái Bình Dương đã tham dự cuộc họp cấp cao Châu Á lần thứ 20 về dân số và phát triển ở Almaty, Kazakhstan, được tổ chức bởi Hiệp hội Dân số và phát triển Châu Á (APDA), hợp tác với diễn đàn cấp cao Châu Á về dân số và phát triển. Hội nghị đã đưa ra tuyên bố của chính phủ về các vấn đề cơ cấu dân số, sức khoẻ sinh sản, HIV/AIDS, giới, phát triển bền vững, đặc biệt là chất lượng dân số với nội dung như sau “Mọi cá nhân có quyền hưởng cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta phải xem xét mọi khía cạnh của cuộc sống và đưa những vấn đề cuộc sống khoẻ mạnh lâu dài, đầy đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dân số toàn diện.”

Trên thế giới đã xây dựng một số các chỉ số liên quan đến đánh giá chất lượng dân số như chỉ số phát triển con người (HDI); Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI); Chỉ số phát triển giới tính (GDI); Mức độ vị thế giới tính (GEM), Chỉ số nghèo nhân văn (HPI)…và chỉ số chất lượng dân số (PQI) (Nga đã xây dựng chỉ số PQI nghiên cứu nhiều địa bàn ở Nga từ năm 1995). Nhiều nước trên thế giới và một số nước trong khu vực đã xây dựng chiến lược dân số, đặt trọng tâm vào việc nâng cao chất lượng dân số, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước.

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)