Các thành phần của hệ chất lượng dân số

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 41)

Theo định nghĩa của Pháp lệnh dân số nêu trên, hệ chất lượng dân số gồm các thành phần thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Thể chất gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo, dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền (như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc da cam…) của người dân.

Trí tuệ gồm các yếu tố trình độ văn hoá, thẩm mỹ, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề… thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/ đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật,...

Tinh thần thể hiện qua mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, vui chơi, giải trí, các phong trào xã hội,...

* Những yêu cầu cấp bách của vấn đề nâng cao chất lƣợng dân số ở nƣớc ta

Hiện nay chất lượng dân số của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn rất thấp, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Do đó nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển dân số của Việt Nam. Theo Điều 21, Pháp lệnh dân số 2003, nâng cao chất lượng dân số bao gồm các biện pháp sau:

(1) Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản

18 Nguyễn Đình Hoè và Nguyễn Thị Kim Hoa, Đánh giá nhanh chất lượng dân sốnông thôn bằng chỉ số PQI, Kỷ yếu hội thảo khoa học chất lượng dân sô và các dịch vụ xã hội cơ bản.

về chiều cao cân nặng, sức bền, tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người;

(2) Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số;

(3) Đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số;

Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số.

CHƢƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.2.1.1. Vài nét về địa bàn Hà Nội

Về vị trí địa lý, Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (châu thổ Sông Hồng), giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Nam và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Hà Nội có diện tích 920,97 km², với 3.145.300 dân (2005)19, bao gồm 9 quận nội thành (Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân) và 5 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm).

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, nơi làm việc của các cơ quan đầu não của Việt Nam như: Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành... Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa linh hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm. Hà Nội còn là nơi có vị thế thuận lợi, là trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước.

Hà Nội là một thành phố tập trung nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào chiếm trên 62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ trên đại học, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của cả nước hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.20

Qua gần 1000 năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa của cả nước. Hệ thống tài sản văn hóa tập trung đậm đặc với mật độ cao, trên địa bàn Hà Nội có 1.774 địa điểm, di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh, trong đó có 551 đình, 258 đền, 549 chùa, 82 di tích về thời kỳ lịch sử cận, hiện đại và 334 di tích khác, trong đó có những di tích tiêu biểu như Hồ Gươm, Văn Miếu, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, ... Hà Nội có 256 lễ hội dân

19 www.gso.gov.vn

20

gian, tiêu biểu là lễ hội Cổ Loa, hội Gióng, hội đền Hai Bà Trưng, hội gò Đống Đa,...

Ngày 17/6/1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vì những thành tựu trong việc xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, phát triển văn hóa giáo dục và chăm lo cho thế hệ trẻ. Hà Nội là thành phố duy nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương được nhận danh hiệu này.

Kỉ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 4/10/2000 Hà Nội được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý "Thủ đô anh hùng". Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn của cả nước, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của đất nước như Việt Nam đăng cai tổ chức APEC, Việt Nam gia nhập WTO,... Với những đặc điểm đó, văn hóa của Hà Nội pha trộn yếu tố truyền thống và hiện đại Hơn nữa, 2/3 dân số Hà Nội là dân “tứ chiếng quần cư” nên văn hóa, lối sống Hà Nội càng phong phú và biến đổi phức tạp.

Hiện nay, Hà Nội thay đổi rất nhiều, bên cạnh những nét cổ kính xưa, Hà Nội đã mang dáng dấp của một đô thị hiện đại với những toà cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khu đô thị mới nối tiếp nhau mọc lên. Kinh tế thủ đô phát triển với tốc độ nhanh, tập trung vào các ngành mũi nhọn như công nghiệp, du lịch, thương mại và dịch vụ. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ, đường hàng không với sân bay Nội Bài (cách Hà Nội 35 km) là đầu mối các tuyến xuyên Việt và quốc tế. Hệ thống giao thông này là cầu nối Thủ đô với các tỉnh trong nước và thế giới.

Với những đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên, chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội ngày càng nâng cao.

2.2.1.2. Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm nội thành Hà Hội. Phía đông của Quận giáp với sông Hồng, qua bên kia là Quận Long Biên, phía Tây giáp với Quận Ba Đình và Quận Đống Đa, phía Nam giáp Quận Hai Bà Trưng, phía bắc giáp với Quận Ba Đình. Quận có diện tích 5,29 km2, có 18 phường với số dân là 173.000 người, mật độ dân số 32.703 người/ km2

những trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, Chợ Đồng Xuân, Chợ Hàng Da.21

Phường Hàng Gai là một phường thuộc Quận Hoàn Kiếm. Phường có diện tích tương đối nhỏ 0,09 km2, dân số 10.017 người, 2130 hộ dân cư phân chia thành 44 tổ dân phố.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2006 của Phường Hàng Gai, giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp đạt 97,95% so với kế hoạch năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt 88,4%; số lao động được giải quyết việc làm là 550 trường hợp.

Trong năm 2006, số trẻ sinh là 125 cháu trong đó có 4 trường hợp sinh con thứ 3 (2 trường hợp KT2); không có trường hợp nào đẻ sớm, đẻ dày.

Trong năm 2006, phường đã phát thanh được 457 lượt buổi với 610 bài tin. Về công tác cổ động trực quan, Phường đã làm 45 pa nô 2 mặt; 60 khẩu hiệu 01 mặt; 80 cờ nheo; 45 khẩu hiệu 2 mặt; 50 cờ dây; 550 tờ áp phích, tờ gấp. Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời hoạt động vào các buổi sáng hàng ngày; Luyện tập 2 đôi thể dục nhịp điệu thiếu niên, thanh niên tham gia thi quận tổ chức và được quận cử đi tham dự thi thành phố kết quả đạt 01 đạt giải nhất quận, 01 giải nhì quận và 01 giải nhì thành phố, tham gia giải chạy Báo Hà Nội mới có 20 vận động viên đạt giải nhì đội nữ cấp quận, giải nhì cá nhân nữ cấp quận, tổ chức hội khỏe năm 2006 có 150 vận động viên tham gia 06 môn thi đấu.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân được Phường quan tâm. Năm 2006 tổ chức khám và điều trị cho 1070 lượt người, khám sức khoẻ cho 100 lựơt gia đình thương binh liêt sĩ, tiêm chủng mở rộng cho 160 lượt cháu và bà mẹ mang thai, khám mắt cho 150 người cao tuổi.

Trong năm 2006, Phường đã điều tra khám phá 26/37 vụ hình sự (70,2%), bắt 36 đối tượng, trị giá tài sản thu hồi là 287.000.000 đ, khai thác mở rộng án, nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá 2 vụ, so với năm 2005 tăng 07

21 www.hanoi.gov.vn

vụ (23,3% chủ yếu là đua xe gây rối trật tự công cộng), không để xảy ra trọng án, bắt 2 đối tượng truy nã, khám phá 3/3 chuyên án truy xét, lập 5/5 hồ sơ đưa đối tượng đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Về chống tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội, đã khám phá 5 vụ, bắt 6 đối tượng thu nhiều tang vật, lập 12 hồ sơ, đưa 10 đối tượng đi cai nghiệm bắt buộc tại trung tâm cai nghiện của thành phố; lập hồ sơ đưa 4 đối tượng lang thang nghiện ma túy vào cai nghiện tại trung tâm cai nghiện, tạo điều kiện giúp đỡ việc làm cho 2 người, dạy nghề cho 1 người đã cai nghiện cắt cơn điều trị lâu dài tại cộng đồng và cai khỏi nghiện. Khám phá 1 vụ, 13 đối tượng đánh bạc thu 03 bộ chắn, 3 đĩa sứ, 660.000 đ chuyển công an quận truy tố 1 đối tượng (là chủ chứa), xử lý hành chính 12 đối tượng, Tổ chức bảo vệ an toàn Tòa án nhân dân Quận Hoàn Kiếm xét xử 02 phiên lưu động 8 vụ phạm tội ma túy tại Ủy ban nhân dân phường để răn đe giáo dục trực tiếp đến các đối tượng ma túy trên địa bàn, nâng cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy của quần chúng nhân dân.

2.2.1.3. Phường Yên Hoà, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định 74/CP của Chính phủ và đi vào hoạt động từ 1/1/1997 với 11 đơn vị hành chính cấp phường, có diện tích tự nhiên 913,2ha. Quận cằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô. Quận có các đường giao thông huyết mạch đi qua đó là Quốc lộ số 1, Quốc lộ số 6 và 2 tuyến đường vành đai của Thành phố là đường vành đai 2, vành đai 3 nên rất thuận tiện cho việc giao lưu mở rộng thị trường phát triển kinh doanh dịch vụ. Quận thuộc khu vực dự kiến phát triển đô thị của Thành phố trung tâm do đó có lợi thế để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội; địa hình của quận tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quá trình phát triển đô thị. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, có 8 trường Đại học, Cao đẳng, 5 trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề và nhiều nhà máy, xí

nghiệp với đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, công nhân kỹ thuật lành nghề là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển của quận22

.

Phường Yên Hòa là một phường thuộc Quận Thanh Xuân. Năm 1997 Phường Yên Hoà được thành lập trên cơ sở Xã Yên Hoà với diện tích đất tự nhiên 207,9 ha, gần 5000 hộ dân và trên 23000 nhân khẩu.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2006 của Phường Yên Hòa, trong năm 2006, công tác dân số gia đình trẻ em của Phường được quan tâm, các chỉ tiêu về dân số cơ bản hoàn thành, riêng chỉ tiêu sinh con thứ 3 trở lên không đạt yêu cầu. Ủy ban nhân dân phường đã xây dựng 5 điểm đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em, triển khai hoạt động hề cho trẻ em tại 11 cụm sân chơi.

Phường đã thực hiện chính sách ưu đãi người có công, chăm sóc các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội; phối hợp giải quyết việc làm cho 573/560 lao động; giảm 11 hộ nghèo; lập hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 83 người nghèo, cấp học bổng và nuôi đỡ đầu 7 con hộ nghèo, trợ cấp khó khăn đột xuất cho 13 người; cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho 95 người thuộc diện

Trạm y tế phường được xây mới năm 2005, có 7 cán bộ trong đó có 2 bác sĩ, 1 nữ hộ sinh, 3 y tá điều dưỡng, và 1 y tá sơ cấp. Với điều kiện cơ sở vật chất và con người như vậy trạm y tế đảm bảo việc thực hiện theo dõi và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân trong phường. Cán bộ y tế thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, học tại chức hoặc bồi dưỡng. Hiện nay trên địa bàn phường có 21 cơ sở y tế tư nhân và 3 cơ sở y học cổ truyền. Phường đã duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế phường. Các chương trình quốc gia về y tế, dân số gia đình và trẻ em được tiếp tục duy trì đều đặn. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, quản lý hành nghề y dược tư nhân được đẩy mạnh. Trên địa bàn phường không xảy ra dịch bệnh. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 9,3%.

22 www.hanoi.gov.vn

Giáo dục: đây là địa phương được gọi là “đất khoa bảng ngàn năm văn hiến”, theo lịch sử ghi chép thì Yên Hoà xưa có tới 17 vị tiến sĩ qua các triều đại và được lưu danh ở Văn Miếu, ngoài ra hàng trăm người đỗ tú tài trong các kỳ thi Hương, Hội. Hiện nay, phường có các trường từ mầm non đến phổ thông trung học đều đạt chuẩn quốc gia. Nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp quận và thành phố. Phong trào hoạt động khuyến học của Phường cũng phát triển khá mạnh, có 44 chi hội trong đó có 8 chi hội dòng họ với 1509 hội viên.

Trong năm 2006, Ủy ban nhân dân phường đã duy trì đều đặn các hoạt động thông tin tuyên truyền, duy trì phát thanh đều đặn 2 buổi mỗi buổi 30 phút. Ủy ban nhân dân phường đã đầu tư mua mới 02 máy phát thanh mới nhằm đảm bảo công tác phát thanh tuyên truyền. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân phường còn tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức trực quan với 121 chiếc băng zôn = 702 m2; kẻ vẽ 10 pa nô = 50 m2; phướn 5 chiếc = 300 m2. Phường đã tổ chức cổ động bằng xe ô tô, xe máy được 04 buổi phục vụ các hoạt động do phường, quận và thành phố phát động; tổ chức 25 buổi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; kết hợp với các đơn vị trong cụm văn hóa tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức vệ sinh môi trường đạt kết quả tốt; tổ chức tốt Hội nghị đại biểu nhân dân lần thứ 7 bàn về xây dựng đời sống văn hóa. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa của Phường đạt 90% trên tổng số hộ gia đình. Các phong trào thể dục, thể thao được phát triển mạnh, tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 36%. Phường đã kết hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm tại Đình An Hòa và Đình Yên Quyết.

Về an ninh trật tự trong năm 2006, tính đến ngày 20/11/2006, toàn phường xẩy ra 94 vụ phạm pháp hình sự. Công an phường điều tra làm rõ 52/94 vụ. Công an phường tổ chức ký cam kết và phát phiếu tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, vận động 890 hộ dân lắp khóa trong, 450 hộ lắp khóa

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)