Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 133)

Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Các cấp uỷ đảng và chính quyền cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng dựa vào các định hướng, quan điểm, giải pháp trong Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010. Đặc biệt những điều từ 20 đến 25 trong Chương 3- Chất lượng dân số của Pháp lệnh dân số đã được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua theo Quyết định số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 9/1/2003.

Để nâng cao chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội, chúng tôi có những kiến nghị sau:

3.2.1. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và sự hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể

Thực tiễn cho thấy những địa phương các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị coi trọng việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đầu tư xứng đáng điều kiện phát triển kinh tế xã hội thì những địa phương ấy dù còn nghèo vẫn có chỉ số phát triển cộng đồng và chất lượng dân số cao.

Cần phải coi nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu trong các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế của từng địa phương, từng ngành. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước đối với việc đầu tư và cung ứng

các dịch vụ dân số và việc thực hiện các chương trình phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dân số.

3.2.2. Thực hiện các giải pháp nhằm tạo sức bật về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thủ đô nhằm một mặt nâng cao chỉ số GDP, mặt khác là điều kiện vật chất để nâng cao các tiêu chí khác trong chỉ số phát triển nguồn nhân lực.

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu về phát triển xã hội, đặc biệt là thực hiện mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu người và nâng cao khả năng hưởng thụ các dịch vụ xã hội có liên quan trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực như giáo dục, y tế, chăm sóc súc khoẻ. Vì vậy đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo những yêu cầu về chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả là vấn đề then chốt đối với Hà Nội trong chiến lược nâng cao chất lượng dân số.

3.2.3. Thực hiện các giải pháp nâng cao các chỉ tiêu phát triển phúc lợi xã hội cho người dân. Cần ưu tiên đầu tư phát triển văn hoá, đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ lao động có chất lượng cao; đảm bảo đời sống nhân dân để đến năm 2010, Hà Nội không còn hộ nghèo. Đối với công tác phát triển văn hoá, xã hội và con người bên cạnh việc đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường thành phố cũng cần tập trung dành vốn đầu tư để giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc khác như : giảm số hộ nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện môi trường sống và giải quyết triệt để các tệ nạn xã hội nảy sinh.

3.2.4. Tạo môi trường tăng trưởng bền vững, tăng cường giáo dục đào tạo và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

*Mức sống - học vấn - văn hoá là 3 tiêu chí cần giải quyết đồng thời để có thể hỗ trợ cho nhau, không triệt tiêu các thành quả của nhau. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn và lối sống văn hoá hoàn toàn tỷ lệ

thuận với chất lượng dân số, trong khi thu nhập chưa phải là yếu tố quan trọng nhất nâng cao chất lượng dân số.

* Giáo dục và đào tạo phải là khâu đột phá trong quá trình đẩy mạnh sản xuất, cải thiện lối sống, cần tập trung đổi mới xây dựng xã hội học tập, tạo ra sự bình đẳng các cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo của các cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh việc chuyển giao các tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho người lao động. Mở rộng chương trình dạy nghề cho người lao động, nhất là ở khu vực đô thị hoá, đi đôi với việc cho vay vốn tạo việc làm; chương trình phát triển mạng lưới các cơ sở sản xuất, dịch vụ sử dụng ít vốn, nhiều lao động tại các địa bàn có nhiều lao động; đưa nhanh tiến bộ công nghệ vào các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

*Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, thiết thực, gắn với khả năng tạo ra việc làm. Củng cố hệ thống các cơ sở dạy nghề công lập; khuyến khích phát triển các trường lớp dạy nghề ngoài công lập, các hình thức đào tạo và nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp; mở rộng các hình thức đào tạo nghề nghiệp chính quy và không chính quy, tạo điều kiện cho người lao động có thể trau dồi nghề nghiệp thường xuyên, suốt đời.

*Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của người dân đô thị, tăng cường các điều kiện bảo đảm để phát triển mạnh mẽ văn hoá ở cơ sở, tạo điều kiện không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của người dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra), phát huy vai trò và trách nhiệm của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Tạo điều kiện để mọi người dân tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng phù hợp với khả năng của mỗi người.

*Thực hiện giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc ở mọi cấp học, trong từng gia đình, cộng đồng và xã hội, xây dựng các gia đình hiêú học. Xây dựng và tổ chức đời sống văn hoá cơ sở; các tụ điểm văn hoá, thể thao, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các lễ hội truyền thống lành mạnh.

Tăng cường chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên. Thực hiện giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng.

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; thực hiện tốt chính sách dân số.

- Cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Triển khai có hiệu quả hoạt động của các chương trình như : chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010; chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2005.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản. Đa dạng hoá các hình thức và nội dung tuyên truyền, bảo đảm thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực cho y tế thủ đô. Duy trì chỉ tiêu về y tế cấp cơ sở như mục tiêu: 100% xã phường có bác sĩ, 100% xã phường có bác sĩ sản nhi và 100% xã phường có mạng lưới nhân viên y tế thôn bản hoạt động.

- Xây dựng hệ thống y tế dự phòng một cách khoa học hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường.

- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, phong trào vệ sinh phòng bệnh và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ở cộng đồng.

* Đối với Phường Hàng Gai

- Đối với Phường Hàng Gai nói riêng và đối phường khu vực phố cổ nói chung nên xây dựng trạm y tế liên phường, như vậy thì sẽ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt hơn cho người dân.

- Cần tiến hành xây dựng trường học đối với phường Hàng Gai, để học sinh học gần và phường cũng dễ quản lý học sinh hơn. Xây dựng trường đạt

tiêu chuẩn quốc gia, dành diện tích xây dựng trường có khu vui chơi cho học sinh.

- Nên có biện pháp dãn dân hợp lý để người dân chuyển đi nơi ở mới không cảm thấy thiệt thòi. Tạo việc làm khi người dân đến nơi ở mới.

- Đối với khu vực phố cổ, nên sửa chữa hệ thống cấp thoát nước, sửa chữa hoặc xoá bỏ nhà vệ sinh chung, không những gây ô nhiễm còn là nơi chứa đựng mầm gây hoạ.

*Đối với Phường Yên Hoà

- Phường Yên Hoà đất nông nghiệp chuyển đổi nhiều, nhiều người còn khả năng lao động nhưng không biết làm công việc gì do đó nên có lớp các lớp dạy nghề.

- Cần quản lý xát sao hơn nữa đối với sinh viên và người lao động ngoại tỉnh đến thuê nhà tại địa phương. Tăng cường, kiểm tra, giám sát đối với các đối tượng nghiện tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 1 Nguyễn Quốc Anh, Hoàn thiện hệ thống thông tin Quản lý dân số ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội, 2003.

2. Báo Lao động, số 192, ngày 13/7/2005

3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

4. Bộ Y tế, Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam giai đoạn 2008-2020 (Bản dự thảo).

5. 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, 1993.

6. 3 Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Việt Nam: tăng trưởng và giảm nghèo, Báo cáo thường niên 2003-2004, tháng 11/2004.

7. 4 Ban Khoa giáo Trung ương - Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình, Báo cáo tổng hợp đề án Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII) về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, 1999.

8. 5 Ban khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học- Công nghệ- Môi trường- Bộ ngoại giao, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Hà Nội 21-22/6/2000. Trang 18, 19, 24.

9. 6 Báo cáo thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam,

(dự thảo), Hà Nội, Tháng 7/2005. Trang 2, 12, 13, 14, 15, 31, 69, 82, 94, 98.

2004. Trang 31.

11.8 Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Quỹ dân số Liên hợp quốc. Mối quan hệ dân số và phát triển- Lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển ở Việt Nam, Dự án VIE/97/P15, Hà Nội, 2001.

12.9 Bộ Y tế, Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001- 2010, Hà Nội, 2001.

13.1 0

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002, NXB Y học, Hà Nội, 2003. Trang 106.

14. Chính phủ, Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 16/9/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số.

15.1 1

Trần Thị Trung Chiến (chủ biên), Dân số Việt Nam bên thềm thế kỷ XXI, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003. Trang 344.

16. Trần Văn Chiến (chủ nhiệm khảo sát), Báo cáo tổng hợp điều tra, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hạn chế một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội, 2007. 17.1

2

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, 2002.

18. Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội 2007,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2008. 19.1

3

Phạm Tất Dong (chủ biên), Gia đình và cộng đồng với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội, 2001.

20.1 4

Phạm Tất Dong, Nguyễn Thị Kim Hoa, Dương Quốc Trọng, Đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu về dịch vụ xã hội và một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng dân số hiện nay ở nông thôn trên 7 vùng sinh thái. Kỷ yếu công trình khoa học về dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam (Giai đoạn 1998 - 2002), 2003. Trang 45 - 63.

5 Văn Chiến, Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số, đề tài cấp Nhà nước nhánh I, 2006.

22. Nguyễn Hữu Dũng, Chất lượng dân số và các giải pháp nâng cao chất lượng dân số ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học chất lượng dân số và Các dịch vụ xã hội cơ bản.

23.1 6

Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1997.

24.1 8

Nguyễn Thị Kim Hoa, Trần Thị Minh Đức, Phạm Văn Quyết, Nhận thức và thái độ của các vị chức sắc Công giáo đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Báo cáo kết quả đề tài, Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, 1997.

25.1 9

Nguyễn Thị Kim Hoa, Vị thế và vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, 2000.

26.2 0

Nguyễn Thị Kim Hoa, Kiến tạo chỉ số để đánh giá nhanh Chất lượng dân số cộng đồng nông thôn Việt Nam, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

27. Nguyễn Đình Hoè và Nguyễn Thị Kim Hoa, Đánh giá nhanh chất lượng dân sốnông thôn bằng chỉ số PQI, Kỷ yếu hội thảo khoa học chất lượng dân sô và các dịch vụ xã hội cơ bản.

28.2 1

Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)- Đưa các MDG đến với người dân, tháng 11/2002.

29.2 2

Ngân hàng thế giới. Báo cáo phát triển thế giới 2004: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo, NXB Chính trị Quốc gia, 2003. 30. Phường Yên Hòa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội

an ninh quốc phòng năm 2006.

hội an ninh quốc phòng năm 2006. 32.2

4

Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Dân số và phát triển một số vấn đề cơ bản, dự án VIE/97/P17 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

33.2 5

Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Các vấn đề dân số thông tin tóm tắt 2001.

34.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, Nghị quyết số 56/2006/QH11.

35.Đoàn Kim Thắng, Chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số theo hệ tiêu chuẩn mới, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội, 2006.

36.Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 13/2007/CT-TTg ngày 06/6/2007 về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình.

37.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 về việc phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010.

38.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 về việc thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số

39.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)