Giáo dục

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 89)

Giáo dục là một trong những lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm kế thừa và duy trì, phát triển nền văn hoá xã hội một cách liên tục. Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài thúc đẩy phát triển xã hội. Như vậy đầu tư cho giáo dục thực chất là để nâng cao chất lương dân số.

Hà Nội hiện có 2.302 trường học (trong đó 1.705 trường công lập, 597 trường ngoài công lập) với 1.332.964 học sinh và trên 72 ngàn giáo viên. Giáo dục mầm non với 761 trường (công lập 300 trường), 9.597 lớp (2.615 lớp nhà trẻ và 6.982 lớp mẫu giáo), 269.212 cháu (53.200 cháu nhà trẻ, 215.992 cháu mẫu giáo). Giáo dục tiểu học có 652 trường (công lập 629 trường), 12.917 lớp và 407.937 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả cao, huy động 99,9% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1, trong đó trẻ đúng độ tuổi đạt 99,6%. Năm học 2008-2009, dự kiến số

học sinh tuyển mới vào lớp 1 là 82.737 học sinh. Việc trẻ học 2 buổi/ ngày được triển khai ở tất cả các quận huyện, số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày đạt tỷ lệ 75,4%. Giáo dục trung học cơ sở có 586 trường (581 trường công lập), 9.507 lớp và 355.293 học sinh. Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 năm học 2008-2009 dự kiến là 84.495 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông có 184 trường (104 trường công lập), 5.056 lớp và 232.693 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học 2008-2009 dự kiến là 84.691 học sinh.

Cấp tiểu học toàn Thành phố có 91.168 học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học được xét tuyển vào lớp 6 đạt tỷ lệ 98,8%. Kết quả xét tuyển và thi tốt nghiệp lớp 9 có 68.620 học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở đạt tỷ lệ 97,03%. Cấp trung học phổ thông năm nay cả hai đợt thi có 75.375 học sinh đỗ tốt nghiệp, đạt 86,74%.42

Theo kết quả nghiên cứu, Phường Yên Hoà có đủ cả 3 cấp học phổ thông còn Phường Hàng Gai duy nhất chỉ có trường cấp 1, học sinh trung học cơ sở học ghép với học sinh Phường Cửa Nam gây khó khăn trong công tác quản lý học sinh của phường.

“Yên Hoà có cả 4 cấp học từ mầm non đến phổ thông trung học, cả 4 trường đều đạt chuẩn, đây là ưu thế rất lớn về giáo dục Yên Hoà. Trong đó riêng trường trung học cơ sở và mầm non được đầu tư xây mới 30 tỷ đồng” (Nam, cán bộ Phường Yên Hoà).

“Còn về trung học cơ sở mới là điều khó khăn, hiện nay các em học bên phố Nhà thờ. Buổi sáng là Trường Hoàn Kiếm, chiều là Trường Tân Trào. Trường Tân Trào có tới 2 trường học ở đó là Phường Hàng Gai và Phường Cửa Nam. Sắp tới đây theo như dự án của thành phố và của quận thì phường sẽ có trường trung học cơ sở trên diện tích Nhà máy Dệt kim Thăng Long nhưng nói chung vẫn phải chờ(Nam, Cán bộ phụ trách văn hoá Phường Hàng Gai).

Về chất lượng giáo viên và học sinh, tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em đi học đạt 100%, không có trường hợp nào bỏ học.

“Rất ít, vì có 1 trường hợp là phường biết ngay. Theo quy định luật phổ cập giáo dục thì trường nào có học sinh đang học mà bỏ học thì người ta thông báo về địa phương ngay. Cháu đó bỏ học thì có rất nhiều việc phải làm, từ khu dân cư đã phải lo việc đó trước. Mình có cộng tác viên gia đình và trẻ em tại khu dân cư thì khu dân cư phải vận động cháu đi học. Lý do các cháu bỏ học là gì đều cần phải được khắc phục ở khu dân cư trước nếu không được thì mới lên Ban Dân số của phường. Cho nên chuyện bỏ học ở Hàng Gai là không có. (Nam, Cán bộ phụ trách văn hoá Phường Hàng Gai).

Trẻ em nghèo được trợ cấp, miễn giảm học phí: “Phường Yên Hoà không có trẻ bỏ học. Các cháu thuộc diện gia đình nghèo được miễn giảm học phí, cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí” (Nam, Cán bộ phường Yên Hoà).

Đội ngũ giáo viên của các trường hầu hết có trình độ cao đẳng và đại học, ngoài ra thường được bồi dưỡng nghiệp vụ.

“Trường này chất lượng cực kỳ tốt, giáo viên ở trường có trên 80 đạt giáo viên dạy giỏi cấp quận. Chưa đạt trường chuẩn quốc gia về một số mặt như cơ sở vật chất còn đội ngũ giáo viên là tốt. Hàng năm các cô giáo đều đi học để nâng cao nghiệp vụ. Có cô đi học đại học, có cô đi học lớp bồi dưỡng theo chỉ tiêu của Sở”. (Nam, Cán bộ phụ trách văn hoá phường Hàng Gai).

Ngoài việc học chính ở trường, nhiều gia đình còn cho con cái học thêm các môn phụ để phát triển năng khiếu, hoàn thiện thể lực là một cách đầu tư cho nguồn nhân lực rất quan trọng của các gia đình. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dân số ở Việt Nam hiện nay. Số liệu điều tra cho thấy, số lượng gia đình cho con học thêm các môn phụ không nhỏ. Điều này cho thấy nhận thức của các bậc phụ huynh đã nâng cao, đồng thời điều kiện kinh tế của một số hộ ở địa bàn ở mức khá giả.

Bảng 12: Việc học thêm của con cái (%) Phƣờng

Môn học thêm Hàng Gai Yên Hòa

Ngoại ngữ 40,7 81,9 Vẽ 9,6 15,7 Cờ tướng, cờ vua 6,7 4,8 Hát, nhạc 14,4 22,9 Võ 8,7 22,9 Học bơi 18,3 12,0 Một số môn khác 27,9 19,3

Qua bảng số liệu trên, phụ huynh cho con em đi học thêm các môn phụ cũng khá đang dạng. Phụ huynh cho con em đi học nhiều nhất là ngoại ngữ đều đạt trên 40%, đặc biệt Phường Yên Hoà có tỷ lệ rất cao 81,9%.

“Cháu bé thì không học thêm ở đâu, còn cháu lớn thì tôi cho học thêm ở trường 3 môn Toán, Văn, Anh. Việc học thêm này là do nhu cầu của phụ huynh trong lớp nên Ban phụ huynh học sinh đứng ra tổ chức và mới cô giáo của lớp dạy luôn cho các cháu” (N.K.O, nữ, 30 tuổi, Phường Yên Hoà).

* Hoạt động hội khuyến học

Hội khuyến học đã phát huy được vai trò của mình trong việc vận động đóng góp quỹ, hỗ trợ và khen thưởng kịp thời cho các em có thành tích cao trong học tập.

“Yên Hoà là một trong những làng khoa bảng của Hà Nội. Có tới 13 vị đỗ tiến sĩ được khắc bia ở Văn Miếu. Phường có 44 chi hội khuyến học trong đó có 8 chi hội dòng họ và 1.509 hội viên. hoạt động nhiệt tình, tâm huyết. Trong năm 2006 số tiền ủng hộ cho quỹ khuyến học toàn phường là

108.783.000 đồng, đó là đóng góp của các ban ngành đoàn thể, các cá nhân trong phường” 43

“Hàng năm đề nghị trích quỹ này ra để thưởng cho các em học sinh giỏi, số lượng học sinh giỏi nhiều nên mức thưởng bình thường còn những em đạt học sinh giỏi quận, thành phố hoặc những em đỗ đại học thì có mức thưởng riêng.Kể cả những cô giáo dạy giỏi, những cô giáo trong năm đạt thành tích suất sắc của trường nằm trên địa bàn phường thì bao giờ cũng có phần thưởng cuối năm.Hoạt động của quỹ này chia làm 2 đợt, đợt 1 kết thúc năm học những em nào đạt học sinh giỏi photo giấy khen, đợt 2 trao phần thưởng cho các em đỗ đại học và trước năm học mới để khuyến khích các em học sinh nghèo vựơt khó... Phường bao giờ có chương trình tặng quà cho các em khó khăn có thể là vở, bút”. (Nam, Cán bộ văn hoá Phường Hàng Gai)

Tóm lại:

- Tại Hà Nội, vấn đề giáo dục được quan tâm một cách đúng mức, tỷ lệ trẻ em đi học đạt 100%, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp học cao.

- Ở khu vực phố cổ do điều kiện chật chội, trường học diện tích hẹp, thiếu diện tích cho các em vui trong trong giờ nghỉ giải lao. Có tình trạng học xen ghép với các trường khác.

- Ngoài việc đầu tư cho con cái học ở trường các bậc phụ huynh cho con học thêm các môn phụ (hát nhạc, bơi, võ, cờ vua, cờ tướng..) phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

- Hội khuyến học ở Phường Yên hoà và Phường Hàng Gai đã phát huy được vai trò của mình trong việc vận động đóng góp quỹ, hỗ trợ và khen thưởng kịp thời cho các em có thành tích cao trong học tập.

43Phường Yên Hòa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2006

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)