Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên tài nguyên chỉ có hạn, với mức gia tăng dân số quá nhanh như hiện nay nguồn tài nguyên suy giảm nghiêm trọng đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt. Con người đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề do ô nhiễm môi trường gây ra: Không gian sống ngày càng thu hẹp, hệ sinh thái mất cân bằng, sức khỏe bị suy giảm với hàng loạt bệnh có liên quan đến môi trường.
* Môi trƣờng không khí
Hiện nay, chất lượng môi trường không khí Hà Nội đang bị suy thoái đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Môi trường không khí hiện đang chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt của cộng đồng. Từ năm 2000 đến nay, nồng độ bụi có biểu hiện tăng dần đều, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 4,5 lần trong khu vực nội thành. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động xây dựng và hoạt động giao thông đô thị gia tăng mạnh với 110.000 xe ôtô các loại và gần 1.300.000 xe máy và 60 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khu đô thị mới. Kết quả đo độ ồn hàng năm cho thấy, mức độ gây ồn do công nghiệp đã giảm đáng kể so với thời kỳ 1991 - 1995. Nhưng độ ồn do hoạt động giao thông tăng dần, thời kỳ từ 1996 - 2000, đặc biệt từ năm 2001 - 2004, mức độ ồn đều tăng từ 2-8 lần so với tiêu chuẩn cho phép.51
51 Báo Lao động, số 192, ngày 13/7/2005
* Nƣớc thải sinh hoạt:
Tổng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành Hà Nội khoảng 500.000m3/ngày đêm. Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải này đều thoát qua hệ thống cống thoát nước và 4 sông tiêu chính của thành phố (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu). Nước thải sinh hoạt hiện phần lớn được qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại. Nước thải sản xuất, nước thải của các bệnh viện và các cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chiếm 90% tổng lượng nước thải công nghiệp và dịch vụ trên toàn thành phố chưa được xử lý đều xả vào nguồn nước mặt. Nước thải do các cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mới chỉ chiếm khoảng 6% tổng lượng nước thải của thành phố. Hiện nay, các sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm đang gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng dân cư.52
Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, trong năm 2007, Hà Nội đã làm được 77,9 km kênh mương thoát nước; 44,4 km sông thoát nước; 628 km cống thoát nước ngầm, 844 hệ thống xử lý nước thải.53
Tuy nhiên, hệ thống thoát nước thải ở Hà Nội được xây dựng từ lâu, nhiều chỗ bị hỏng, đất rơi xuống làm tắc nghẽn, nhiều hôm mưa to là nước lại ngập... ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
“Hiện nay còn vấn đề đang quan tâm là đường thoát nước thải, sắp tới được đầu tư cơ sở hạ tầng người dân cũng bỏ tiền ra để cải tạo. Trước đây, tất cả xây ngầm, nhiều chỗ bị tắc người dân tự cải tạo” (nam, 78 tuổi, trình độ Đại học, Cán bộ Mặt trận tổ quốc Phường Hàng Gai).
"Tại đây, ngày nắng thì bụi mù mịt, còn ngày mưa thì như một cái ao, thậm chí những ngày mưa to như hôm 4.9 vừa qua thì cả đoạn đường như một khúc sông, khiến chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài. Đã thế, mặt đường lại rất nhấp nhô, vừa có sống trâu, vừa nhiều ổ voi, ổ gà, rất nguy hiểm cho người đi đường. Vào những ngày mưa, nước đọng trên mặt đường không khác gì ao. Dưới lòng “ao” đó là những cái bẫy chết người. Đã có
52
Báo Lao động, số 192, ngày 13/7/2005
53Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2008.
nhiều người không đi quen đường, mắc “bẫy” ngã trượt, nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra trên đoạn đường này”". (L.V.Đ, nam, tổ 49, Phường Yên Hoà).
* Rác thải sinh hoạt
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hoá ở Hà Nội tăng mạnh. Mức sống của người dân đang không ngừng được cải thiện nên lượng rác thải sinh hoạt bình quân tính theo đầu người tăng từ 0,44kg/người/ngày vào năm 2000 lên 0,60kg/người/ngày năm 2004, với tổng số dân là 3,1 triệu người. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong nội thành là 500.000 tấn/năm. Lượng chất thải công nghiệp gia tăng hàng năm là 5%, trong đó khoảng 38% là chất thải độc hại. Trong đó, xử lý chế biến rác sinh hoạt thành phần hữu cơ trung bình chỉ được gần 10% (tại Nhà máy xử lý rác Cầu Diễn với công suất xử lý 50.000 tấn rác thải sinh hoạt/năm). Lượng rác được thu gom, vận chuyển chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn chỉ đạt 85%. Mặc dù, năm 2004 đã có trạm xử lý rác thải công nghiệp với công suất thiết kế 50-100 tấn/ngày nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử. 54Do đó, việc xử lý chất thải rắn để tiết kiệm diện tích đất chôn lấp là một trong những khó khăn, là yêu cầu cấp bách đặt ra với thành phố Hà Nội.
* Nƣớc sạch
Lượng nước ngầm do Cty kinh doanh nước sạch và các nhà máy, xí nghiệp và các hộ dân khai thác hàng ngày ở Hà Nội ước tính từ 600.000 - 650.000m3. Theo dự báo, đến năm 2010, nhu cầu sử dụng nước của thành phố sẽ tiệm cận với giới hạn trữ lượng nước ngầm có thể khai thác an toàn. Hiện đang có những vùng khai thác có biểu hiện suy thoái cạn kiệt như khu vực phía nam và tây nam thành phố.
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và tiếp cận các điều kiện vệ sinh môi trường ngày một tốt hơn nhưng vẫn còn một số nơi vẫn phải dùng nước giếng khoan qua xử lý bằng cách đơn giản không thể lọc hết được chất ô nhiễm. Theo quan sát thấy nước giếng khoan khi bơm lên có màu vàng mùi tanh, không thể sử dụng ngay mà phải có chế độ lọc nước. Nhưng người dân
54 Báo Lao động, số 192, ngày 13/7/2005
cũng chỉ sử dụng cách lọc đơn giản là dùng sỏi hoặc cát, như vậy không thể lọc hết được các chất ô nhiễm có trong nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ khi sử dụng.
* Nhà vệ sinh
Ở khu vực Phường Hàng Gai còn tồn tại một số nhà đông hộ việc sử dụng vệ sinh chung- khu vệ sinh được xây dựng nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng, gây ô nhiễm. Nhiều khu cũ kỹ như lò gạch bỏ hoang, cửa vào nhỏ hẹp vừa nửa người (người thiếu cẩn thận luôn bị cộc đầu khi vào, ra), cánh gỗ mục nát. Cạnh bệ xí xổm là một chiếc cột gỗ cũ kỹ được chống lên mấy viên gạch để tránh sụt mái… “Khu vệ sinh đáng sợ như thế này, nhưng vẫn là chốn "viếng thăm" thường nhật của các hộ dân trong ngôi nhà.
Ảnh 5: Cận cảnh nhà vệ sinh
“Khu vệ sinh là chỗ “cha chung không ai khóc", người dùng lại đông dần, nên bẩn là điều tất yếu. Thêm nữa, do thời gian, tất cả các nhà vệ sinh ở các phố cổ đều cũ kỹ, nhưng rất khó cải tạo. Hệ thống cống nước thải được xây dựng từ xưa là hệ thống cống ngấm. Chính vì vậy, muốn cải tạo một khu vệ sinh, người ta chỉ còn cách xây mới, rất tốn công…”.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số... đang gây ra sức ép lớn đối với tài nguyên và môi trường Hà Nội. Để cải thiện tình hình trên, cần có sự thay đổi từ nhận thức đến cách ứng xử đối với môi trường, để cộng đồng cùng tham gia đóng góp giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Tóm lại:
- Hiện nay, chất lượng môi trường không khí Hà Nội đang bị suy thoái đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Môi trường không khí hiện đang chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt của cộng đồng.
- Nước thải sinh hoạt hiện phần lớn được qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại. Nước thải sản xuất, nước thải của các bệnh viện và các cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chiếm 90% tổng lượng nước thải công nghiệp và dịch vụ trên toàn thành phố chưa được xử lý đều xả vào nguồn nước mặt. Hệ thống thoát nước thải ở Hà Nội được xây dựng từ lâu, nhiều chỗ bị hỏng, đất rơi xuống làm tắc nghẽn, nhiều hôm mưa to là nước lại ngập... ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Trong những năm qua, tốc độ đô thị hoá ở Hà Nội tăng mạnh. Mức sống của người dân đang không ngừng được cải thiện nên lượng rác thải sinh hoạt bình quân tính theo đầu người tăng. Do đó, việc xử lý chất thải rắn để tiết kiệm diện tích đất chôn lấp là một trong những khó khăn, là yêu cầu cấp bách đặt ra với thành phố Hà Nội.
- Khu vực phố cổ vẫn còn tồn tại một số nhà vệ sinh chung, hiện đã xuống cấp trầm trọng gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
- Về vấn đề nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, nhìn chung được thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn một số nơi nhiều người dân vẫn chưa được sử dụng nước sạch, một số nơi vẫn phải dùng nước giếng khoan. Người dân chỉ sử dụng cách lọc đơn giản là dùng sỏi hoặc cát, như vậy không thể lọc hết được các chất ô nhiễm có trong nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ khi sử dụng.