Giao thông liên lạc

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 72)

* Giao thông

Theo khảo sát mới nhất của Sở Giao thông công chính Hà Nội, hiện mạng lưới đường khu vực nội đô có chiều dài 598km với diện tích mặt đường

hơn 7,3km2. Mật độ đường bình quân rất thấp, chỉ đạt 4,38km đường/km2, trong đó, đặc biệt có tới trên 60% các nút giao thông của thành phố đã quá tải lượng phương tiện (trên 6.000 xe/giờ). 30

Việc quá tải này được đánh giá bằng cách tính từ 2 - 3 lượt tín hiệu đèn xanh nhưng phương tiện không thoát qua nút. Có tới 80% số đường có mặt cắt dưới 11m, có 35 điểm giao cắt với đường sắt, vỉa hè chật hẹp (từ 3 - 8m) và thường bị chiếm dụng để kinh doanh. Hầu hết các tuyến đường không có làn dành riêng cho xe buýt, mạng lưới xe buýt chưa hoàn chỉnh, các tuyến chưa phù hợp, nhiều tuyến đường nhỏ nhưng xe buýt lớn.31

Những yếu tố ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, đó là phương tiện giao thông tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2007, đã đăng ký đưa vào tham gia giao thông 93.883 phương tiện cơ giới, trong đó, ôtô 9.598 xe (tăng 4.537 xe), xe môtô 84.285 xe (tăng 15.891 xe) nâng tổng số phương tiện đang quản lý là 185.529 xe ôtô, 1.850.012 môtô (chưa kể xe quân đội, xe của các cơ quan Trung ương). 32

Tiếp đến là các công trình trọng điểm của thành phố đang trong quá trình thi công, tiến độ chậm được đưa vào khai thác, do vậy phương tiện tăng nhưng đường sá chưa tăng, dân cư chuyển dịch tự do vào thành phố cũng tăng mạnh gây áp lực đối với giao thông thành phố (86.000 người, tăng 39% so với năm 2006). Ngoài ra, ý thức chấp hành của một số người chưa cao. Nhiều phương tiện bị hạn chế vào giờ cao điểm vẫn hoạt động gây ùn tắc giao thông. Hiện thành phố cũng mới chỉ xoá 26/52 điểm đen về tai nạn giao thông.33

Giao thông là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ vì chúng liên quan đến vấn đề và đảm bảo cho cuộc sống người dân. Nhìn chung hệ thống giao thông tại địa bàn nghiên cứu tương đối tốt, trên 90% các ngõ phố đều là đường nhựa và đường bê tông. Phường Hàng Gai có 11 tuyến phố, ngõ, trong đó đã hình hình thành tuyến phố văn minh đô thị, tuyến phố

30 www.laodong.com.vn

31 www.laodong.com.vn

32 www.laodong.com.vn

chuyên doanh, và tuyến phố 3 trật tự. Tuyến phố văn minh đô thị: Hàng Bông- Hàng Gai: một trong yêu cầu không được để xe dưới lòng đường; tuyến phố chuyên doanh Hàng Gai, chuyên bán hàng tơ lụa và đồ lưu niệm cho khách nước ngoài. Tuyến phố 3 trật tự: Trật tự đô thị; Trật tự giao thông;Vệ sinh môi trường.

“Tuyến phố văn minh trật tự chúng tôi thực hiện được 4 năm nay rồi, còn tuyến phố chuyên doanh năm ngoài thực hiện giai đoạn 1, giai đoạn 2 thì còn dài. Trong giai đoạn 2, chúng tôi tiếp tục vận động những hộ kinh doanh đưa ra quy chế cửa hàng như về giá cả, thái độ phục vụ khách hàng, trang trí cửa hàng…bên cạnh đó kết hợp với thực hiện tuyến phố văn minh đô thị đã giúp cho phát triển kinh tế phường”. (nam, 78 tuổi, trình độ Đại học, Cán bộ Mặt trận tổ quốc phường Hàng Gai).

Nhưng hiện nay, đường đi bị thu hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm do xây dựng cơi nới trái phép của các hộ dân đã xâm phạm đến các hạng mục công trình vốn chất lượng đã kém, xuống cấp nhanh, gây ùn tắc giao thông, úng ngập trong những ngày mưa, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân…Đây là những vấn đề bức xúc trong đời sống của người dân.

Tại đây, ngày nắng thì bụi mù mịt, còn ngày mưa thì như một cái ao, thậm chí những ngày mưa to như hôm 4.9 vừa qua thì cả đoạn đường như một khúc sông, khiến chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài" (L.A.Đ, nam, tổ 49 phường Yên Hoà).

Hiện tượng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra vào giờ tan tầm, đặc biệt ở khu vực trường học, cha mẹ đón con lấn chiếm hết vỉa hè, lòng đường hay việc bố trí tuyến xe buýt loại lớn đi qua lấn hết vị trí lòng đường hay những xích lô dàng hàng chục cái, đi chậm chậm trong khu vực phố cổ gây tắc nghẽn giao thông.

“Đường phố nhà cửa thì khang trang nhưng chỉ có một cái khó là vỉa hè quá nhỏ, có chỗ gần như không có vỉa hè. Công an phường đã rất tích cực trong việc đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn phường, đặc biệt là các điểm đông dân cư và khu vực trường học như cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, giếng Chùa…nhưng vì đường hẹp, lượng xe cộ qua lại động nên đôi khi vẫn xảy ra ùn tắc” (H.T.D, nam, 31 tuổi, Cán bộ văn hóa phường Yên Hoà).

“Đặc biệt là khu vực phố cổ với bề rộng lòng đường dưới 8m, luôn xuất hiện nhiều tuyến xe buýt 80 chỗ, 60 chỗ chạy qua lấn chiếm hết lòng đường rồi những đoàn dài xích lô chở khách du lịch đi vào các giờ cao điểm họ gây ùn tắc giao thông phố cổ”34

34

Ảnh 2: Đoàn xe xích lô 35

Tắc nghẽn giao thông gây ra ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người do không khí bị ô nhiễm: khí thải từ các phương tiện giao thông, bụi, gây mệt mỏi, căng thẳng. Không những thế còn ảnh hưởng đến buôn bán của người dân. Như vậy việc phân bố luồng giao thông không hợp lý đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Tắc nghẽn giao thông gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân tham gia giao thông và những hộ dân sống ở mặt đường.

“Khi giao thông bị tắc, người ta hay cáu bực lắm, có thể văng tục ra rất mất lịch sự. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng sức khoẻ của con người, không khí nhiễm bụi, khí thải từ động cơ xe máy, trong khi mật độ dân số tham gia giao thông thì ngày càng cao.” (Nam, 47 tuổi, Cán bộ phường Yên Hòa)

Như vậy ở đô thị thành phố Hà nội, ùn tắc giao thông đang là vấn đề lớn, ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ, tinh thần của người dân, làm giảm chất lượng dân số. Do vậy, người dân mong muốn chính quyền địa phương cải tạo hệ thống giao thông.

35www.tracotour.com

“Nhìn chung cơ sở hạ tầng của phường tương đối tốt nhưng về đường, ngõ phố cần phải đầu tư mở mang cho rộng hơn chứ hiện tại đường ngõ nhiều đoạn xuống cấp và hẹp. Mà phường có những dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Tôi nghĩ, nên chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống đường xá” (N.T.D, nữ, 28 tuổi, phường Yên Hoà).

* Thông tin liên lạc

- Đài phát thanh của phường

Trước hết phải kể đến đài phát thanh của phường, thường phát sóng vào lúc 7h đến 8h sáng và 5h đến 6h chiều. Nội dung chủ yếu của đài là tuyên truyền những chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước của thành phố: hướng dẫn thi hành các luật, tình hình an ninh trật tự, các thông báo, chăm sóc sức khoẻ cho mọi người… Có một thực tế, loa truyền thanh của tất cả các phường trên địa bàn thành phố treo ở trên cột điện, vậy thì có mở to hay mở nhỏ thì chỉ có người ngồi mặt phố nghe rõ nhất, đương nhiên những người ở nhà sâu, nhà trong sẽ khó nghe hơn có thể không nghe thấy những thông tin đó.

“Chiều nào cũng khoảng 5h gì đấy, họ thông báo nhiều vấn đề lắm nào là đóng thuế, họp tổ và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh H5N1, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…Không quan tâm cũng không được, thông báo như vậy ai mà chẳng phải nghe nhưng mà cũng có cái hay mình nắm bắt được các thông tin của địa phương”(N.B.M, nữ, bán hàng, phường Yên Hoà).

Mức độ quan tâm và rất quan tâm đến thông tin đài phát thanh phường chiếm trên 50% số người được hỏi.

Bảng 10: Mức độ quan tâm đối với thông tin của đài phát thanh phƣờng

Phƣờng

Mức độ quan tâm Hàng Gai Yên Hoà

Quan tâm 22.7 35.0 Bình thường 23.3 31.0 Ít quan tâm 13.3 9.0 Không quan tâm 11.3 3.0 Tổng 100.0 100.0

Trong quá trình đi phỏng vấn, chúng tôi ghi lại được thường những người có tuổi, cán bộ tổ dân phố và các hộ mặt đường quan tâm đến thông tin đài phát thanh phường nhiều hơn. Điều đó được lý giải là vì các họ có mối quan tâm riêng. Như các cụ cao tuổi xem phát lương vào ngày nào, cán bộ tổ dân phố nghe xem bản tin của tổ mình có được phát trên loa hay không còn những người buôn bán nghe xem có chủ trương chính sách gì mới không, thời điểm nào nộp thuế... Có phản ảnh của người dân “nhiều khi muốn nghe cũng không nghe được”. Vị trí đặt loa chưa hợp lý, lại phát vào giờ cao điểm, xe cộ đi lại đông đúc nên chất lượng không tốt. Đó là một thực tế, loa truyền thanh của tất cả các phường trên địa bàn thành phố treo ở trên cột điện, vậy thì có mở to hay mở nhỏ thì chỉ có người ngồi mặt phố nghe rõ nhất, đương nhiên những người ở nhà sâu, nhà trong sẽ khó nghe hơn có thể không nghe thấy những thông tin đó.

“Không phải ai cũng muốn nghe. Người ta thích xem chương trình ti vi hơn, loa ồn người ta không thích cho nên mình chỉ phát ở ngoài phố thôi. Ngay cả những người ở ngoài phố nghe đài phường cũng khó. Tuy nhiên có một số người thường xuyên theo dõi, đó là những người kinh doanh, buôn bán họ thường xuyên ngồi ở vỉa hè” (Nam, Cán bộ văn hóa, phường Hàng Gai).

Nguyên nhân của hiện tượng này theo phỏng vấn sâu trường hợp người dân, lý giải: thời gian phát sóng thường là vào giờ cao điểm, người dân đang khá bận rộn vì phải chuẩn bị đi làm (sáng) hoặc về nhà bận việc chăm sóc cho gia đình (chiều), hoặc giao thông vào tầm đó cũng khá ồn ào, không nghe rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân nổi bật là do điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của người dân đô thị đang ngày càng được nâng cao, trong sự hiểu biết của họ, họ cũng đã từng biết đến những nội dung mà đài phát thanh phường

thường phát, do vậy, những thông tin đó không thu hút được sự chú ý của người dân. Thêm vào đó, do sự phát triển của các loại dịch vụ, người dân đô thị không khó để tìm kiếm các thông tin đó, thậm chí những thông tin mà họ tìm được sâu sắc hơn, thú vị hơn những thông tin mà đài phát thanh phường phát.

- Điện thoại

Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, năm 2007, số máy điện thoại của Hà Nội là 50 cái/100 dân (Thành phố Hồ Chí Minh: 18/100 dân; Hải Phòng: 20,8/100 dân, Đà Nẵng: 25/100 dân).36

Về mức độ sử dụng điện thoại, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại khá cao.

Bảng 11: Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại (%)

Phường Loại điện thoại

Hàng Gai Yên Hoà Cố định 96.0 94.7 Di động 83.3 92.1

Điện thoại cố định vẫn là phương tiện liên lạc quan trọng và phổ biến. Qua bảng trên có thể thấy trên tại Phường Hàng Gai có 96% hộ dân sử dụng điện thoại cố định; 83,3% hộ dân có sử dụng điện thoại di động. Tại Phường Yên Hòa con số này là 94,7% và 92,1%.

Sở dĩ số lượng tỷ lệ hộ dân tại đô thị thành phố Hà Nội sử dụng điện thoại cao như trên do kinh tế ngày càng phát triển, đây là phương tiện chủ yếu để mọi người có thể liên lạc.

“Hầu hết các hộ gia đình đều có điện thoại, kể cả hộ nghèo” (HTD, nam, 31 tuổi, Cán bộ văn hóa phường Yên Hoà).

- Máy thu hình

36Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2008.

Về tình hình sử dụng máy thu hình của người dân chưa có con số thống kê chính thức của tất cả cộng đồng dân cư nhưng một điểm cũng được cho là đặc trưng của đô thị, đó là hầu hết mỗi hộ đều có ít nhất 1 máy thu hình. Ở khu vực đô thị, nhiều người dân lựa chọn sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp, kỹ thuật số cao do đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin và việc lắp đặt thuận lợi, chi phí lắp đặt cũng không đáng kể và phí thuê bao hàng tháng cũng không nhiều. Ở địa bàn nghiên cứu, số hộ dân sử dụng dịch vụ này đều chiếm trên 80%, cụ thể là: Yên Hoà 87,5%, Hàng Gai 81,3%.

- Internet

Hiện nay, Internet đã đến từng gia đình, đây là đặc trưng đáng chú ý ở đô thị. Việc đưa Internet về từng gia đình và mở rộng mạng lưới trên địa bàn phường có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong cuộc sống: liên lạc, xem tin tức, tìm kiếm thông tin….nhằm nâng cao tri thức xã hội.

Biểu 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet

“Chỉ có mình em vào mạng thôi, vào mạng bổ ích lắm. Bố mẹ em bận bán hàng nên cũng chẳng để ý. Em đọc sách báo, xem thông tin qua mạng. Ai không vào mạng thì thật là thiệt thòi, nhất là giới trẻ vì cơ hội việc làm, kiến thức,… đều ở trên đó cả” (Đ.T.H, nam, 24 tuổi, phường Yên Hoà).

“Trên địa bàn phường có 5 quán Internet nhưng chưa thấy có vụ nào ồn ào xảy ra vì không hoạt động qua đêm được, bọn anh quản lý rất chặt. ở đây là khu phố cổ nhà cửa san sát, các hàng quán không dám mở khuya vì mở khuya quá ồn ào hàng xóm người ta không chịu được. Thanh niên vào đọc báo, đọc tin, chat còn game chơi không đông, lực lượng chơi game trên một phòng máy không nhiều. Bởi vì tại những khu phố dân trí tương đối cao thì tại các máy gia đình cũng có rồi cho nên lượng khách Internet trên địa bàn phường mình không đông như các điểm của các phường khác” (Nam, Cán bộ văn hóa phường Hàng Gai).

Tóm lại, tại địa bàn nghiên cứu, hệ thống giao thông tương đối tốt, trên 90% các ngõ phố đều là đường nhựa và đường bê tông. Tuy nhiên, nhiều tuyến phố đã xuống cấp, vỉa hè bị lấn chiếm nghiêm trọng, tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra ở cổng trường học. Hệ thống loa truyền thanh tại phường Hàng Gai và Yên Hòa chưa phát huy được tác dụng. Số hộ sử dụng

38 42.1 35 36 37 38 39 40 41 42 43

điện thoại cố định và điện thoại di động cao, số hộ có truyền hình cáp, kỹ thuật số và internet ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị Thành phố Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)