PHẦN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 25)

8. Cơ sở lý thuyết

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Phản ứng của phụ nữđối với bạo lực gia đình

Theo kết quả Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở

Việt Nam, trong năm 2010, cứ ba gia đình thì có một gia đình xảy ra các hành vi bạo lực như tát, đấm, đá, đánh đập vợ, đe dọa, nhục mạ, cô lập các mối quan hệ, hạn chế tiếp cận với thông tin, dịch vụ, nguồn lực, lạm dụng tình dục, ép buộc quan hệ tình dục và các hình thức bạo lực khác… 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết họđã từng bị ít nhất một trong ba hình thức bạo lực: thể xác, tinh thần và tình dục trong đời nhưng hầu hết họ đều không nói ra, không muốn công khai cho người ngoài biết và chọn cách im lặng, nhẫn nhịn chịu đựng.

So sánh với nghiên cứu năm 1999 ở 6 xã tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ

Chí Minh với mẫu gồm 600 phụ nữ đã lập gia đình, sẽ nhận thấy sự gia tăng

đáng kể tỷ lệ phụ nữ phải gánh chịu hành vi bạo lực. Bạo lực thân thể, theo kết quả của cuộc nghiên cứu này, mới chỉ xảy ra trong 16% các gia đình, trong đó 10% là các gia đình có kinh tế khá giả và 25% các gia đình có kinh tế túng thiếu. Bạo lực tình dục xảy ra ở 18% các gia đình khá giả về kinh tế và 25% gia

đình túng thiếu về kinh tế. (Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh, 1999)

Cần lưu ý rằng tất cả các số liệu này đều có khả năng thấp hơn thực tế do người trả lời thường ngại nói với người khác về vấn đề bạo lực của người chồng do xấu hổ, do tâm lý không muốn “vạch áo cho người xem lưng” và “xấu chàng hổ ai” hay do chịu ảnh hưởng của những tư tưởng lạc hậu, định kiến khác.

Có hai cách phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt với bạo lực gia

đình. Phản ứng mạnh bao gồm các biểu hiện như kháng cự, đánh lại, trả thù, dùng võ mồm, ly hôn… N gược lại, có nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục im lặng, chịu

đựng mọi đòn đánh, hành vi ngược đãi của người chồng cho dù hành vi này diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và đã có lúc người phụ nữ tưởng như hết khả năng chịu đựng. Chúng tôi coi kiểu hành động như vậy là phản

Để tìm hiểu diễn biến phản ứng của phụ nữ trước hành vi bạo lực, các câu hỏi sau đã được nêu ra trong bảng hỏi:

Hộp 1. Câu hỏi về diễn biến phản ứng của phụ nữ trước hành vi bạo lực

C13. Trước khi bị chồng đánh, chịđã dựđịnh phản ứng như thế nào? C14. Phản ứng thực tế của chị ra sao?

C15. Khi sự việc diễn ra thường xuyên, kéo dài, chị có phản ứng như thế nào? 1. Phản kháng, trả thù, ly hôn

2. Nói chuyện phải trái với chồng 3. Nhờ người khác giúp đỡ/can thiệp 4. Hy vọng được ứng cứu

5. Chạy trốn/tìm cách thoát thân 6. Chấp nhận

Số liệu nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau khá lớn giữa phản ứng dự kiến

phản ứng thực của phụ nữđối với hành vi bạo lực. Có thể nói, phần lớn phụ

nữ đều “nghĩ” rằng mình không thể chấp nhận hành vi bạo lực. Tỷ lệ phụ nữ

chọn các cách thức phản ứng mạnh tương đối cao. 27,2% trong tổng số 125 người được hỏi dựđịnh phản kháng, trả thù, thậm chí đánh lại chồng và ly hôn. 20,8% dựđịnh nói chuyện phải trái với chồng để giải quyết vấn đề bạo lực. Chỉ

10,4% phụ nữ trả lời sẽ chấp nhận bạo lực, 18,4% quyết định chạy trốn hay tìm cách thoát thân. Nhưng khi bạo lực xảy ra, có đến 43,2% phụ nữ chấp nhận hành vi bạo lực của chồng. Xu hướng lựa chọn cách thức phản ứng gần như trái ngược hoàn toàn so với dự kiến ban đầu. Chỉ còn lại 6,4% chọn cách phản ứng mạnh. Tỷ lệ phụ nữ dự kiến nhờ người khác can thiệp, giúp đỡ trên thực tế chỉ

còn 10,4% so với 13,6% ban đầu. Nhưng tỷ lệ hy vọng được ứng cứu tăng lên gần gấp đôi từ 9,6% ban đầu tăng lên 15,2%. Bảng dưới đây cho thấy sự khác biệt trong diễn biến phản ứng của người phụ nữ theo thời gian: trước, sau và ngay tại thời điểm bị bạo lực.

Bảng 1: Diễn biến phản ứng của phụ nữ trước hành vi bạo lực (%, N = 125)

Diễn biến phản ứng TT Cách thức phản ứng

Dự kiến Thực tế Lâu dài

1. Phản kháng, trả thù, ly hôn 27,2 6,4 6,4 2. Nói chuyện phải trái với chồng 20,8 4,0 4,0 3. Nhờ người khác giúp đỡ/can thiệp 13,6 10,4 8,8 4. Hy vọng được ứng cứu 9,6 15,2 8,0 5. Chạy trốn/tìm cách thoát thân 18,4 20,8 14,4 6. Chấp nhận bạo lực 10,4 43,2 58,4

Phản ứng lâu dài của người phụ nữ trước hành vi bạo lực của chồng có vẻ

như ngày càng tiêu cực hơn. Hy vọng được ứng cứu giảm gần một nửa so với hy vọng tại thời điểm bị bạo lực (8% so với 15,2%). Tỷ lệ phụ nữ chấp nhận bạo lực ở thời điểm lâu dài, về sau tăng hơn hẳn so với phản ứng thực tế và gấp tới gần 6 lần so với phản ứng dự kiến (58,4% so với 10,4%).

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 25)