8. Cơ sở lý thuyết
3.2. Hệ quả đối với sức khỏe tinh thần
Nhưđã nhận định, một khi người phụ nữ phải chịu đựng bạo lực thể chất thì không thể nói rằng đời sống tình dục của họ không bị ảnh hưởng hay tinh thần của họ vẫn ổn định. Những tổn thương ghép này khiến cho người phụ nữ phải
đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần. Bảng 11 thể hiện các số
liệu định lượng về vấn đề này. Bảng 11: Mức độ phổ biến các tổn thương về sức khỏe tinh thần của phụ nữ do hành vi bạo lực của chồng gây ra (%, N = 125) Mức độ phổ biến TT Tổn thương tinh thần và tâm lý Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi/ Không bao giờ 1. Buồn chán 80,8 13,6 5,6
2. Thường trực cảm giác bất an, lo sợ 76,8 19,2 4,0 3. Xấu hổ, mất tự tin, tổn thương sự tự trọng 70,4 25,6 4,0 4. Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon, hay gặp ác mộng 45,6 28,0 26,4 5. Khó tập trung, dễ hoảng loạn, nóng giận vô cớ 28,0 42,4 29,6 6. Khủng hoảng, trầm cảm, bị ám ảnh 19,2 34,4 46,4 7. Thù ghét đàn ông 32,8 39,2 28,0 8. Tuyệt vọng, muốn tự tử 8,8 18,4 72,8 Theo đó, tâm trạng phổ biến ở mức độ thường xuyên của số đông phụ nữ
được hỏi là buồn chán (chiếm 80,8%), có cảm giác bất an, lo lắng, hoảng sợ
(chiếm 76,8%). Có gần ¾ số phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trong nghiên cứu này cảm thấy xấu hổ, không tự tin vào vẻ ngoài và năng lực của bản thân, lòng tự trọng bị tổn thương. Tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không yên và hay gặp ác mộng được 45,6% phụ nữ xác nhận ở mức phổ biến. Do các hành vi bạo lực của chồng, 42,4% phụ nữ phải đối mặt với sự nóng giận vô cớ, khó tập trung,
dễ hoảng loạn. Số ít những người phụ nữ khác cảm thấy khủng hoảng, trầm cảm, bị ám ảnh, thậm chí thù ghét đàn ông. Có 8,8% phụ nữ thường xuyên tuyệt vọng, không lối thoát và muốn tìm đến cái chết để được giải thoát khỏi cái mà các chị gọi là “địa ngục trần gian” tồn tại ngay trong ngôi nhà của mình.
Hệ quả tiếp sau những biểu hiện trên là người phụ nữ bị bạo lực ngày càng gầy yếu, cân nặng giảm dần.
“Trước đây đã có lúc tôi 60 cân. Lấy chồng, đẻ con rồi từ ngày ông ý thay
đổi, sinh ra cái thói hằn học vô cớ, đánh chửi cục cằn giờ tôi chỉ còn 41 cân. Tôi hay bị váng đầu, chóng mặt, ngủ được ít và chập chờn, mơ mơ tỉnh tỉnh chẳng biết thế nào.”
(PVS nữ, nạn nhân, nông dân) Thường xuyên chứng kiến người hàng xóm bịđánh đập, một người đàn ông chia sẻ:
“Chồng đánh rất dã man. Tôi không hiểu lý do là gì mà có thểđánh như thế.
Đánh bằng chày và dí dây điện hở vào người. Khi đã ngã xuống rồi thì cứ
nhằm vào ngực và chỗđó mà đánh. Anh này đánh công khai chứ không khóa trái cửa cũng không sợ dân phòng. Dân phòng đến anh ta chỉ bảo: vợ tao tao đánh. Chị vợ chẳng thấy ngẩng mặt lên bao giờ, cứ lầm lũi thế thôi.”
(TLN nam, nam có gia đình, cán bộ) Bạo lực gia đình chắc hẳn đã khiến người phụ nữ này không chỉ phải chịu những chấn thương nặng nề mà còn bị suy sụp tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hội chứng “rối loạn sau chấn thương” - hội chứng lo lắng cấp tính xảy ra khi người ta đã từng trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây chấn thương, khiến họ cảm thấy tuyệt vọng hay bị đe dọa bởi cái chết hoặc bị tổn thương. Hội chứng rối loạn sau chấn thương bao gồm sự hồi tưởng lại sự kiện gây chấn thương, cố gắng tránh bất cứđiều gì khiến họ nhớ lại sự kiện đó, bị tê liệt cảm xúc, khó ngủ, khó tập trung, dễ hoảng loạn.
Cô đơn, sống thu mình, rụt rè, không quan hệ, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh, luôn ở trong trạng thái hoang mang, lo sợ, bị ám ảnh cũng là tình cảnh của nhiều người phụ nữ khác trong nghiên cứu này.
“Tôi không tài nào vui cười được, không tự tin làm gì hết, lúc nào cũng nghe bên tai tiếng hắn dọa nạt, chửi bới. Khi ra đường, đi chợ, tôi thấy như ai cũng đang nhìn mình, cười vào mặt mình vì mình bịđánh.”
(TLN nữ, nạn nhân, nông dân) Sau nhiều năm phải gánh chịu cảnh đánh đập, hăm dọa của chồng, có những người phụ nữ hình thành tâm lý không tin tưởng, thậm chí thù ghét đàn ông, “vơ đũa cả nắm” xem tất cả đàn ông đều giống nhau ở các tính xấu như
rượu chè, trai gái, gia trưởng, bạo lực… Có chị không ngại bày tỏ sự lo lắng về
tương lai của con trai, sợ “nhỡđâu nó giống bố nó”.
“Chị không tin trên đời này có đàn ông tử tế. Người ta lấy mình chắc cũng
để đỡ mang tiếng là ế vợ thôi. Rồi cũng coi mình là cái máy đẻ, là kẻ hầu người hạ lo cơm bưng nước rót. Bất cần biết là mình mệt mỏi thế nào, đau yếu ra sao, thích là làm (quan hệ tình dục). Chắc cũng tại mình vô cảm nên lúc nào cũng đau rát, như kiểu bị tra tấn. Chị thương thằng Bí (con trai) lắm nhưng thật lòng mà nghĩ giá như nó là con gái, là con trai nhỡđâu nó giống bố nó thì sao.”
(PVS nữ, nạn nhân, nội trợ) Căng thẳng tinh thần kéo dài cũng thường khiến người phụ nữ có biểu hiện nóng giận vô cớ, nhưng thường thì sự nóng giận này không nhằm vào đối tượng gây bạo lực là người chồng mà là những cá nhân có liên quan như cha mẹ, anh chị em… và nhất là con cái.
“Cái xe (máy) đấy là của mẹ vợ dành dụm cho, thế mà bán vì thua nhiều
điểm (lô đề) quá. Hết tiền rồi thì lại nọc vợ ra mà đánh. Chị hận lắm mà không làm gì được. Một đống nợ cứ lù lù trước mắt thì là sinh ra cái tính bực bội. Con sai một thì mình quát mười, có khi còn đánh nó. Nghĩ lại rồi thương con rồi lại ôm con khóc.”
(PVS nữ, nạn nhân, nhân viên) Hệ quả của trạng thái căng thẳng này cũng khiến người phụ nữ không dành thời gian chăm chút, không còn để tâm đến ngoại hình của mình, họ quan tâm hơn đến việc tìm cách che giấu những vết thương thấy rõ trên cơ thể nhất là phần mặt và chân tay.
“Không, không đẹp xấu gì nữa. Tóc thì cứ búi một búi lên là gọn rồi. Nếu phải ra chợ thì chỉ để ý làm sao để người ta không biết, không hỏi. Sẹo trên sẹo dưới chẳng còn ra hồn gì, chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng mà về
thôi.”
(PVS nữ, nạn nhân, nội trợ)