Không được hỗ trợ, giúp đỡ

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 54 - 55)

8. Cơ sở lý thuyết

2.2.3.Không được hỗ trợ, giúp đỡ

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, phụ nữ không nhận được sự giúp đỡ

từ cha mẹ, họ hàng hay chính quyền địa phương chủ yếu do một số kiểu thái

độ, định kiến cho rằng đàn ông có quyền dạy vợ, phụ nữ sai nên mới bị đánh, chồng đánh vợ là chuyện gia đình, riêng tư, người ngoài không có quyền can thiệp. Bị chi phối bởi những kiểu thái độ và quan niệm định kiến nói trên, tất cả

những người ngoài cuộc - không phải là người chồng, người vợ trong câu chuyện bạo lực - đều khuyên người phụ nữ “nên nhịn đi một tí”. Cá biệt có những trường hợp ủng hộ hành vi bạo lực vì người phụ nữ mang tiếng: hỗn láo, dám cãi chồng, không biết chăm con, không biết đẻ, cậy có học, v.v…

Thời buổi này ai mà không biết con giai hay con gái là do mấy ông đàn ông chứđâu phải là do đàn bà. Nhưng toàn (đẻ) ra con gái mà không phải con giai nên mấy ông ý bực là đúng. Đi đâu ai hỏi chẳng nhẽ lại cứ vênh lên mà khoe là toàn vịt giời à. Thấy bực bội, xấu hổ trong lòng thì trút giận vậy thôi. Vợ chồng với nhau thì cũng nên nhịn đi một tí.”

(TLN nam, nam có gia đình, nông dân) “Vợ tôi mà láo (cãi chồng) thế tôi cũng đánh. Không đánh cũng phải tỏ thái

độ cho biết. Chả làm gì chỉ cơm nước cho chồng về ăn thôi mà còn cự cãi.

Đi làm đã mệt mỏi đau đầu, về nhà lại thấy ngứa mắt thì cơn nó phải lên thôi.”

(TLN nam, nam có gia đình, nghề tự do) Hành vi bạo lực gia đình không được can thiệp cũng là do bản thân người phụ nữ cũng có thái độ, quan niệm tương tự. Và đây là điều mà nghiên cứu muốn nhấn mạnh. Có chị tự nhận là mình sai nên bịđánh là đúng “Có khi là tại

mình nấu mặn, có khi là sơ ý để cu con bịốm… Đánh là đúng mình phải chịu.” (PVS nữ, nạn nhân, công nhân)

Có chị suy nghĩ kiểu tự kỷ ám thị, đổ tại bản thân không biết nhìn người, cả

tin, không biết suy xét đúng sai nên phải chấp nhận “Cũng tại mình tin người quá đáng, yêu quá hóa mù nên phải chấp nhận vậy thôi. Có phải bố mẹ không ngăn cản đâu. Khăng khăng đòi lấy giờ lại kêu than đòi bỏ thì đến bố mẹ mình cũng cười cho chứ chả cứ ai.” (TLN nữ, nữ có gia đình, nông dân)

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 54 - 55)