Hệ quả đối với sức khỏe thể chất

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 65 - 67)

8. Cơ sở lý thuyết

3.1. Hệ quả đối với sức khỏe thể chất

Số liệu năm 2010 từ Trung tâm tư vấn Bệnh viện Đức Giang cho biết, số

nạn nhân bị bạo lực gia đình đã tăng gấp 3 lần so với năm 2006 (khoảng 300 người), số phụ nữ bị sảy thai do bạo hành tăng gấp gần 4 lần (từ 5% tăng lên gần 23%), những thương tích vào chỗ hiểm tăng gấp đôi (từ hơn 21% lên hơn 46%), các trường hợp bị gãy tay, gãy chân tăng lên gần gấp rưỡi.

Bảng 10: Mức độ phổ biến các tổn thương về sức khỏe thể chất của phụ nữ do hành vi bạo lực của chồng gây ra (%, N = 125) Mức độ phổ biến TT Tổn thương thể chất Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi/ Không bao giờ 1. Trầy xước 72,8 21,6 5,6 2. Bầm tím, tụ máu 81,6 15,2 3,2 3. Sưng đau 89,6 8,0 2,4 4. Các vết rách, thủng 34,4 57,6 8,0

5. Bong gân, sai khớp 41,6 44,0 14,4

6. Rạn xương, gãy xương 28,0 37,6 34,4 7. Chấn thương nội tạng 8,8 27,2 64,0

8. Bỏng 5,6 20,0 74,4

Bảng thông tin trên cho biết đa số phụ nữ trong nghiên cứu này đều đã từng bị các loại thương tích nhẹ như trầy xước, tụ máu, sưng đau cơ thể với mức phổ

biến là thường xuyên. Trong đó 72,8% bị trầy xước ngoài da, 81,6% bị bầm tím, tụ máu và 89,6% bị sưng đau cơ thể. Mức độ phổ biến “hiếm khi, không bao giờ” chỉ nhận được tỷ lệ phần trăm rất nhỏ. Các tổn thương thể chất ở cấp

độ nặng hơn được ghi nhận ở mức phổ biến thấp hơn. 57,6% số phụ nữ được hỏi không thường xuyên phải chịu đựng đau đớn do bị đâm, bị cắt và rạch thành các vết rách, thủng. Số phụ nữ thỉnh thoảng bị bong gân, sai khớp là 44%, bị rạn xương và gãy xương do bị đánh bằng vật nặng hoặc do xô đNy là 37,6%. Bên cạnh các tổn thương trên, số ít phụ nữ còn bị chấn thương nội tạng, bị bỏng, bị ngất hoặc bất tỉnh do quá đau đớn kết hợp với sợ hãi.

Phải chịu đựng những đau đớn kéo dài do vết thương cũ chưa khỏi thì đã có những vết thương mới hoặc chính những vết thương cũ lại bị tái tổn thương nên một số phụ nữ trong nghiên cứu đã nhận định sức khỏe của họ “ngày càng kém hơn trước” hoặc đã “rất tệ”. Các vết thương này thường lâu khỏi hơn bình thường một phần do không được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Với những thương tích như trầy xước, bầm tím, sưng đau, hầu hết phụ nữ bị bạo lực

đều để cho vết thương tự lành hoặc đến mua thuốc ở hiệu thuốc. Xấu hổ và sợ

tốn kém chính là hai lý do phổ biến nhất để phụ nữ bị bạo lực né tránh không lựa chọn các dịch vụ y tế. Che giấu, không muốn cho bất kỳ ai biết về tình trạng bị bạo lực của mình, chỉ thông tin và/hoặc nhờ đến sự trợ giúp khi bạo lực đã ở mức nghiêm trọng, người phụ nữ cũng chỉ đến với các cơ sở y tế khi có thương tích nặng như gãy xương, mất nhiều máu, phải đối mặt với nguy cơ

tử vong và họ cũng không sẵn sàng thông tin cho các nhân viên y tế về nguyên nhân bị thương tích của mình. Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình 2010 cho biết “trong số ít những phụ nữ đi điều trị thương tích, chỉ có khoảng một nửa nói thật với nhân viên y tế về nguyên nhân gây thương tích.”

Đau nhức tưởng chết được, không đi nổi nữa nên đành phải đi khám. Bác sĩ

bảo chỉ chậm vài ngày nữa là bó tay, phải cắt bỏ phần chân vì mảnh kính ở

trong lâu ngày gây hoại tử. Có phải mình không biết đau đâu nhưng vào viện là xác định tốn kém. Xấu hổ nên không thể nói. Bác sĩ người ta hỏi dăm câu mình tủi thân, mình đã khóc nghẹn, muốn nói lắm mà không nói được.”

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)