Xấu hổ, giữ thể diện

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 50 - 53)

8. Cơ sở lý thuyết

2.2.1. Xấu hổ, giữ thể diện

Kết quảđịnh tính trong nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về phản ứng của cá nhân đối với hành vi bạo lực cho thấy “Mọi người, cả nam giới và phụ nữ được phỏng vấn, đều bày tỏ một cách mạnh mẽ tầm quan trọng của việc duy trì sự toàn vẹn của gia đình. Vì thế, người ta nhấn mạnh đến khả năng và sự cần thiết của phụ nữ trong việc chịu đựng ngược đãi trong hôn nhân. Chỉ khi bạo lực đe dọa nghiêm trọng sự hài hòa và danh dự của gia đình thì người phụ nữ

mới buộc phải hành động.” (Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh, 1999)

Ở Việt Nam nhiều người phụ nữ còn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm truyền thống cho rằng, phụ nữ là người chịu trách nhiệm đảm bảo sự yên

ấm của gia đình và đã là vợ thì phải dịu dàng, nhường nhịn, phải nghe lời, hy sinh, cam chịu thiệt thòi, thậm chí nhất nhất tuân theo ý muốn, suy nghĩ của chồng. Tất cả đều để đổi lấy một thứ lớn hơn đó chính là hạnh phúc gia đình.

Đây chính là nguyên nhân căn bản đầu tiên dẫn đến thái độ cam chịu, chấp nhận bạo lực của người phụ nữ. Như chị N .S.Đ tự nhận mình là con hầu “(chồng) bảo là phải nghe”, “vì phận mình chỉ có ngần đấy việc thôi mà cũng không làm nổi thì làm sao là vợ.”

Và một nạn nhân khác đã “phải cắn răng chịu đựng vì chồng chán nghề bỏ

việc, chỉ lo cờ bạc rượu chè. Một mình mình lo cáng đáng hết cả, chẳng biết kêu ai. Còn chuyện chăn gối thì do mình ốm đau mình không chiều được, người ta không thỏa mãn thì thành ra cáu bẳn mà quăng cái nọ ném cái kia cũng là lẽ

thường… Nói ra thì nói cho ai nghe, nói thế nào, ngượng mồm lắm.” (PVS nữ, nạn nhân, thợ may)

Theo kết quả nghiên cứu định lượng, có đến 43,7% số phụ nữ được hỏi không tìm đến sự trợ giúp để giải quyết tình trạng bạo lực vì sợ mang tiếng xấu cho gia đình và 28,7% lấy lý do xấu hổđể trả lời. Lý do quan trọng tiếp theo là

sợ mất con (35,6%). Các lý do còn lại là lệ thuộc về kinh tế (21,8%), sợ bỏ

nhau (16,1%), hiểu là mình sai nên mới bị đánh (4,6%) và 5,7% không tìm kiếm sự trợ giúp vì không tin sự trợ giúp ấy có thểđược hiện thực hóa.

Bảng 6: Lý do khiến phụ nữ không tìm kiếm sự trợ giúp

để đối phó với bạo lực do chồng gây ra (%, N = 87)

TT Lý do Tỷ lệ

1. Xấu hổ 28,7

2. Hiểu là mình sai nên mới bịđánh 4,6

3. Không tin sẽđược giúp đỡ 5,7 4. Sợ mang tiếng xấu cho gia đình 43,7

5. Sợ mất con 35,6

6. Sợ bỏ nhau 16,1

7. Vì lệ thuộc kinh tế 21,8

8. Khác 2,3

Những con số này nêu lên một số vấn đề cần quan tâm. Cảm giác xấu hổ

của người phụ nữ thường đi kèm với ý nghĩ tự kỷ ám thị, nhận thức sai lầm về

vai trò của người phụ nữ theo khuôn mẫu cũ, đã là vợ thì phải khéo léo, tinh tế, biết hy sinh bản thân để chăm lo hạnh phúc gia đình. Kiểu tư duy “thuyền theo lái gái theo chồng” đã khiến nhiều người phụ nữ phải lệ thuộc vào chồng trong

đó có sự lệ thuộc về kinh tế. Xấu hổ, bức bối, đau đớn… nhưng người phụ nữ

có thể chịu nhịn tất cả chỉ vì chữ “sĩ diện”, “sợ mang tiếng”.

Những kết quả này dường như phù hợp với lý thuyết “xã hội hóa vai trò giới” vốn nhận định, các mô hình, kết cấu hành vi, tình cảm và thái độ đặc thù cho mỗi giới đã có sẵn trong xã hội trước khi con người được sinh ra. Bạo lực gia đình được xem là một trong những kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân, là hành vi do bắt chước, học theo, làm theo mà có. Sự nhẫn nhịn và thái

độ “cam chịu” của người vợ xuất phát từ sự tiếp nhận, làm theo những tấm gương quan sát thấy trong bản thân gia đình và cộng đồng. Và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến và thúc đNy khả năng tái diễn của bạo lực gia đình.

Để giữ gìn hạnh phúc gia đình, ngăn ngừa việc chồng có quan hệ bất chính bên ngoài, nhiều người đã chấp nhận việc “chiều chồng” trong nhiều năm qua, ngay cả khi các chị không muốn, với suy nghĩ đơn giản là “Mình không có

hứng thú thì sao chứ. Đàn ông ai chẳng có nhu cầu như thế. Mình không chiều thì họ chán, họ bỏ bê. Còn cần đến mình là còn yêu mình, mình phải chiều mà giữ.” (TLN nữ, nữ có gia đình, giáo viên)

Cũng giống như bạo lực tình dục, bạo lực thể xác và tinh thần cũng nhận

được những cách phản ứng tương tự từ phía người phụ nữ “một sự nhịn là chín sự lành”. Hầu hết phụ nữ chịu nhịn vì thể diện, thể diện của chính bản thân họ

và của cả gia đình. Họ nhịn vì xấu hổ, sợ mọi người cười chê:

Đời người có cái sĩ diện là quan trọng. Mấy ai lại đem chuyện bị chồng xé cái quần cái áo rồi đánh đập ra kể. Quan tâm thật lòng thì người ta hỏi han. Hỏi xong rồi biết đâu lại kể với người này, nói với người khác. Thế là thành chuyện xì xầm to nhỏ. Người ta không nói ra chủ yếu là sợ mang tiếng.”

(TLN chính quyền, cán bộ Hội phụ nữ) Vì thể diện của gia đình, nhiều chị đồng tình với ý kiến cho rằng “Tát mấy tát, đánh mấy đánh mà lu loa lên thì có đáng không. Nói ra xấu chàng hổ ai, xấu mình trước, xấu chồng xấu con, còn cha mẹ họ hàng… Ai cũng kiến giả

nhất phận thôi. Chuyện bé xé ra to, cả làng cả xã biết, người ta chả cười cho thối mũi.” (TLN nữ, nữ có gia đình, nghề tự do)

Suy nghĩ này cũng góp phần chi phối hành động trở về nhà của người phụ

nữ sau quyết định bỏ nhà đi vì những đòn đánh bạo lực của chồng.

Bảng 7: Lý do khiến người phụ nữ trở về nhà (%, N = 23)

TT Lý do Tỷ lệ

1. Vì con / không muốn xa con 30,4

2. Lệ thuộc về kinh tế 8,7 3. Vì (danh dự) gia đình 47,8

4. Yêu thương chồng 8,7

5. Tha thứ cho chồng 26,1

6. Chồng yêu cầu quay về 17,4 7. Gia đình khuyên quay về 26,1 8. Nghĩ rằng chồng sẽ thay đổi 17,4 9. Không có nơi nào đểở 34,8

Lý do danh dự gia đình tiếp tục giữ vị trí ưu tiên trong quyết định của người phụ nữ giống như khi họ quyết định ở lại, không bỏ đi vì hành vi bạo lực của chồng (47,8%). Vì con, không muốn xa con là lý do khiến 30,4% phụ nữ bị bạo lực trở về nhà. Tha thứ cho chồng là lý do được 26,1% phụ nữ lựa chọn và đó cũng là tỷ lệ phụ nữ được gia đình khuyên quay về. 17,4% phụ nữ trở về vì nghĩ chồng sẽ thay đổi… Đáng chú ý có 34,8% phụ nữđành phải quay về - có thể nói như vậy - vì lý do không có nơi nào đểở.

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)