Sợ hãi, lo cho con, lo ngại bạo lực gia tăng

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 53 - 54)

8. Cơ sở lý thuyết

2.2.2. Sợ hãi, lo cho con, lo ngại bạo lực gia tăng

Có chị dù hiểu hành vi của chồng là sai trái, dù đã được khuyên giải nhưng do quá yếu đuối và sợ hãi nên đành chấp nhận mọi chuyện, đành bị động để

cho mọi việc cứ thế diễn ra. “Mấy chị quanh xóm cũng khuyên này nọ nhưng chị không làm thế được. Mỗi lần như thế chị sợ lắm, run lẩy bẩy cả người, lo hoàn hồn còn chưa xong mà.” (PVS nữ, nạn nhân, công nhân)

Còn người phụ nữ này cũng có nỗi sợ hãi không kém:

Ai có gan người đấy sướng chứ chị thì không. Chỉ cần nghe thấy tiếng, nhìn thấy bóng, tim chị đã muốn nổ ra. Có lần dại mồm chị cãi lại, đòi ly dị thế là con chị cũng bị đánh oan. Lão cứ bắt hai mẹ con ôm nhau ngồi dưới chân giường rồi cầm cái cán chổi đót cứ thế phang vào cả hai cái đầu một lúc. Phang đập một hồi thì bung cái chổi ra…”

(PVS nữ, nạn nhân, buôn bán)

Đa số những người phụ nữ trong nghiên cứu này đều bày tỏ tâm trạng lo lắng, thương xót cho con khi cha mẹ không hòa thuận. Theo các chị, hành vi bạo lực của cha đối với mẹ có thể khiến con cái hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp (như bị đánh chửi cùng mẹ) hoặc bị ảnh hưởng gián tiếp (như phải chứng kiến bạo lực, biết chuyện nên buồn bã, không chăm lo học hành). Vì con có chị

không dám bỏ đi, không dám ly hôn, vì “nếu tôi bỏ đi con tôi không thể vào lớp 10”, vì “con mình ai nuôi”, vì “chị mà đòi ly dị nữa là nó (chồng) đánh thằng bé liền tay, nó nói ra thế rồi. Nó nói là làm chứ không dọa đâu.” Và đây là một lý do khác với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn. “Tôi không muốn gia đình tan vỡ. Nếu ly hôn, các con tôi một đứa có mẹ thì không có cha và ngược lại. Rồi có khi lại đi bước nữa, con chung con riêng, chẳng giải quyết được vấn đề gì, tương lai không sáng sủa hơn.” (TLN nữ, nạn nhân, nội trợ)

Chị L.H.Y cũng vì sợ hãi mà không thể nói với ai về hoàn cảnh bị bạo lực của mình, càng không thể báo với công an, chính quyền, đoàn thể vì chị sợ sẽ

còn phải chịu những trận đòn khủng khiếp hơn. “Nói với ai được, nói ra đòn còn nặng hơn, nhục hơn. Công an đến một thì hàng xóm đến mười, biết giấu mặt vào đâu. Có khi làm rõ trắng đen rồi lỗi lại ở mình thì chỉ có mà chết dưới tay nó (chồng).”

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)