ĐẠI DIỆN HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC
Đối tượng phỏng vấn: Đại diện hộ gia đình và các đối tượng khác
Mục đích: 1- Tìm hiểu quan niệm, cách nhìn nhận về vấn đề bạo lực gia
đình nói chung, chú trọng thái độ, cách xử sự với tư cách là những người ngoài cuộc. 2- Tìm hiểu cách đánh giá tác động của bạo lực gia đình tới sức khỏe của người phụ nữ. 3- Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.
Các thông tin cần thu thập: Họ tên; Năm sinh; Trình độ học vấn; Quan hệ
với người bị bạo lực và/hoặc đối tượng gây bạo lực; Cách nhìn nhận về bạo lực gia đình;Thái độ, cách xử sự trước hành vi bạo lực; Tâm tư, nguyện vọng; Giải pháp đề xuất…
Giới thiệu:
- Giới thiệu tên họ và nơi công tác của người phỏng vấn - Giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn
- Khẳng định tính khuyết danh và tự nguyện của cuộc phỏng vấn - Xin phép ghi âm.
Bộ câu hỏi:
1. Xin cho biết tên của anh/chị? 2. Anh/chị bao nhiêu tuổi? 3. Anh/chị học đến cấp nào?
4. Anh/chị làm công việc gì? (Hiện đang công tác ởđâu?)
5. Anh/chị có biết về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình hay Luật Bình đẳng giới không? (Nếu có, anh/chị biết hoặc quan tâm
đến những nội dung cụ thể nào?)
6. Anh/chị hiểu thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình bao gồm những hành vi cụ thể nào?
7. Theo anh/chị, chồng có quyền đánh vợ không? (Nếu có thì tại sao? Nếu không thì tại sao?)
8. Theo anh/chị, ở địa phương ta, hiện tượng chồng có hành vi bạo lực với vợ
thể chia sẻ một trường hợp xảy ra gần đây nhất hoặc có ấn tượng nhất (Nếu là nạn nhân của vụ việc đó, anh/chị sẽ có thái độ như thế nào, cách hành xử ra sao?) 9. Theo anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng chồng bạo lực với vợ
là gì? (Do ai? Nguyên nhân thúc đẩy?)
10. Theo anh/chị, hiện tượng đó sẽ để lại hậu quả như thế nào đối với sức khỏe của người vợ? (xét các trường hợp: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe tình dục)
11. Theo anh/chị, bạo lực gia đình thường xảy ra ở những gia đình như thế
nào? (xét đến các đặc điểm: hoàn cảnh kinh tế, quan hệ gia đình…)
12. Theo anh/chị, đặc điểm chung của những người chồng gây bạo lực là gì? (độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, các tệ nạn xã hội mắc phải…)
13. Theo anh/chị, người vợ thường có phản ứng như thế nào trước hành vi bạo lực của chồng? (Tại sao họ có phản ứng như vậy?)
14. Những vụ việc chồng bạo lực với vợ có được báo cáo cho chính quyền
địa phương không?
15. Chính quyền địa phương đã có những hành động gì để giúp ngăn chặn hiện tượng chồng đánh vợ và những biểu hiện bạo lực gia đình khác?
16. Chính quyền địa phương có giáo dục, tuyên truyền về việc phòng chống bạo lực gia đình không? (Nếu có thì hình thức tuyên truyền, giáo dục như thế
nào? Hiệu quả, tác động ra sao? Có được đánh giá, tổng kết thường xuyên không? Nếu không được tuyên truyền, giáo dục thì tại sao?)
17. Bản thân anh/chị đã từng can thiệp vào một vụ bạo lực gia đình nào chưa? (Nếu có thì tại sao? Nếu không thì tại sao?)
18. Anh/chị có giải pháp gì giúp ngăn ngừa, phòng chống bạo lực gia đình? Nếu có xin cho biết ý kiến.
D. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM PHỤ NỮĐÃ CÓ GIA ĐÌNH