8. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh
Khi bị chửi rủa, bị gán cho là thứ này thứ khác nhưng chưa bị đánh, người phụ nữ sau đây đã chọn cách “nói lại” vì chị nhận ra điều vô lý, bất công trong quan hệ vợ chồng, “bị gọi là con đĩ mà thực ra chẳng đĩ thõa với ai”. Chị so sánh với chồng và/hoặc với những người khác “tôi cũng đi làm ở chỗ tử tế” và chủ yếu là chị có tìm đọc và hiểu rằng những câu nói, không khí gia đình mà chị đang phải đối diện là bất bình thường và chị có ý nghĩ “phải thoát ra khỏi mấy chuyện này”.
“Tôi thì chưa bị đánh, chỉ phải cái bị rủa. Bị rủa là đồ ăn hại, ngu như chó,
đồ dơ dáy, đồ lợn, thường xuyên bị gọi là con đĩ mà thực ra tôi chẳng đĩ thõa với ai, là người chứ không phải là lợn chó. Tôi cũng đi làm ở chỗ tử tế, rảnh rỗi tôi đọc báo trên mạng, tôi biết mình phải thoát khỏi mấy chuyện này chứ
không thể chịu đựng thêm được nữa. Nhiều lúc tôi cũng nói lại: Anh bảo tôi là chó. Anh lấy chó thì anh cũng là chó thôi.”
(PVS nữ, nạn nhân, cán bộ) Chị N.M.H - người bị chồng liên tục bóp cổ dẫn đến tổn thương cả thanh quản và thực quản, bị khản tiếng và không thểăn những đồ ăn cứng - đã giải
thích lý do chị dùng chiếc muôi lớn múc canh để đánh vào đầu chồng là “Mình cũng uất ức lâu lắm rồi, cũng chịu đựng đủ rồi. Nếu mình không đánh lại chắc hắn không bao giờđể cho mình yên.”
Có những người phụ nữ chấp nhận chia tay hoặc có hành động phản kháng vì họđã bị dồn đến bước đường cùng.
“Quê (chồng) ở tận Thái Bình, vì hai vợ chồng đều làm ở đây cả nên lấy em thì phải chấp nhận ở chung với bố mẹ em, chắc là đã không ưng rồi. Tỉnh thì không dám nhưng toàn mượn rượu để đánh chửi em. Bố mẹ em già yếu rồi không cản được. Từ tháng 9 năm ngoái là có lần đánh cả mẹ em, quăng cả
cái quạt vào người (mẹ). Em uất không chịu nổi, em cầm cái ghếđập lại…” (PVS nữ, nạn nhân, nhân viên) “Sáng đi làm thì đã kêu ca, phàn nàn, đại loại là có đoàn kiểm toán gì không biết. Khuya mới về người sặc mùi rượu. Chị thì chưa mắc màn ngồi xem tivi
để chờ. Thế là nhiếc chị là sướng, là thằng thì làm mửa mật đứa lại có thời gian xem phim rồi lao vào đánh chị. Bắt đặt hai bàn tay lên bàn để lấy chày
đập, rồi lấy cả chai nước mắm đập vào đầu chị, máu với mắm lẫn lộn. Con chị chúng nó dậy khóc lóc thảm thê. Vô lý thế chị không chịu nổi chị phải dắt cả hai đứa bỏđi.”
(PVS nữ, nạn nhân, giáo viên) Thảo luận nhóm phụ nữ bị bạo lực cũng cho thấy thêm những bằng chứng về hành vi bạo lực dã man, khiến người phụ nữ không thể chấp nhận:
“Tôi có bầu ba tháng nhưng vẫn phải chịu đòn như thường. (chồng) Dứ dứ
nắm đấm vào mặt tôi rồi vừa đấm vừa chửi. Máu mắt chảy ròng ròng nhưng anh ta vẫn bất chấp mà làm chuyện ấy. Anh ta cũng chẳng thèm nghĩ đến
đứa con trong bụng tôi. Thỏa mãn xong anh ta đuổi tôi ra khỏi nhà.”
(TLN nữ, nạn nhân, nội trợ) “Lão nhà tôi nóng tính cực kỳ. Mỗi lần điên lên là lão lao vào tát tôi nảy
đom đóm. Lão vung tay đánh làm tôi bật ngửa ra, rồi lão đạp chân lên bụng tôi mà nói: Mày cút. Mày mà còn thứ gì ở cái nhà này là tao đốt, tao giết mày luôn.”
81,6% số phụ nữđược hỏi trong nghiên cứu này trả lời họ chưa từng bỏ nhà ra đi vì lý do bạo lực (Bảng 2). Con số này một lần nữa chứng minh thiên hướng giải quyết vấn đề mang tính hòa bình, đối thoại nhẹ nhàng, “một sự nhịn bằng chín sự lành”, không muốn làm to chuyện của người phụ nữ đối với các hành vi bạo lực của người chồng.
Số liệu định lượng trong bảng dưới đây cho biết lý do quan trọng nhất khiến người phụ nữ không rời khỏi nhà là vì danh dự của gia đình, chiếm 40,2%. Lý do vì con / không muốn xa con được 23,5% phụ nữ bị bạo lực lựa chọn. Lý do quan trọng tiếp theo chính là người chồng. 16,7% phụ nữ tha thứ cho chồng sau hành vi bạo lực, 14,7% hy vọng chồng sẽ thay đổi và 9,8% trả lời vẫn có tình cảm với chồng. Không thể chu cấp cho con là lý do được 7,8% phụ nữ khẳng
định. Và có 5,9% phụ nữ cho biết họ không có nơi nào khác để nương thân nên không thể rời khỏi nhà.
Bảng 5: Lý do khiến phụ nữ không rời khỏi nhà do hành vi bạo lực (%, N = 102)
TT Lý do Tỷ lệ
1. Vì con / không muốn xa con 23,5 2. Không thể chu cấp cho con 7,8
3. Vì (danh dự) gia đình 40,2 4. Yêu thương chồng 9,8 5. Tha thứ cho chồng 16,7 6. Nghĩ rằng chồng sẽ thay đổi 14,7 7. Không có nơi nào đểđi 5,9 8. Khác 2,9 Còn lý do khiến 18,4% phụ nữ từng có quyết định bỏ nhà đi (Bảng 2) có thể
kể ra rất nhiều. Chủ yếu là với tâm trạng bức bối, bị dồn đến bước đường cùng, không thể chịu đựng bạo lực lâu hơn hay nhiều hơn, v.v… Số liệu về lý do khiến người phụ nữ phải ra khỏi nhà lần gần đây nhất được thể hiện trong biểu
đồ sau với 11% phụ nữđược bạn bè / gia đình khuyến khích, đây cũng là tỷ lệ
phải ra khỏi nhà do thương tích nặng và có đến 55% phụ nữ không thể chịu
đựng bạo lực lâu hơn hay nhiều hơn.
Biểu 5: Lý do khiến phụ nữ phải rời khỏi nhà lần gần đây nhất Biểu 5. Lý do khiến phụ nữ phải rời khỏi nhà lần gần đây nhất (%, Tổng số PN=38) 11% 55% 5% 11% 13% 5% B n bè/gia đình khuy n khích K hông th ch u đ ng thêm B th ng tích n ng C h ng đe d a/đnh gi t B đu i ra kh i nhà K hác
Nguyên nhân dẫn đến ly hôn của một nữ cán bộ là bị chồng “dùngchày mà nện vào mặt, vào đầu, vào lưng”. Sau ba lần bị đánh phải vào viện điều trị chị đã quyết định ly hôn dù đã nghĩ đến sự khổ tâm của bố mẹ và rất thương các con phải chịu ảnh hưởng, không để ý được việc học hành.
Chị B.T.T chia sẻ:
“Chị có người bạn chọn cách bồ bịch, ngoại tình để trả thù chồng. Nó bảo chị cứ làm theo thế, nó sẽ (làm) mối cho, rồi chị sẽ thấy nhẹ nhõm, tự tin, dễ
chịu hơn nhiều. Nhưng chị không làm thế. Ông ăn chả bà ăn nem thì chị
không khác gì anh ta. Chịở nhà chăm con vì thương con bệnh tật, đó cũng là ý của anh ta. Anh ta nói thật hay về việc mình sẽ lo kiếm tiền còn vợ lo chăm con, lo bếp núc, dọn dẹp cửa nhà. Nhưng rồi anh ta chửi chị là đồ ăn hại, sống bám vào chồng, không có tiền của anh ta chị chỉ có nước hót phân, ăn mày. Anh ta lúc nào cũng kiếm cớ chửi bới, đập phá mọi thứ trong nhà. Chị
không ăn bám. Chị muốn chứng tỏ cho anh ta thấy chị có thể sống đàng hoàng khi không có anh ta. Chị đã ly hôn và đã có việc làm ởđây (công ty tư
Chị B.T.T đã vượt qua cuộc sống khó khăn với đứa con bệnh tật, vượt qua những lời nói nhục mạ, chửi bới của chồng để ly hôn, giải phóng bản thân. Không những thế chị còn tiếp tục tạo dựng được cuộc sống mới tốt đẹp hơn, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tự tin.
Chị B.T.T và những người phụ nữ có phản ứng mạnh trong nghiên cứu này cùng có một điểm chung là nhận thức tiến bộ, coi trọng bản thân, có mong muốn giải thoát, dám nghĩ và dám làm để hiện thực hóa mong muốn đó. Đây là vấn đề chúng tôi muốn nhấn mạnh.