Bạo lực tinh thần

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 44)

8. Cơ sở lý thuyết

1.2.3. Bạo lực tinh thần

Bạo lực tinh thần cũng có nhiều hình thức đa dạng, trong đó có những lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phNm của người phụ nữ, là những lời mắng nhiếc, đe dọa, chửi rủa, lăng mạ, cũng có khi là thái độ lạnh lùng, coi như

không nghe, không biết về câu chuyện mà người phụ nữ đang chia sẻ, là chiến tranh lạnh, không quan tâm đến thể trạng, tâm lý của người phụ nữ.

Có trường hợp cả hai vợ chồng đều làm cùng một cơ quan, dù ngày nào cũng giáp mặt nhau cả ở cơ quan lẫn ở nhà nhưng người chồng vẫn thường xuyên kiểm tra tin nhắn, lục túi xách của vợ để “xem có trăng hoa mèo mỡ gì không”. Mới đây không biết nghe ai xì xào bàn tán, người chồng nghi vợ có tình cảm với đồng nghiệp cùng phòng nên đang bắt vợ phải chuyển chỗ làm nếu không sẽ kiện lên với lãnh đạo và công đoàn “cho rõ trắng đen”. Người vợ kể:

Bước chân vào nhà là lên tiếng than thân trách phận, kêu khổ, kêu nhục nhã vì có vợ lăng loàn. Bảo chị làm đĩ bốn phương phải chừa một phương vì chồng chứ lại ngu đến nỗi yêu ngay trong cơ quan. Cứ như thế chị thấy ức chế vô cùng nhưng không biết làm sao nói cho rõ rành được.”

Chồng chịN.S.Đ là người lo lắng chuyện tiền bạc còn chị chỉ làm công việc nội trợ ở nhà. Chị tự nhận mình là “con hầu” và tự xem nghĩa vụ của mình là phải thuận theo mọi chuyện do chồng áp đặt.

Không có tiền của chồng thì sống bằng gì, nuôi con làm sao được, nên bảo là phải nghe không khác gì con hầu. Mệt mỏi thế nào cũng phải chịu vì phận mình chỉ có ngần đấy việc thôi mà cũng không làm nổi thì làm sao là vợ.”

Chị Đ.H.C cho rằng thà bị đánh đấm, hành hạ còn hơn là phải chịu cảnh tâm lý căng thẳng như chị trong suốt 10 năm qua.

Vợ chồng chị không có con. Lúc đầu tưởng là do chị nên anh ý đã không tiếc lời chửi rủa, nhiếc móc chị là đồđiếc lác, thối thây. Chị phải làm theo mọi điều anh ý muốn. Vì không làm hay làm chậm thì thế nào anh ý cũng nói câu ‘Phải biết mình là ai đấy ạ’. Chị cảm thấy đau lòng và nhục nhã lắm. Hai năm rồi được bố mẹ hai bên thuyết phục, vợ chồng chị có vào Từ Dũđể

khám chữa thì bác sĩ nói lỗi là do ống dẫn tinh của anh ý bị nghẽn. Từ hồi

đấy anh ý không chửi chị nữa mà tự ôm hận vào mình, tự chửi mình là đồ vô dụng, ‘không biết là cái giống gì nữa’, ‘chết sớm đi kẻo vợ nó oán thì cũng tổn thọ’. Ngày nào cũng mấy lời đó nói ra miệng để chị nghe thấy đến phát bệnh. Chẳng hiểu rồi ai chết trước ai.”

Lý thuyết căng thẳng xã hội một lần nữa có thêm minh chứng ủng hộ từ

trường hợp gia đình chị C. Hai vợ chồng không có con là lý do chủ yếu khiến bạo lực tinh thần nảy sinh. Khi chưa biết lý do hiếm muộn là do mình, người chồng có hành vi bạo lực với vợ vì kỳ vọng có một gia đình bình thường không

được đáp ứng. Còn khi lý do hiếm muộn đã rõ ràng, những lời nói “tự chửi mình” của người chồng chính là cách thức để bù đắp cho vị thế thấp kém, hy vọng khôi phục lại phần nào lòng tự trọng bị tổn thương, lấy lại sự cân bằng về

tâm lý.

Việc phân biệt các kiểu phản ứng khác nhau đối với các hình thức bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần cũng như việc so sánh cấp độ hơn kém đối với khả năng chịu đựng, chấp nhận của người phụ nữ bị bạo lực trong kết quả

phỏng vấn định tính chỉ mang tính chất tương đối. Nhóm nghiên cứu cũng cố ý chắt lọc các câu chữ, đoạn thoại cụ thể cho từng hình thức bạo lực để thể hiện rõ hơn những gì mà người phụ nữđã phải trải qua. Trên thực tế, một khi người phụ nữ chịu đựng bạo lực thể chất thì không thể nói rằng đời sống tình dục của họ không bịảnh hưởng hay tinh thần của họ vẫn ổn định.

Chương 2. Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu của phụ nữđối với bạo lực gia đình

Có nhiều yếu tố khác nhau hình thành và thúc đNy phản ứng mạnh và yếu của phụ nữ khi phải đối mặt với bạo lực gia đình: môi trường sống, trình độ

học vấn, tình trạng kinh tế, chuNn mực văn hóa, quan hệ gia đình, năng lực nhận thức và tính cách của bản thân người phụ nữ, v.v... Những yếu tố này đôi khi không tách biệt mà liên quan đến nhau, yếu tố này là hệ quả từ nhiều yếu tố

khác; đôi khi là những yếu tố mang tính khách quan cũng có khi mang tính chủ

quan. Ở phần nội dung này, nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến các yếu tố chủ

quan, các yếu tố cá nhân liên quan đến bản thân người phụ nữ. Từ cách nhìn

định tính và định lượng, thông qua những tâm sự, chia sẻ của người phụ nữ, tác

động của các yếu tố cá nhân sẽ ít nhiều được thể hiện với tính cách là những yếu tố thúc đNy phản ứng mạnh hoặc yếu của phụ nữđối với bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)