Nhận thức của người chồng

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 59)

8. Cơ sở lý thuyết

2.3.2. Nhận thức của người chồng

Nhận thức của người chồng gây bạo lực cũng là một trong những vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu này. Đa số họ coi hành vi bạo lực của mình là

đương nhiên, có thể chấp nhận được. Anh T.V.H cho rằng:

Đàn ông thì rượu một tí, chè một tí, thuốc nữa… có sao đâu… mà tôi cũng không nghiện. Anh em có bữa liên hoan với nhau thôi mà vợ cứ kèo nhèo, khó chịu. Tát thôi chứđấm đá hay gì gì nữa cũng phải chịu. Để lần sau chừa hẳn không có cái thói đấy nữa.”

Những tình huống khác được đưa ra để giải thích tính hợp lý của hành vi bạo lực là “lên mặt với chồng”, “làm đàn bà mà không lo nổi bữa cơm cho chồng con”, “các cụ bảo phải dạy vợ từ thuở bơ vơ” và thậm chí là “tính tôi nó thế, đàn ông ai cũng thế”… Nhiều người trong số họ hàng ngày gây bạo lực gia đình nhưng không hiểu đó là bạo lực gia đình:

Nói bạo lực nghe ghê quá. Mắng mấy câu, tát tai hay đánh mạnh cũng là lúc nóng lên, để vợ chồng hiểu tính nhau chứ thế mà nói thành bạo lực không nghe được.”

(TLN nam, người gây bạo lực, công nhân) Hiện tượng ép vợ quan hệ tình dục của người chồng là khá phổ biến nhưng họ không coi đó là bạo lực gia đình. Người đàn ông sau đây quan niệm cái đích

đầu tiên để lấy vợ là có thể quan hệ tình dục an toàn bất cứ khi nào mình muốn. Người phụ nữ chấp nhận làm vợ anh ta thì đương nhiên cũng chấp nhận nhu cầu của chồng. Trong suy nghĩ của người đàn ông này:

Vợ chồng lấy nhau có chuyện này (quan hệ tình dục) là quan trọng. Không thì lấy nhau làm gì, lấy đâu ra con cái. Nhà cửa sẵn đấy rồi, lấy về chỉ việc

ở, đi làm cả ngày tối về đặt cơm rồi bật bếp xào xáo thôi mà kể lể gì… Đã lấy nhau rồi mà còn nói thích hay không thích thì vô lý lắm.”

(PVS nam, người gây bạo lực, nông dân) Có người chồng ý thức được hành vi của mình là bất thường, là không/chưa

đúng nhưng không nhận lỗi mà có thiên hướng biện minh cho hành động của mình, đồng thời tìm cách đổ lỗi cho vợ, vì vợ mà anh ta buộc phải có hành

động như vậy. “Báo đài nói là vợ chồng bình quyền cũng đúng thôi. Giờ khác xưa nhiều rồi… Nhưng mấy ông bảo mình nói một câu vợ nói mười câu, có lúc lại câm như hến, hỏi không thèm nói thì tôi chứ bố tôi cũng phải điên lên.

Đánh cũng đau nhưng ai bảo. Tôi cũng cố rồi mà không thể kìm được.” (TLN nam, người gây bạo lực, nghề tự do) Như vậy, người đàn ông này đã tự cho mình ba thứ quyền: quyền phán quyết hành động của vợ là sai “hỏi không thèm nói”, quyền thể hiện sự tức giận “không thể kìm được” và quyền đánh vợ “đánh cũng đau nhưng ai bảo”.

Tất cả những suy nghĩ trên đây đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm bất bình đẳng giới, tư tưởng nam trị, gia trưởng, bởi định kiến truyền thống xem nhẹ vai trò của phụ nữ trong gia đình. Đúng theo cách tiếp cận sinh thái học đối với bạo lực, nghiên cứu khẳng định, bạo lực gia đình xảy ra không phải do một nhân tố duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều nhân tố ở các cấp độ khác nhau. Sự tồn tại của các chuNn mực thừa nhận quyền kiểm soát, quyền sở hữu của nam giới đối với phụ nữ, tính gia trưởng của nam giới với những hành vi và định kiến ở trên, việc chấp nhận bạo lực như là một biện pháp giải quyết mâu thuẫn cá nhân và gia đình, và thái độ, im lặng, nhẫn nhịn chịu đựng sự

ngược đãi, bạo lực của bản thân phụ nữđi liền với nhau, chúng bổ sung và thúc

Bảng 9: Kiến thức pháp lý và chính sách phòng chống bạo lực gia đình (%, N = 125) Phạm vi kiến thức TT Luật, chính sách, văn bản pháp quy Biết Có nghe nói đến Không biết 1. Luật Phòng chống bạo lực gia đình 42,4 47,2 10,4 2. Luật Bình đẳng giới 33,6 52,0 14,4 3. Nghịđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình (110/2009/CP) 9,6 36,0 54,4 4. Thông tư hướng dẫn tiếp nhận, chăm sóc

y tế và báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân của bạo lực gia đình tại cơ sở

khám chữa bệnh (16/2009/TT-BYT)

4,8 13,6 81,6

5. Kế hoạch hành động quốc gia về bạo lực

gia đình 2010-2020 (dự thảo) 1,6 22,4 76,0 Câu hỏi sau đây đã được đặt ra trong bảng hỏi cũng như trong tất cả các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các nhóm đối tượng gây bạo lực, phụ nữ bị bạo lực, đại diện hộ gia đình, các đối tượng khác và nhóm lãnh đạo chính quyền địa phương nhưng đa số đều trả lời chỉ nghe nói đến chứ không biết. Câu hỏi đó là “Ông/bà/anh/chị có biết các luật và chính sách sau ở Việt Nam có nội dung bảo vệ phụ nữ khỏi các hành vi bạo lực từ người chồng?” Số

liệu thống kê từ câu trả lời của những phụ nữ bị bạo lực được thể hiện trong Bảng 9.

Nội dung các luật, chính sách và văn bản trong bảng trên đều có quy định rõ ràng về việc cấm các hành vi ngược đãi, hành hạ, bạo lực đối với phụ nữ và bảo vệ phụ nữ chống lại các hành vi bạo lực của người chồng. Số liệu cho thấy hầu hết những người được phỏng vấn (89,6%) đều biết hoặc nghe nói đến Luật Phòng chống bạo lực gia đình nhưng không phải ai cũng nắm rõ được nội dung chi tiết của Luật. Thí dụ như việc Luật quy định rõ nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình là tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt

ngay hành vi bạo lực; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thNm quyền; kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (trừ trường hợp nạn nhân từ chối); bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật…

Luật quy định như vậy, nhưng trên thực tế, do thiếu hiểu biết, nhiều người chồng không ngại công khai đánh vợ vì “dám nói đến chuyện bồ bịch” của mình. Đánh vợđến mức phải đưa đi cấp cứu, nhưng là hàng xóm đưa đi rồi anh chị em bên vợ chăm sóc khi ở bệnh viện còn anh ta thì không vào thăm vợ dù chỉ một lần.

Anh chồng quát lên là ‘Mày dám à? Tao đi với con nào kệ tao. Mày dám nói đến chuyện bồ bịch à? Mày dám à?’ Rồi cứ thế trong nhà ầm ĩ lên. Thấy huỳnh huỵch rồi đổ vỡ loảng xoảng. Lát sau cửa bung ra là thấy chị N người bê bết máu, không biết gì hết. Vợ chồng chúng tôi hoảng quá phải đưa cấp cứu. Mấy hôm ở bệnh viện cũng không thấy anh chồng đâu, chỉ thấy cô em gái đi đi về về bảo là mang cơm cho chị.”

(TLN nữ, nữ có gia đình, nội trợ) Luật cũng quy định người có hành vi bạo lực phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Nhưng một cán bộ xã trong nghiên cứu này đã dẫn chứng trường hợp người chồng có hành vi bạo lực không những không phải bồi thường thiệt hại mà còn được vợ đến xin cho miễn hoặc giảm tiền phạt. “Vợ bị đánh rồi chồng bị gọi lên ủy ban gặp cán bộ chính quyền và công an. Nhưng lại thấy vợ lên khóc lóc bảo xin mấy anh đừng phạt hoặc phạt ít thôi chứ không là không có tiền nộp.” (TLN lãnh đạo, nam, cán bộ xã)

Hay như đối với nạn nhân bạo lực gia đình, theo quy định của Luật, họ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thNm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phNm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc. Họ có quyền được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh. Nạn nhân bạo lực gia đình cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan

đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thNm quyền khi có yêu cầu… Nhưng thực tế đã chứng minh, số trường hợp phụ nữ bị bạo lực có sử

dụng những quyền trên là con số vô cùng khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực tế này là trong nhiều trường hợp, những người bảo vệ

pháp luật nhấn mạnh đến việc bảo vệ tính toàn vẹn của gia đình hơn là sự an toàn của phụ nữ (Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, 2009). Nhiều phụ nữ

không báo cáo với các cơ quan có thNm quyền về những hành vi ngược đãi của chồng cũng do quan niệm “chồng dạy vợ là việc trong nhà”, không nên can thiệp và cũng không có lý do chính đáng để can thiệp. Mặt khác, rất nhiều phụ

nữ lo sợ báo cáo với chính quyền mà không được giải quyết hoặc giải quyết nửa vời có thể làm cho người chồng tức giận và tiếp tục đánh đập.

Tài liệu “Bạo lực trên cơ sở giới” của Ngân hàng thế giới (1999) cho biết “Phụ nữ thường chỉ tìm đến luật pháp khi sự ngược đãi rất nghiêm trọng và kéo dài. Ngay cả trong trường hợp này phụ nữ cũng tỏ ra rất miễn cưỡng trong việc truy tố chồng mình. Hơn nữa, tòa án có thể không giải quyết nếu tòa không cho

đó là trường hợp nghiêm trọng… Một phần của quá trình can thiệp là việc cung cấp các lời khuyên, nhưng những lời khuyên này thường bị tác động bởi các giá trị truyền thống và kêu gọi phụ nữ sống thụđộng và chịu đựng hoàn cảnh của mình.”

Dù chỉ có 10,4% số người được hỏi trả lời không biết đến Luật Phòng chống bạo lực gia đình, nhưng những số liệu được cung cấp từ nghiên cứu này vẫn là minh chứng rõ ràng cho thấy, việc hiện thực hóa nội dung các điều luật, quy

định thuộc Luật vẫn rất cần nhận được sự quan tâm, thực hiện phổ cập sâu rộng hơn nữa đến quần chúng nhân dân và các cán bộ ban ngành.

Khảo sát định lượng cũng cho thấy, tỷ lệ phần trăm những người biết về

Luật Bình đẳng giới thấp hơn tỷ lệ những người biết về Luật Phòng chống bạo lực gia đình (33,6% so với 42,4%). Hơn một nửa số người được hỏi không biết

đến Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình (110/2009/CP). Cá biệt, có đến 81,6% người được hỏi không biết về Thông tư hướng dẫn việc tiếp nhận, chăm sóc y tế và báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân của bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh (16/2009/TT- BYT) và 76% không biết về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về bạo lực gia đình 2010-2020. Có thể nói đây chính là nguyên nhân góp phần hạn chế

nhận thức, làm gia tăng bạo lực gia đình.

Trong nghiên cứu này, có chị phụ nữ có ý định ly hôn nhưng chỉ vì lo không đủ chi phí đơn thư với tòa nên bỏ cuộc. Điều này chứng tỏ sự tồn tại của những khó khăn, thách thức lớn lao đối với công tác phòng chống bạo lực gia

phận, do rượu, do quyền của người đàn ông, do những quan niệm sai lầm về

vai trò của người phụ nữ trong gia đình, chấp nhận bạo lực vì vô vàn các lý do như sợ bị trách móc, quy kết, thương con, thương bố mẹ, xấu hổ… Trong bối cảnh này, cùng với thái độ thờ ơ của cộng đồng và xã hội, coi bạo lực gia đình là chuyện riêng tư, không can thiệp vì nghĩ là gia đình có thể tự giải quyết, người phụ nữ bị bạo lực gia đình đang ở vào tình trạng bị cô lập tương đối, không biết dựa vào đâu để tin tưởng, chia sẻ hoàn cảnh của bản thân và sau đó là nhờ giúp đỡ, hỗ trợ. Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh, vấn đề bạo lực gia

đình cần được nhận thức đầy đủ, nhận thức đúng bởi tất cả các cá nhân, cộng

Chương 3. Hệ quảđối với sức khỏe của người phụ nữ

Trong phần nội dung này, nghiên cứu tập trung đối sánh hệ quả của từng cách phản ứng mạnh và yếu trước hành vi bạo lực gia đình. Trước tiên phải khẳng định rằng dù phản ứng mạnh hay yếu, những người phụ nữ bị bạo lực

đều đã phải trải qua tâm trạng mệt mỏi, đau khổ, buồn chán, lo sợ, xấu hổ thậm chí cảm thấy nhục nhã; đều phải hứng chịu những thương tích nhìn thấy được như trầy xước, bầm tím, sưng đau, thậm chí gãy xương, chấn thương nội tạng và bất tỉnh, v.v…

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)