Phản kháng

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 27)

8. Cơ sở lý thuyết

1.1.1.Phản kháng

Không nhiều người phụ nữ chọn cách phản ứng này. Và nếu có cũng chỉ là khi đã bịđánh đập, chửi mắng “đến cả ngàn lần”, hay khi “không thể chịu đựng thêm được nữa”. Phần lớn những người phụ nữ trong nghiên cứu này đều trả

lời là không có hành động kháng cự nào ngay lần đầu tiên đối mặt với hành vi bạo lực. Đối với những cái tát, cái đánh đầu tiên, họ còn chưa hết cảm giác bất ngờ, choáng váng nên không kịp phản ứng. Có nạn nhân nhớ lần đầu tiên bị đánh là khi con nhỏ bị sặc sữa mẹ lúc sáu tháng tuổi. Xe cấp cứu đến lúc 3 giờ

sáng làm náo loạn cả khu tập thể. Chồng chị khi ấy quát ầm lên, mắng chị “ngu như con lợn”, tát chị rồi giằng lấy con bế lên xe cấp cứu. Có người vẫn “nhớ

như in” lần đầu tiên bị đánh vì lần đó diễn ra ngay sau đêm tân hôn khi cuộc sống vợ chồng vừa mới bắt đầu.

Chẳng ai khổ như chị đâu. Làm lễ (cưới) xong, mời khách chán chê rồi vẫn uống (rượu) nữa. Bảo là vui quá. Rồi sớm hôm sau tỉnh rượu là đánh. Đánh vì là đàn bà, là vợ mà không biết kích thích chồng, để chồng ngủ ‘như cún’ trong đêm tân hôn. Sau câu ‘chẳng còn ra thể thống gì nữa’ là lao vào đánh. Chị chỉ biết vừa đỡđòn vừa khóc thôi.”

Chị L.H.Y không nhớ chính xác lần đầu tiên bị đánh nhưng đã quen bị

chồng kéo tóc rồi đạp vào người, có những cú đạp mạnh đến nỗi chị tưởng mình “có thể bị văng đi”. Mỗi lần thấy nhà bNn, cơm không ngon là chị lại bị

chồng đánh như thế.

Đa số những người phụ nữđược hỏi trong nghiên cứu này đều đã có khoảng thời gian bị bạo lực nhiều năm. 32,8% trong số họ trả lời đã bị chồng gây bạo lực trong khoảng thời gian từ 1 năm đến dưới 5 năm và có đến 52% phụ nữđã phải gánh chịu tình trạng bạo lực trong khoảng thời gian từ 5 năm đến dưới 10 năm. Cũng theo biểu đồ dưới đây, 11,2% phụ nữđã bị chồng gây bạo lực trong khoảng thời gian từ 10 năm đến dưới 15 năm. Số ít những người khác “may mắn hơn” đã trải qua tình trạng bị bạo lực dưới 12 tháng. Cá biệt có 2,4% những người phụ nữ tham gia phỏng vấn có khoảng thời gian gánh chịu bạo lực trên 15 năm. Biểu 1: Thời gian chịu bạo lực tính đến trước thời điểm phỏng vấn (%) Biểu 1. Thời gian chịu bạo lực tính đến trước thời điểm phỏng vấn (T ng s  P N=125) 1.60 32.80 52.00 11.20 2.40 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 D i 1 năm 1‐d i 5 năm 5‐d i 10 năm 10‐d i 15 năm 15 năm tr  lên T l ph n t r ă m p h n b b o l c

Chỉ một số ít phụ nữ chọn hành động kháng cự sau khi đã bị bạo lực trong một thời gian dài. Chị N.M.H bị chồng liên tục bóp cổ đến nỗi cả thanh quản và thực quản đều bị tổn thương. Chị bị khản tiếng từ cách đây 10 năm và không thể ăn được những đồ ăn cứng. Sau nhiều lần bị chồng đánh đập, chị đã tìm ra

cách thức riêng để kháng cự. Một lần bị bóp cổ trong bữa cơm, chị đã phun thức ăn vào mặt chồng, trong lúc anh ta đang loay hoay làm sạch thì chị đã

đánh vào đầu anh ta từ phía sau bằng chiếc muôi lớn múc canh.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những hành động phản kháng của người phụ nữ không mang tính “hệ thống” mà chỉ mang tính “nhất thời đối phó” ở ngay thời điểm bị bạo lực. Trong thảo luận về cách thức phản kháng đối với hành vi bạo lực, chị Đ.T.Q đã tự hào kể về một lần “thắng trận” của mình khi đôi co với chồng cho dù đó là chiến thắng duy nhất trong 8 năm chị bị bạo lực. Chồng chị làm nghề sửa xe đạp. Những đồ phụ tùng sửa xe như

búa, cờ lê… là những thứ chị phải đối mặt mỗi khi chồng cáu giận, gây gổ. Một lần tránh được cái cờ lê, chị đã nhanh tay cầm lên ném lại về phía anh ta trúng

đầu. Anh ta phải đi viện mất 3 ngày vì choáng và chảy máu nhiều. Chị vừa phải thăm nom vừa bị “nghe chửi” và những lần sau đó anh ta đã lấy săm xe quấn quanh cổ hoặc trói tay chị để đánh, lần nào cũng đay nghiến chuyện chị “dám

đánh lại chồng”.

Không chỉđánh lại mới được coi là hành động phản kháng, nhiều phụ nữ bị

chồng mắng chửi đôi khi cũng chọn cách tranh luận cho rõ phải trái trắng đen. Trong nghiên cứu định tính, chúng tôi gặp được 3 phụ nữ có cách phản ứng này và cả 3 người đều có trình độ học vấn từ hết trung học phổ thông trở lên.

Chị cũng chẳng vừa đâu. Tưởng một hai lần vô cớ thì thôi nhịn, chứ không có gì cũng đánh, thích là đánh thì chịu làm sao được. Chị hỏi ‘sao ông đánh tôi’, ông ý đáp kiểu thích thế nên chị bực. Chị bảo ‘ông mà còn cái kiểu vô lý

đùng đùng thế là tôi đánh lại ông, sống chết có số cả, để xem ông với tôi ai chết trước ai.”

(PVS nữ, nạn nhân, nhân viên) Có người chọn cách chửi và nguyền rủa chồng vì chồng vốn có tính sĩ diện,

đánh vợ nhưng không muốn để hàng xóm biết, mỗi lần đánh chị là lại bật nhạc to lên.

Cứ bắt đầu đánh là bật nhạc. Vặn to hết cỡ. Chị đỡ, chị né rồi tìm cách vặn nhỏđi. Vặn được nhỏđi là chị lấy hết sức mà chửi to lên cho hàng xóm nghe thấy. Lão thường chỉ đánh thôi chứ không chửi. Nên chị phải chửi, chửi to lên cho người ta biết.”

Cũng đánh vào tâm lý sĩ diện của chồng để phản đối hành vi bạo lực, người phụ nữ này chọn cách “khích tướng”.

Ông xem cái tướng ông quần là áo lượt thế mà say xỉn, bê tha rồi còn đánh vợ nữa thì có ra cái thể thống gì không. Tôi có bịđánh thâm tím mặt mày thì tôi ở nhà khỏi phải ra đường. Chứ cả làng cả tổng người ta biết ông đánh vợ

ông có nghỉ làm ở nhà được không? Đi khuất mặt là người ta xì xầm, điều tiếng, ông thích thế à?

(PVS nữ, nạn nhân, nội trợ) Có chị phản ứng bằng “võ mồm” kiểu hung dữ hơn:

Mày giỏi mày đánh tao nữa đi. Xem mày đánh được bao lâu. Tao chết thì mày cũng tù tội, mày cũng chết. Không có tao hầu mày, đời mày chỉ có chó thôi. Mày định dơ cái mặt chó đấy ra cho làng nước người ta sỉ (nhục) à?

(PVS nữ, nạn nhân, nông dân) Sau câu nói này chị kể chị cũng đá thúng đụng nia, ném vỡ một số thứ đồ đạc nhỏ. Kết quả sau đó là chồng chị không đánh nữa, chỉ thỉnh thoảng đe nạt, dọa đánh thôi. Những thực tế này cho thấy, đúng theo lý thuyết hệ thống, hành vi của một thành viên và khả năng lặp lại hành vi đó bị tác động bởi những phản ứng và phán xét của các thành viên khác trong gia đình. Khi người vợ

không chấp nhận bạo lực của người chồng mà tỏ thái độ phản kháng, hành vi

đó có thể hoặc không tái diễn hoặc suy giảm mức độ thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu định lượng cũng cho thấy những tín hiệu khả quan khi phụ nữ thể

hiện thái độ phản kháng đối với hành vi bạo lực. 29% số phụ nữ được hỏi trả

lời bạo lực có giảm. 13% cho biết tình trạng bạo lực được chấm dứt. Thông tin về tình trạng bạo hành tồi tệ hơn được 16% phụ nữ tiết lộ và gần một nửa số

phụ nữ được hỏi (42%) cho biết thái độ phản kháng không giúp làm thay đổi hiện trạng bạo lực.

Biểu 2: Tác dụng của phản ứng đối với hành vi bạo lực theo nhận định của phụ nữ Biểu 2. Tác dụng của phản ứng đối với hành vi bạo lực theo nhận định của phụ nữ (% ý kiến, Tổng số PN=83) B o hành t i t  h n 16% K hông thay đ i 42% B o hành gi m đi 29% B o hành d ng l i 13% Rời khỏi nhà cũng là một trong những cách phản ứng mà người phụ nữ lựa chọn khi phải đối mặt với hành vi bạo lực gia đình. Bảng dưới đây cho thấy tỷ

lệ phụ nữđã từng rời khỏi nhà vì bạo lực không nhiều, chỉ là 18,4%. Trong số

những phụ nữđã từng bỏ nhà đi, 8,8% từng bỏ nhà đi một lần, 8% từng bỏ nhà đi từ 2-5 lần và 1,6% từng bỏ nhà đi với số lần nhiều hơn 5 lần. Bảng 2: Tỷ lệ phụ nữ rời khỏi nhà do hành vi bạo lực (%, N = 125) TT Tỷ lệ 1. Chưa bao giờ 81,6 2. Đã từng rời khỏi nhà 18,4 3. Một lần 8,8 4. Từ 2-5 lần 8,0 5. Trên 5 lần 1,6

Sau khi rời khỏi nhà, người phụ nữ không có nhiều nơi để tìm đến nhờ trợ

giúp, chủ yếu là gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm. 13,2% phụ nữ bị bạo lực bỏ nhà đến tạm trú ở gia đình chồng và họ hàng bên chồng. Gần gấp bốn lần tỷ

lệ này (47,4%) là số phụ nữ tìm đến gia đình và họ hàng bên ngoại. Có đến gần 1/5 số phụ nữ bị bạo lực phải tìm đến nhà nghỉ, khách sạn, phòng trọ để nghỉ

qua đêm hoặc để tạm sống trong khoảng thời gian ngắn.

Biểu 3: Địa chỉ tìm đến nhờ trợ giúp của phụ nữ bị bạo lực trong lần rời khỏi nhà gần đây nhất Biểu 3. Địa chỉ tìm đến nhờ trợ giúp của phụ nữ bị bạo lực trong lần rời khỏi nhà gần đây nhất (%, Tổng số PN=38) 47.4 13.2 21.1 15.8 2.6 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 G ia đình/h  hàng bên ngo i G ia đình/h  hàng bên c h ng B n bè/hàng x óm K hác h s n/nhà ngh /nhà tr K hác T l ph n t r ă m ý k i ế n

Cho đến thời điểm này, các kết quả nghiên cứu đều ghi nhận thái độ và hành vi phản kháng kiểu đánh lại, tự vệ, tranh luận hoặc rời khỏi nhà như trên là hình thức tích cực nhất từ phía các nạn nhân giúp chính bản thân họ chống lại bạo lực gia đình, ngăn chặn hành vi bạo lực tái diễn. Họ đã vượt qua được sự mềm yếu, ý thức được giá trị của bản thân, có hiểu biết xã hội về một số lĩnh vực như bình đẳng nam nữ, quyền con người,… có nghị lực, có khả năng thay

đổi cuộc sống và tính cách cá nhân. Dù có thể hạn chế, giảm nhẹ mức độ

và/hoặc ngăn chặn hành vi bạo lực nhưng điểm hạn chế của cách phản ứng này thể hiện ở chỗ mối quan hệ vợ chồng không chắc có được sự yên ấm bình thường, người vợ sẽ luôn có ý thức đối phó với thái độ và hành vi của người

và cảm thông, cả người vợ lẫn người chồng đều không được thỏa mãn trong tâm lý tình cảm.

1.1.2. Trả thù

Bên cạnh những phản ứng ở ngay tại thời điểm bị bạo lực, chúng tôi cũng nhận thấy một số phụ nữ đã chọn cách “trả thù” sau khi hành vi bạo lực kết thúc. Như trường hợp một phụ nữ 25 tuổi nhưng đã có đến 6 năm phải chịu cảnh đánh đập của chồng. Đã nhiều lần chị tìm cách trả thù chồng bằng cách lừa chồng uống thuốc ngủ, chờ chồng ngủ thật say rồi ngồi lên mặt chồng, chửi thầm “cho bõ tức” để rồi vẫn chấp nhận những trận đòn của chồng.

Nói ra người ta lại nghĩ em là bệnh hoạn, nhưng mà nó còn ngồi lên mặt em rồi đánh vào chỗđó bất cứ lúc nào nó tức. Em chỉ biết chuốc nó ngủ rồi làm lại như thế cho bõ tức thôi… Cũng thấy nhẹ lòng chị .”

(PVS nữ, nạn nhân, công nhân) T.K.N 28 tuổi, làm thợ may cũng có đến 5 năm bị chồng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” nhưng cũng chỉ dám một lần lấy kéo cắt tóc chồng nham nhở khi chồng đã say rượu không còn tỉnh táo. Sáng hôm sau N cố tình dậy muộn rồi chủđộng kêu gào, nhiếc móc chồng “Uống cho no cho chán vào rồi để con nào ngồi lên đầu lên cổ mà cắt mà xẻo cũng không biết.”

Tất cả những biểu hiện phản kháng trên, xét cho cùng, cũng chỉ là sự đối phó nhất thời. Đa số những người phụ nữ trong nghiên cứu này sau đó vẫn chấp nhận những lần bạo hành tiếp theo. Có chị tâm sự:

Phải thú thật là mình hèn quá. Biết làm sao được. Đàn ông là có quyền như

thế. Thích đánh là đánh được, chẳng cần lý do. Là đàn bà con gái, chẳng may phải cái phận chồng chúa vợ tôi thì phải chịu.”

(PVS nữ, nạn nhân, nhân viên) Hiếm khi phản kháng công khai, cách trả thù của phụ nữ khi phải đối mặt với bạo lực gia đình thường Nn chứa nhiều yếu tố kiểu “nhỏ nhen”, “khuất tất”, “không đàng hoàng”. L.P.T không biết làm cách nào hơn bằng cách bí mật lấy những tấm ảnh kỷ niệm của chồng ra cắt vụn. Còn V.K.O thì thú nhận “Lâu lâu có dịp là em lại vứt bỏ một cái sơ mi hoặc một cái quần anh ấy thích mặc đi làm. Cũng thấy mình tiểu nhân quá. Nhưng vì em chẳng biết làm gì hơn. Mang

tiếng hai vợ chồng có học có hành mà mỗi lần cãi nhau là anh ấy lại kéo tóc kéo tai, lôi em đi xềnh xệch. Nhiều khi còn chửi em là đồ con đĩ.”

Trong cuộc thảo luận nhóm tập trung giữa những người phụ nữ đã có gia

đình, nhiều chị không ngại ngần bộc lộ ý muốn, dựđịnh trả thù. Đối với hành vi bạo lực thể xác của chồng, có chị “Muốn sao mình đủ khỏe, đủ can đảm để

lao vào hắn mà đánh mà chửi như hắn đã đánh đã chửi mình cho hả giận.” (TLN nữ, nạn nhân, nghề tự do). Và sau đây là hai ý kiến khác:

Nhiều lúc chỉ muốn cầm dao đâm chết (chồng) đi. Chết là hết. Không làm khổđược vợđược con nữa.”

(TLN nữ, nạn nhân, giáo viên) “Muốn lần nào đó uống say quá rồi mà chết đường chết chợ cho nhẹ nợ. Thà là chết đi chứ đánh chị, đánh hai đứa nhà chị thế này thì không chịu nổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến uất mà chết mất.”

(TLN nữ, nạn nhân, nông dân) So với bạo lực thể xác, mong muốn trả thù đối với hành vi bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần có xu hướng nung nấu hơn, uất hận hơn. “Mua đĩa về bật lên rồi bắt làm theo, toàn những hành động kinh tởm. Cầu trời khấn phật cho nó (bộ phận sinh dục) bị hỏng, bị sao đó đi để không còn cái gì mà hành mình nữa.” (PVS nữ, nạn nhân, nông dân). Các ý kiến sau được ghi nhận từ thảo luận nhóm:

Mỗi lần muốn là cứ vật tôi ra để làm chuyện đó dù tôi có muốn hay không cũng mặc. Nói không hay kêu mệt là ăn đánh, ăn chửi ngay. Con thì còn bé, muốn nó ngủ yên thì phải chiều. Ở đâu cũng làm được, nhà tắm, nhà bếp, các kiểu… Trời đánh thánh vật lão (chồng). Rồi lão cũng phải trả giá thôi.”

(TLN nữ, nạn nhân, nội trợ) “Bất kể ngày đêm, thích là đè nghiến tôi ra để làm chuyện đó. Con gái tôi còn nhỏ, nó thấy mẹ kêu khóc thì cũng khóc theo. Nó lao đến tát thẳng vào mặt con bé. Mẹ con cùng khóc… Nó ác quá, không có tính người. Tôi đi lễ

chùa cầu bình an cho hai mẹ con cũng cầu cho nó chết. Nó không chết thì mẹ

con tôi phải chết.”

Em chải đầu đi làm anh ý bảo ‘lại đi đánh đĩđấy’. Hôm em mua cái áo mới anh ý nhiếc em bảo ‘sao không hở nữa ra, mặc thế cho chó nó ngắm à’… Rồi có khi vừa đánh vừa chửi em, chửi cả bố mẹ em không biết dạy con. Cứ

thế chịạ, chưa bao giờ thấy ưng ý cái gì ở em. Đàn ông mà thế thà rằng vừa mù vừa câm để em đỡ khổ.”

(TLN nữ, nạn nhân, nghề tự do) “Cứ bảo em mệt gì, lại làm với thằng nào rồi nên mới mệt. Cứ như thế mà không cho thì chắc chửi em cả đêm. Nên em phải kệ cho muốn làm gì thì làm. Em chỉ muốn mình mãn kinh để không phải phòng có chửa. Cũng mong

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 27)