Bạo lực thể chất

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

8. Cơ sở lý thuyết

1.2.2.Bạo lực thể chất

Sau bạo lực tình dục, bạo lực thể chất ở các mức độ khác nhau, với nhiều hành động khác nhau như bóp cổ, tát, đấm, đá, kéo tóc, xô đNy, ném đồ vật vào người… cũng khiến người phụ nữ phải gánh chịu những tổn thương nặng nề. Họ chấp nhận điều đó.

Không biết kiếp trước chị nợ gì người ta mà phải khổ như thế. Ngày cũng

đánh mà đêm cũng đánh. Có khi là tại mình nấu mặn, có khi là sơ ý để cu con bị ốm… Đánh là đúng mình phải chịu. Nhưng có khi chẳng tìm được lý do gì. Sẵn cái tô là ném cái tô. Sẵn cái ghế cũng ném. Cả cái mâm cơm như

thế cũng quăng ra, đổ vỡ hết cả. Mấy chị quanh xóm cũng khuyên này nọ

nhưng chị không làm thế được. Mỗi lần như thế chị sợ lắm, run lẩy bẩy cả

người, lo hoàn hồn còn chưa xong mà…”

Đánh là lấy tay ngáng ngang cổ rồi chửi. Không biết học ai cái kiểu chửi tục lắm. Tôi không nói được. Nói ra thì không thể nghe nổi. Cái tay thì nặng như cùm cứ thế đè ngang cổ, không nói được, không nuốt được, khóc cũng không nấc được mà phải nhịn. Không thể làm gì hơn được. Nó khỏe, nó giết mình thì con mình ai nuôi.” (khóc)

(PVS nữ, nạn nhân, nội trợ) “Đánh em chẳng tiếc tay. Sợ nhất là lần nhà em sửa lại, gạch xây sẵn đấy là nhặt lên một viên nguyên cứ thế phang vào người em. Gạch rơi vỡ rồi thì vớ

lấy cái xẻng dứ dứ vào người em, dồn em vào góc tường. Em tưởng mình chết luôn lần đó. Thợ xây bao nhiêu ông gần đó không ai dám can, chắc sợ

bịđánh luôn. Em phải đi viện cấp cứu mấy ngày. Đến giờ em vẫn chẳng dám cãi một lời, răm rắp vâng dạ mà vẫn bị đánh. Chỉ là không bị như lần đấy nữa thôi.”

(PVS nữ, nạn nhân, nhân viên)

Một phần của tài liệu Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ( Nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)