0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nội dung quản lý hoạt động văn thể

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN THỂ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐIỆN BIÊN (Trang 51 -51 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.2. Nội dung quản lý hoạt động văn thể

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động văn thể cho từng năm, cho các bộ phận, các đoàn thể.

- Thành lập ban tổ chức điều hành hoạt động văn thể. Quản lý việc phân công cho các cá nhân, các đơn vị, các bộ phận chức năng và các tổ chức đoàn thể điều hành các hoạt động văn thể.

- Tổ chức chỉ huy, điều hành phong trào văn thể.

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi phục vụ cho phong trào hoạt động văn thể.

- Quản lý việc thanh, kiểm tra các hoạt động văn thể, để điều chỉnh kế hoạch đi đúng mục tiêu.

- Khen thƣởng, động viên kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích trong phong trào văn thể.

1.6.3. Phương pháp quản lý hoạt động văn thể

- Tập trung quyền hạn, chức năng cho Ban tổ chức điều hành phong trào văn thể, tạo thành một đầu mối thống nhất.

- Phối hợp, điều hòa công việc của các bộ phận chức năng để tránh chồng chéo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 - Khuyến khích, trân trọng các sáng kiến, kinh nghiệm của cá nhân, tổ chức và các đoàn thể trong phong trào văn thể.

- Tổ chức thi đua giữa các lớp, các chi đoàn, các khoa trong hoạt động văn thể.

- Tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phù hợp với các thời điểm trong năm. Mỗi năm tổ chức một Hội thi văn nghệ, thể thao trong toàn trƣờng và một ngày thích hợp nhất là 26 tháng 3.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học - Công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con ngƣời đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HSSV.

Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494-1553) nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục Hƣng đã từng nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.”

Makarenco - nhà sƣ phạm nổi tiếng của nƣớc Nga đầu thế kỷ XX, cũng đã nói: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phƣơng pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nƣớc ta… Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động văn thể là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Hoạt động văn thể là một hoạt động giáo dục cơ bản đƣợc thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, đƣợc tiến hành xen kẽ với chƣơng trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động văn thể giúp HSSV biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hƣớng chính trị, xã hội, biết đƣợc những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nƣớc và những vấn đề nóng bỏng của thời đại nhƣ hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trƣờng... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác.

Hầu hết cán bộ quản lí và giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của các hoạt động văn thể cho nên đã tổ chức đƣợc nhiều hoạt động để HSSV tham gia, mỗi hoạt động đều có nội dung giáo dục riêng và góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lƣợng dạy - học trong nhà trƣờng, đặc biệt là đã góp phần ngăn ngừa đƣợc các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trƣờng học. Số học sinh tham gia các hoạt động văn thể đạt tỉ lệ cao, nhất là các hoạt động TDTT, văn hóa văn nghệ, hoạt động giao lƣu cắm trại…

Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh và HSSV chƣa nhìn một cách đúng đắn vai trò của hoạt động văn thể nên trong quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 trình tổ chức, chỉ đạo và quản lí các hoạt động văn thể còn nhiều hạn chế, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác phối kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng chƣa đồng bộ, công tác kiểm tra thi đua, khen thƣởng chƣa kịp thời làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục.

Cơ sở vật chất của nhiều nhà trƣờng còn quá thiếu thốn, nhất là các trƣờng ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, các phƣơng tiện thiết yếu phục vụ cho việc dạy học chính khoá còn chƣa đủ, sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu, hội trƣờng… vẫn còn là niềm mơ ƣớc xa vời của nhiều trƣờng. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lại quá ít ỏi nên dẫu muốn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lại quá ít ỏi nên dẫu muốn tổ chức nhiều hoạt động cũng không thể thực hiện đƣợc. Môi trƣờng giáo dục chƣa đảm bảo, xã hội còn nhiều biểu hiện tiêu cực làm ảnh hƣởng không nhỏ đến nhận thức, tâm lí, hành vi, lí tƣởng của HSSV.

Điều đáng quan tâm là đa số HSSVV hiện nay ngại tham gia các hoạt động văn thể, số học sinh có năng lực học tập thì chỉ chuyên tâm vào việc học các môn văn hoá, trong các môn văn hoá, các em cũng chỉ đầu tƣ cho một vài môn sở trƣờng số còn lại - nhất là các môn khoa học xã hội thì hầu nhƣ bị “bỏ ngỏ”. Số học sinh có năng lực học tập thì chỉ chuyện tâm vào việc học các môn văn hoá, các em cũng chỉ đầu tƣ cho một vài môn sở trƣờng, số còn lại - nhất là các môn khoa học xã hội thì hầu nhƣ bị “bỏ ngỏ”. Số học sinh chƣa tích cực trong học tập thì lại dành thời gian cho các việc vui chơi, giải trí khác, nhất là các trò chơi điện tử, các thông tin lệch lạc trên Internet… Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều học sinh hƣ hỏng, đua đòi, sống thực dụng, thờ ơ, bi quan với cuộc sống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 nói năng, hành xử thô bạo, thiếu văn hoá… Nếu không kịp thời chấn chỉnh thì sẽ xa rời mục tiêu giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46

Kết chƣơng 1

1. Hoạt động văn thể là bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong trƣờng cao đẳng, là sự tiếp nối của hoạt động dạy trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

2. Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao trong trƣờng cao đẳng thực chất là xây dựng một phong trào quần chúng, trong đó mọi HSSV đều tham gia tích cực và có ý thức.

3. Tổ chức hoạt động văn thể là công việc của các bộ phận chức năng trong trƣờng, đặc biệt là của Đoàn Thanh niên và Hội SV, nhà trƣờng cần động viên khuyến khích mọi tập thể và cá nhân tham gia.

4. Hoạt động văn thể ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố: nhận thức của các lực lƣợng giáo dục, năng lực ngƣời tổ chức, nội dung, chƣơng trình, hình thức, sự đánh giá và các điều kiện để tổ chức HĐVT.

5. Biện pháp quản lý HĐVT hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của trƣờng học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN THỂ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN THỂ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƢỜNG

CAO ĐẲNG Y TẾ ĐIỆN BIÊN

2.1. Vài nét về tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc của tổ quốc, đƣợc chia tách từ tỉnh Lai Châu tháng 12/2003, diện tích tự nhiên 9,554,09 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; Phía Đông và Đông nam giáp với tỉnh Sơn La; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có đƣờng biên giới Việt - Trung dài 38,5 km; Phía Tây và Tây Nam giáp với ba tỉnh phía Bắc nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có đƣờng biên giới Việt - Lào dài 360 km; có cửa khẩu quốc tế Tây Trang giao lƣu với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Có nhiều đồi núi, sông, suối và các hồ rộng nhƣ Hồ Pa Khoang, Hồ Pe Luông, Hồ Hồng Khếnh... chứa lƣợng nƣớc ngọt rất lớn phục vụ tƣới tiêu cánh đồng Mƣờng Thanh rộng mênh mông, là vựa lúa của vùng Tây Bắc. Có Sân bay Điện Biên giao lƣu thƣờng xuyên với khách của nhiều địa phƣơng và một số nƣớc, có nhiều di tích lịch sử là điểm tham quan du lịch mà không phải tỉnh vùng cao biên giới nào cũng có đƣợc nhƣ: Hầm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, Hầm Tƣớng Đờ Cát Tơ Ri, Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu Di tích Đồi A1, Tƣợng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, Đền Hoàng Công Chất, Suối nƣớc khoáng Pe Luông, suối khoáng U va và khu du lịch sinh thái khác...

Điện Biên có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện) với tổng số 131 xã phƣờng thị trấn (113 xã, 10 phƣờng, 8 thị trấn). Tổng dân số có 523.030 ngƣời, gồm 21 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 40,4%, dân tộc HMông 28,8%, dân tộc Kinh 19,7%, dân tộc Khơ Mú 3,2%, còn lại dân tộc khác.

2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên

2.2.1. Thành lập trường, truyền thống của nhà trường

Năm 1963, ngay sau khi tỉnh Lai Châu đƣợc tái thành lập, để tăng cƣờng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu đã giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế cho cơ quan Bệnh viện - Trƣờng trực thuộc Ty Y tế Lai châu đảm nhiệm. Ngày 02/4/1966 Uỷ ban hành chính khu tự trị Tây Bắc đã ban hành Quyết định số 100/QĐ về việc thành lập Trƣờng đào tạo Y tế tỉnh Lai Châu; theo đó ngày 06/9/1966 Uỷ ban hành chính tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 458/QĐ về việc tách Bệnh viện - Trƣờng thành hai đơn vị gồm: Bệnh viện tỉnh và Trƣờng Y tế trực thuộc Ty Y tế tỉnh Lai Châu. Ngày 18/4/1969 Uỷ ban hành chính tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 102/QĐ về việc chuyển Trƣờng Y tế Lai Châu thành trƣờng Trung học Y tế Lai Châu. Năm 2004 sau khi chia tách tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, Trƣờng Trung học Y tế Lai Châu đƣợc đổi tên thành Trƣờng Trung học Y tế Điện Biên.

Trải qua 48 năm xây dựng và trƣởng thành, từ buổi ban đầu nhà trƣờng chỉ vẻn vẹn có vài căn nhà tre, vách nứa do thầy và trò nhà trƣờng vừa học vừa tranh thủ lao động, lên rừng chặt tre, xẻ gỗ dựng trƣờng, dựng lớp để học. Trang thiết bị dậy và học chƣa có gì đáng kể. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng gồm cả giáo viên chuyên môn, giáo viên văn hóa có trên 20 ngƣời, phần lớn có trình độ trung cấp, sơ cấp, giáo viên có trình độ đại học chỉ có 1 - 2 ngƣời. Nhiệm vụ của nhà trƣờng trong thời gian đầu là đào tạo cán bộ y tế có trình độ y sĩ đa khoa bổ sung cho các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 Giai đoạn từ năm 2001-2008, trƣờng Trung cấp Y tế Lai Châu - Điện Biên đƣợc sự quan tâm của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế và tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên nhà trƣờng đƣợc triển khai Dự án ''Giáo dục Kỹ thuật và Dậy nghề''. Từ dự án này nhà trƣờng đƣợc xây dựng mới tại phƣờng Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ; đầu tƣ trang thiết bị dạy và học để bảo đảm nhu cầu đào tạo cán bộ y tế trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc. Về tổ chức và đào tạo trong giai đoạn này trƣờng Trung học y tế đƣợc bố trí 50 biên chế, trong đó có 30 giáo viên có trình độ cử nhân, đại học và sau đại học chiếm 60% số cán bộ, công chức toàn trƣờng; nhà trƣờng đƣợc tổ chức thành 3 phòng chức năng gồm; Phòng Tổ chức - hành chính, Phòng Đào tạo và phòng Công tác học sinh và 5 tổ bộ môn; đội ngũ giáo viên thỉnh giảng của Bệnh viên Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền và một số đơn vị khác của ngành y tế gồm 60 ngƣời, 100% giảng viên thỉnh giảng có trình độ cử nhân, đại học và trên đại học. Đặc biệt sinh viên của trƣờng thƣờng xuyên đƣợc học tập tại Bệnh viện đa khoa tỉnh có đủ số giƣờng bệnh, mô hình bệnh tật phong phú, trang thiết bị học tập từng bƣớc đƣợc cải thiện nên các em học sinh sau khi tốt nghiệp ra trƣờng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Trƣớc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chất lƣợng cao cho địa phƣơng và quá trình phát triển của nhà trƣờng, ngày 06/5/2009 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3294/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trƣờng Cao đẳng Y tế Điện Biên trên cơ sở Trƣờng Trung học Y tế Điện Biên. Kể từ khi đƣợc nâng cấp thành trƣờng CĐ, nhà trƣờng đã nhanh chóng ổn định tổ chức và hoạt động theo Điều lệ trƣờng CĐ; qui mô đào tạo đƣợc mở rộng, số lƣợng sinh viên chính qui trung bình từ 1.000-1.200 ngƣời, ngoài các mã ngành trung cấp đang đào tạo nhà trƣờng đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo CĐ điều dƣỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 Từ mái trƣờng này đã có nhiều học sinh của nhà trƣờng sau khi tốt nghiệp ra trƣờng hăng hái trở về các địa phƣơng công tác, tận tụy phục vụ sức khỏe nhân dân, tiếp tục rèn luyện phấn đấu học tập vƣơn lên về mọi mặt và đã trƣởng thành. Nhiều anh, chị đã đƣợc giao giữ các chức vụ lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành, các đơn vị trong ngành Y tế của hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu, tiêu biểu nhƣ Vƣơng Văn Thành Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; Lù Văn Vin Ủy viên Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Trƣởng ban Dân vận Tỉnh ủy Điện Biên; Quàng Văn Tấng Bí thƣ Huyện ủy Tuần giáo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN THỂ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐIỆN BIÊN (Trang 51 -51 )

×