8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Hoàng Minh Thao: "QLGD là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thế quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng" [15].
Theo tác giả Trần Kiểm, nếu chia QLGD theo 2 cấp độ: vĩ mô và vi mô thì có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
Đối với cấp vĩ mô:
- "QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát... một cách có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội".
Đối với cấp vi mô:
- “QLGD thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (đƣợc tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lƣợng XH) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu QLGD là quá trình chủ thể quản lý vận dụng các chức năng quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 dục của hệ thống giáo dục; nói cách khác là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt đƣợc kết quả cao nhất của mục tiêu giáo dục đã đề ra.