8. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Khái niệm quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Quản lý là một hoạt động rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống xã hội loài ngƣời. Khi một nhóm hay một tổ chức cộng đồng ngƣời cùng làm việc với nhau để đạt đƣợc mục tiêu chung nào đó thì cần đến sự quản lý để điều khiển và điều hoà mọi hoạt động của từng thành viên, hƣớng những hoạt động đạt đến mục đích đã xác định.
Ăng Ghen khẳng định: "Quản lý là tất yếu khi nhiều ngƣời cùng hoạt động chung với nhau, khi có sự hợp tác của một số ngƣời, khi có sự phối hợp của nhiều ngƣời".
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, dƣới đây là một số quan niệm chủ yếu:
- Theo cách tiếp cận hệ thống: quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con ngƣời trong quá trình sản xuất xã hội để đạt đƣợc mục đích đã định.
- Frederich William Taylor (1856-1915), Mỹ; Henry Fayol (1841-1925), Pháp; Max Weber (1864-1920), Đức đều khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.
- Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hƣớng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan [14].
Các khái niệm quản lý tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
+ Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm XH. + Hoạt động quản lý là những tác động có tính hƣớng đích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 + Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Nhƣ vậy, quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.