Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 118)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Yêu cầu sử dụng đất trồng chè là những đòi hỏi về tính chất đất đai của cây chè. Năng suất và chất lượng búp chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên khả năng thỏa mãn những yếu tố đó không thể đáp ứng được hoàn toàn, nó có những hạn chế. Do đó cần xác định và đánh giá mức độ thích hợp khác nhau của đất đối với yêu cầu sử dụng đất trồng chè.

Để kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai được chính xác thì việc xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất cần được cân nhắc, xem xét và xác định cho phù hợp với thực tế. Trong quá trình đánh giá thích hợp cho cây chè ở Bảo Lộc - Di Linh bằng mô hình ALES-GIS, kết hợp phân tích mối quan hệ

96

hữu cơ giữa đặc điểm sinh thái cây chè với đặc trưng của điều kiện đất đai, chúng tôi xác định các yếu tố liên quan đến yêu cầu sử dụng đất trồng chè bao gồm: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ cao và điều kiện sinh khí hậu.

* Loại đất:

Loại đất là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng. Trong khu vực nghiên cứu có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa và dốc tụ, nhóm đất đen, nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất vàng đỏ, nhóm đất mùn vàng đỏ. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cây chè cũng như đặc tính cơ bản của các loại đất trong từng nhóm đất, có thể thấy rằng nhóm đất phù sa và dốc tụ không thích hợp với trồng chè do hầu hết các loại đất này phân bố ở địa hình trũng, mực nước ngầm nông, đất xuất hiện glây gần tầng mặt trong khi cây chè có nhu cầu về nước lớn nhưng lại không chịu được úng. Các nhóm đất còn lại có thể trồng được chè ở những mức độ thích hợp khác nhau.

Nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan bao gồm những loại đất điển hình của khu vực. Bản thân các loại đất này với những tiềm năng sẵn có như đất có tầng dày, hàm lượng dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình là loại đất thích hợp nhất để phát triển cây chè. Nhóm đất đỏ vàng tuy có đặc tính hóa học ít thuận lợi như nhóm đất hình thành trên đá bazan nhưng đảm bảo về đặc tính lý học như tầng dày, thành phần cơ giới. Đồng thời, ngoài một số giới hạn nhất định thì yêu cầu về đất của cây chè không quá khắt khe vì vậy đây cũng là nhóm đất thích hợp cho trồng chè. Nhóm đất đỏ vàng có quy mô diện tích lớn ở Bảo Lộc - Di Linh, loại đất này phân bố chủ yếu ở những nơi có địa hình dốc, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Trong khi đó, nhóm đất mùn vàng đỏ trong khu vực nghiên cứu có độ phì khá hơn, tuy nhiên phân bố ở đai cao trên 1.600 m, tầng đất mỏng nên cả hai nhóm đất đều có mức độ thích hợp trung bình với cây chè. Nhóm đất đen ít thích hợp với việc trồng chè do ngay ở tầng đất mặt thường lẫn nhiều đá bọt hoặc xuất hiện đá lộ đầu, tầng đất mỏng.

* Độ dốc:Độ dốc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của cây chè cũngnhư nguy cơ xói mòn. Độ dốc từ 3 - 8o và 8 - 15o là cấp độ dốc thích hợp nhất còn cấp

97

độ dốc từdưới 3o thích hợp trung bình với cây chè. Có cấp độ dốc 15 - 25ođược coi là yếu tố ít thích hợp với cây chè do những khu vực này khó khăn cho việc trồng chè và đem lại hiệu quả kinh tế không cao.

* Tầng dày: Yêu cầu sinh thái của cây chè đòi hỏi lớp đất trồng phải đạt ít nhất là 80 cm để hệ rễ phát triển bình thường. Như vậy trong 3 cấp tầng dày của các nhóm đất Bảo Lộc - Di Linh, tầng dày đất trên 100 cm thích hợp nhất, tầng dày 70 - 100 cm thích hợp trung bình, còn tầng dày đất dưới 70 cm ít thích hợp.

* Thành phần cơ giới của các loại đất được chia thành thịt trung bình, thịt nhẹ và cát pha. Trong đó mức thích hợp nhất là TPCG thịt trung bình vì đất có độ tơi xốp, thấm và thoát nước tốt, TPCG thịt nhẹ thích hợp trung bình và cát pha ít thích hợphơn.

* Độ cao:như đã phân tích trong nhu cầu sinh thái của cây chè, những khu vực ở độ cao nhất định so với mực nước biển sẽ cho chất lương chè tốt hơn những vùng thấp. Độ cao trong khoảng 600 - 1.000 m và 1.000 - 1.600 m rất thích hợp cho việc trồng các loại chè như: San tuyết, ôlong. Ở độ cao trên 1.600 m, tuy thích hợp cho cây chè nhưng điều kiện chăm sóc, thu hái chè sẽ gặp nhiều khó khăn nên mức độ thích hợp trung bình. Còn ở độ cao dưới 600 m cũng có thể trồng chè, nhưng ít thích hợp vì hương vị và phẩm chất chè bị giảm sút đáng kể.

* Sinh khí hậu:

Điều kiện sinh khí hậu có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển cây chè ở Bảo Lộc - Di Linh, đặc biệt là chè chất lượng cao. Các kiểu sinh khí hậu đã được phân chia là tổ hợp của các yếu tố lượng mưa, nhiệt độ, số tháng mùa khô. Với đặc tính ưa ẩm, cần nhiều nước quanh năm và hầu hết diện tích chè đang được canh tác ở Bảo Lộc - Di Linh đều tưới nhờ nước trời, như vậy những khu vực có mưa nhiều đến rất nhiều, và mùa khô ngắn (IIA0a, IIIA1a, IIB0a) phù hợp nhất để trồng chè.

Ngược lại, khu vực mưa ít và có mùa khô trung bình đến dài (ID0c, IID0b) hoàn toàn không thích hợp vì ít có khả năng đảm bảo nhu cầu về nước trong canh tác chè. hCòn lại khu vực mưa vừa và có mùa khô trung bình (IIC0b, IIIC1b) ít

98

thích hợp, khu vực mưa nhiều rất nhiều và có mùa khô trung bình (IA0b, IIA0b, IB0b, IIB0b) thích hợp trung bình đối với việc trồng chè.

Trên cơ sở các yêu cầu sử dụng đất trồng chè, các yếu tố thuận lợi và hạn chế đã được đưa ra phân tích, từ đó phân cấp các yếu tố đánh giá thích hợp trồng chè theo bảng:

Bảng 3.2. Phân cấp các yếu tố đánh giá thích hợp đất trồng chè

Chỉ tiêu Mức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

1. Loại đất Nhóm đất trên bazan Nhóm đất đỏ vàng Nhóm đất mùn vàng đỏ Nhóm đất vàng đỏ Nhóm đất đen Nhóm đất phù sa và dốc tụ 2. Độ dốc 3o - 8o, 8o - 15o < 3o > 15o - 3. Tầng dày >100 cm 70 - 100 - < 70 cm 4. TPCG Thịt trung bình - nặng Thịt nhẹ Cát pha - 5. Độ cao 600 - 1.000 m 1.000 - 1.600 m > 1.600 m < 600 m -

6. Sinh khí hậu IIA0a, IIIA1a IIB0a

IB0b, IIB0b

IA0b, IIA0b IIC0b, IIIC1b ID0c, IID0b

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)