Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 38)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất

* Phân tích tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong nghiên cứu, thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài.

* So sánh phẫu diện: Dấu hiệu thoái hóa đất trước hết thể hiện ở hình thái phẫu diện đất - kết quả của quá trình thành tạo đất. Một phẫu diện hoàn chỉnh thường có đầy đủ các tầng phát sinh của mình. Đặc biệt là tầng A bề mặt - còn gọi là tầng tích tụ mùn, có ý nghĩa đặc biệt đối với canh tác nông nghiệp. Sự cắt cụt hoặc vùi lấp tầng A thể hiện các mức độ thoái hóa khác nhau. Theo phân loại mức độ xói mòn đất của Xô bô lep đã sử dụng chỉ tiêu sau: Xói mòn nhẹ - mất đất tầng A1, xói mòn vừa - mất tầng A2, xói mòn nặng - mất tầng B1, xói mòn rất nặng - lộ tầng C. Phương pháp so sánh phẫu diện đất còn có thể xác định các chất mới hình thành chỉ thị cho thoái hóa đất như: kết von, đá ong, đá lẫn, đá lộ đầu. [12]

* Chỉ thị thực vật cho thoái hóa đất: Trên cơ sở phân tích mối tương quan giữa thoái hóa với kiểu quần xã, độ che phủ, thành phần loài để xác định mức độ thoái hóa đất trong khu vực nghiên cứu.

* Đánh giá tổng hợp thoái hóa đất dựa trên ma trận tương quan giữa thoái hoá tiềm năng (T) và thoái hóa hiện tại (H).

H T H1 H2 … Hn T1 A1-1 T2 A1-2 B2-2 … … Ti A1-i Dn-i

29

Trong đó :

H1 và T1: Thoái hoá nhẹ A, B, C, D : Thực trạng thoái hoá Hn và Ti: Thoái hoá nặng

Mức độ phân chia phụ thuộc và độ chi tiết của số liệu.

1.2.3.2. Phương pháp khảo sát điều tra tổng hợp

Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học địa lý. Trong quá trình thực địa, đặc điểm của các yếu tố liên quan tới lớp vỏ thổ nhưỡng đều được quan sát và ghi chép lại đầy đủ. Với việc khảo sát theo tuyến, các yếu tố tự nhiên, yếu tố KT-XH của khu vực nghiên cứu được đánh giá một cách tổng hợp để từ đó thấy sự phân hóa theo chiều ngang của lớp vỏ thổ nhưỡng. Đồng thời, đặc biệt chú ý các loại hình sử dụng đất và các phương thức canh tác chè. Đề tài tiến hành khảo sát dọc theo tuyến giao thông trung tâm nối giữa Bảo Lâm, Bảo Lộc và Di Linh, khảo sát 03 điểm chìa khóa. Trong đó, chúng tôi đã tiến hành mô tả và lấy mẫu trên các vùng trồng chè khác nhau của Bảo Lộc - Di Linh, đồng thời thu thập các phẫu diện của các loại đất khác nhau trong khu vực nghiên cứu.

1.2.3.3. Phương pháp tích hợp ALES - GIS trong đánh giá đất theo FAO

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tích hợp ALES - GIS để đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè. Cấu trúc mô hình đánh giá thích hợp trên nền ALES - GIS bao gồm ba bộ phận: Thứ nhất là nhu cầu sinh thái cây chè và bản đồ đơn vị đất đai của khu vực Bảo Lộc - Di Linh. Thứ hai là nhập, xử lý và đánh giá, xuất dữ liệu nhờ ALES - GIS tương tác với chuyên gia đánh giá. Thứ ba là dữ liệu đầu ra là ma trận thích hợp liên kết với bản đồ đánh giá thích hợp của cây chè ở Bảo Lộc - Di Linh. Sử dụng mô hình tích hợp ALES - GIS đã giúp cho việc đánh giá thích hợpđất đai cho cây chè một cách đầy đủ và chính xác.

1.2.3.4. Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thông tin địa lý

Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các phép phân tích không gian trong môi trường GIS và thể hiện trên các bản đồ kết quả rất hữu ích trong việc trợ giúp công tác ra quyết định. Đểphân tích định lượng và xác định sự biến đổi không gian của các yếu tốđịa lý phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giảđã sử

30

dụng các phần mềm GIS và phần mềm bản đồ chuyên dụng như: phần mềm MapInfo 10.5 - biên tập các bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, hiện trạng sử dụng đất, bản đồđất…; ArcGIS 9.3 để chồng xếp, nắn chỉnh các bản đồ trong quá trình thành lập bản đồ thoái hóa đất tiềm năng, thoái hóa đất hiện tại và tổng hợp thoái hóa đất.

1.2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp được thực hiện thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu.

1.2.3.6. Phương pháp phân tích đặc tính lý hóa đất trong phòng thí nghiệm

Các mẫu đất thu thập được phân tích các chỉ tiêu hóa lý đất theo các phương pháp sau:

- Phân tích Al3+(phương pháp Xô Kô Lôp); - Phân tích pHKcl (bằng phương pháp pHmet);

- Phân tích Ca2+, Mg2, CEC (đo bằng AAS- quang phổ hấp phụ nguyên tử); - Phân tích K+, Na+(đo bằng quang kế ngọn lửa);

- Phân tích Fe2+di động trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử; - Phân tích chất hữu cơ (OM%) - phương pháp Walkey Black; - Phân tích N% tổng số (phương pháp Kendan);

- Phân tích K2O, P2O5% tổng số (phương pháp công phá bằng HF, HCl, HClO4);

- Phân tích K2O, P2O5 dễ tiêu (so mầu);

- Phân tích thành phần cơ giới (ống hút Rôbinsơn).

Trên cơ sở kết quả phân tích có thể xác định tính chất lý hóa và hàm lượng dinh dưỡng của từng loại đất, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá mức độ thoái hóa đất.

31

Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ PHÁT SINH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT KHU VỰC BẢO LỘC DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)