Con người và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 61)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.5. Con người và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội

2.1.5.1. Hiện trạng dân cư

Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2010, tổng dân số của khu vực Bảo Lộc - Di Linh là 416.851 người, trong đó Di Linh là huyện có quy mô dân số lớn nhất với 154.786 người, trong khi thành phố Bảo Lộc có diện tích nhỏ nhất, quy mô dân số lên đến 148.654 người thì dân số huyện Bảo Lâm là 109.343 người. Nếu giai đoạn 2000 - 2005 dân số tăng nhanh 25.860 người, thì ở giai đoạn 2005 - 2010, quy mô dân số dần đi vào ổn định, có tăng nhưng chậm, cả giai đoạn này tăng 21.068 người.

Mật độ dân số trung bình của khu vực là 126 người/km2. Dân số phân bố theo các vùng không đồng đều, do rất nhiều yếu tố chi phối. Thành phố Bảo Lộc là

47

một trong hai khu đô thị lớn của tỉnh Lâm Đồng, tập trung đông dân cư nhất, với mật độ lên đến 646 người/km2. Trong khi đó, mật độ dân số Di Linh và Bảo Lâm thấp hơn rất nhiều, đều dưới 100 người/km2.

Bảng 2.2. Quy mô dân số của khu vực nghiên cứu qua các năm

Đơn vị: Người

2000 2005 2006 2008 2009 Sơ bộ 2010

Tổng số 369.923 395.783 400.461 409.894 412.783 416.851 1. TP. Bảo Lộc 138.372 143.965 145.252 147.760 148.654 150.202 2. Huyện Di Linh 137.754 148.356 150.236 154.268 154.786 155.908 3. Huyện Bảo Lâm 93.797 103.462 104.973 107.866 109.343 110.741

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2010

Xét về cơ cấu dân số đô thị - nông thôn năm 2010, tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị của Bảo Lộc ở mức cao 62,2%. Tỷ lệ dân cư thành thị của Di Linh và Bảo Lâm lần lượt là 12,5% và 16,0%, đây là một tỷ lệ khá thấp so với bình quân chung cả nước là 30,17%. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động.

Bảng 2.3. Cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị - nông thôn

Thành phần dân số Các huyện Dân số trung bình (Người)

Dân số chia theo giới Dân số chia theo thành thị, nông thôn

Mật độ dân số

(người/km2)

Nam giới Nữ giới Thành thị Nông thôn

Tổng số 416.851 210.459 206.392 130.595 286.256 126

1. TP. Bảo Lộc 150.202 74.821 75.381 93.357 56.845 646 2. Huyện Di Linh 155.908 79.217 76.691 19.450 136.458 97 3. Huyện Bảo Lâm 110.741 56.421 54.320 17.788 92.953 76

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2010

Hiện tại, tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, đặc biệt trung tâm huyện như thị trấn Di Linh, thị trấn Lộc Thắng. Mức độ tập trung dân số khá nhanh ở ven đô thị, dọc quốc lộ, trung tâm thương mại như chợ. Có sự chênh lệch về tỷ lệ dân số đô thị - nông thôn nhưng nhìn chung tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm phần lớn, khoảng trên 286.000 người. Về cơ cấu dân số theo giới tính, ngoại trừ Bảo Lộc có tỷ lệ nữ giới (50,18%) cao hơn nam giới, còn lại Di Linh và Bảo Lâm nam giới vẫn

48

chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nữ giới tuy nhiên sự chênh lệch không quá lớn, vẫn ở mức cân bằng.

Dân cư sống ở thị trấn, khu tập trung dân cư, ven quốc lộ có chất lượng cuộc sống và nhận thức cao hơn so với các xã vùng sâu, vùng xa. Khả năng tiếp cận thông tin, kiến thức và các dịch vụ xã hội bị phân khúc khá mạnh. Khoảng 80% lao động của huyện đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp,lao động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp của huyện còn khiêm tốn. Với mức độ thâm canh cao như hiện nay, lao động nông nghiệp thường bị thiếu hụt về mua thu hoạch.

2.1.5.2. Thực trạng phát triển ngành kinh tế

Nhìn chung, ngoài Bảo Lộc, nền kinh tế của Bảo Lâm và Di Linh vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp (tỷ trọng nông nghiệp chiếm hơn 60% GDP), tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào giá cả nông sản. Cơ cấu kinh tế về cơ bản vẫn là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, trong đó công nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, thành phố Bảo Lộc là khu vực có ngành công nghiệp - xây dựng phát triển nổi bật, chiếm tới gần 45% tổng giá trị sản xuất.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Các ngành kinh tế Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh Giá trị sản xuất

các ngành

1. Nông lâm nghiệp 1.375,0 513,4 1.437,14 3.325,54 2. Công nghiệp - Xây dựng 543,4 3.580,0 377,95 4.501,35 3. Thương mại - dịch vụ 433,7 1.172,4 517,93 2.124,03

Tổng giá trị sản xuất 2.352,1 5.265,8 2.333,02

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT-XH Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh năm 2010

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong mấy năm gầy đây đang diễn ra theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và có tốc độ ngày một nhanh hơn. Thực trạng phát triển KT-XH còn thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người. Năm 2010 GDP bình quân đầu người của thành phố Bảo Lộc cao nhất, đạt 21,97 triệu đồng/người/năm; sau đó là huyện Bảo Lâm với 18,81 triệu đồng/người, huyện Di Linh là 18,50 triệu đồng/người.

49

a. Ngành nông - lâm nghiệp

Ngành nông nghiệp phát triển nhanh đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung. Ngành trồng trọt được phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh tự nhiên của vùng, thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Một số cây trồng chủ lực đã dần hình thành các vùng chuyên canh tập trung như chè ở Lộc Phát - Lộc Thanh, B’Lao (Bảo Lộc), cà phê ở Lộc Nga, Lộc Thanh (Bảo Lộc). Cây ăn quả đặc sản như: sầu riêng, mít tố nữ, bơ…được trồng với quy mô hộ gia đình.

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu năm 2010

Khu vực

Loại cây trồng Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh

1. Diện tích chè (ha) 13.246 8.208 886

Năng suất (tạ /ha) 75,47 87,07 65

Sản lượng (tấn) 100.400 72.381 5.636

2. Diện tích cà phê (ha) 27.035 8.363 41.527

Năng suất (tạ/ha) 20,09 24,2 24,5

Sản lượng (tấn) 54.307 19.070 9.800

3. Diện tích dâu tằm (ha) - 129 178

Sản lượng (tấn) 1.786 1.229

4. Diện tích cây ăn quả (ha) - 443 600

Sản lượng (tấn) 4.203 3.575

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT-XH Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh năm 2010

Nhiều mô hình sản xuất mới như kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, vườn đồi đã dần khẳng định hiệu quả cao. Kinh tế nông thôn đã phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với ngành nghề và dịch vụ. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới như kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông lâm kết hợp.

Trong nông - lâm - ngư nghiệp thì nông nghiệp chiếm đến trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm trên 80%, chăn nuôi còn nhỏ bé, dịch vụ nông nghiệp bước đầu đã có bước phát triển mạnh nhưng quy mô còn chưa đáng kể.

49

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2010, Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 Người biên tập: Hoàng Thị Huyền Ngọc

50

b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh, đặc biệt là công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện. Với lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp được đặt lên vị trí hàng đầu của phát triển công nghiệp. Ngành công nghiệp gắn với một số mặt hàng có thị trường tiêu thụ và là thế mạnh của vùng như chế biến trà, cà phê, tơ tằm, đan dệt len, hàng may mặc, lâm sản. Ngoài ra ngành công nghiệp khai thác bôxít, chế biến khoáng sản cao lanh, vật liệu xây dựng hoạt động có hiệu quả.

Vùng Bảo Lộc - Bảo Lâm - Di Linh là tiểu vùng tập trung sản xuất phát triển cây công nghiệp lâu năm kết hợp công nghiệp chế biến nông lâm khoáng sản và kinh doanh rừng.

c. Ngành thương mại dịch vụ

Bảo Lộc là trung tâm dịch vụ quan trọng nhất phía Nam của tỉnh Lâm đồng, là đầu mối cung cấp các loại vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. Khu vực trung tâm thành phố (phường 1, phường 2, phường B’Lao) dọc quốc lộ 20 và các khu trung tâm xã phường mạng lưới thương nghiệp dịch vụ phát triển khá mạnh. Hoạt động thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu ở thị trấn, các vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc đang có xu hướng phát triển tốt. Nhìn chung, hoạt động thương mại dịch vụ đã thúc đẩy giao lưu hàng hoá, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)