6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.4.2. Thoái hóa đất tiềm năng và thoái hóa đất hiện tại khu vực nghiên cứu
2.4.2.1. Thoái hóa đất tiềm năng
a. Các tiêu chí đánh giá thoái hóa đất tiềm năng
Nguyên nhân của thoái hóa trước tiên bắt nguồn từ cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng kém bền vững như: đất núi dốc phân cắt, thành phần cơ giới của đất thô, độ bền gắn kết cấu trúc thấp do phong hóa hóa học triệt để… Đồng thời, điều kiện phát sinh đất có nhiều cực đoan như chế độ mưa mùa tập trung, quá trình laterit phát triển, các hiện tượng xói lở, trượt đất… tăng cường thế năng thoái hóa đất. Như vậy, mỗi yếu tố địa lý phát sinh đất thể hiện một khả năng dẫn đến thoái hóa.
Thoái hoá tiềm năng là biểu hiện mức độ tiền đề của các yếu tố tham gia vào quá trình thoái hoá đất với giả thiết đất đồng nhất về lớp phủ thực vật và chưa có sự
73
can thiệp của con người. Trên cơ sở dữ liệuđã thu thập và tổng hợp, đề tài đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất và phân cấp trong từng chỉ tiêu như sau:
Các loại đất kết cấu thô hình thành từ đá biến chất, đá macma axit nói chung thường cho tầng dày mỏng, độ đá lẫn cao, cấu trúc đất thường bở rời từ đó dễ bị xói mòn, rửa trôi trong điều kiện độ dốc lớn, địa hình phân cắt mạnh, dẫn đến tiềm năng thoái hóa đất mạnh đến rất mạnh. Nhóm đá phiến sét, phiến sa cho đất có tầng dày hơn, thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc đất ổn định, khả năng bị xói mòn hay rửa trôi thấp hơn, mức độ thoái hóa đất là trung bình. Còn lại nhóm mẫu chất phù sa, dốc tụ và nhóm đá bazan hình thành nên những loại đất có tính chất lý hóa khá tốt trên địa hình độ dốc không quá lớn nhưng dễ xuất hiện kết von nên đều được đánh giá tiềm năng thoái hóa yếu.
Trên cơ sở bản đồ địa mạo với những kiểu địa hình đã được phân chia, kiểu địa hình đồng bằng trong khu vực nghiên cứu thường là những bề mặt bóc mòn hoặc tích tụ, có vỏ phong hóa dày, bề mặt nghiêng thoải nên nguy cơ đất bị rửa trôi, xói mòn ít. Tuy nhiên, do địa hình đồng bằng nhỏ hẹp, lại được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông (vai trò không lớn lắm do sông ở đây ngắn, dốc), nên đất phù sa ở khu vực thường chua, nghèo mùn, ít màu mỡ. Bên cạnh đó, địa hình đồng bằng thấp, dễ dàng xuất hiện quá trình glây hóa... Đây là không gian khởi nguồn phát sinh đất glây, đất phù sa chua. Như vậy những kiểu địa hình này được đánh giá là tiềm năng thoái hóa đất yếu.Tương tự, đối với kiêu địa hình cao nguyên bazan, bề mặt lượn sóng, vỏ phong hóa dày, thoái hóa đất chủ yếu do quá trình tích tụ kết von laterit - bôxít cũng được xếp vào loại tiềm năng thoái hóa này.
Bên cạnh đó, khu vực nghiên cứu cũng xuất hiện những kiểu hình thái địa hình dương như: các khối núi, núi sót bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn cấu tạo bởi các đá macma. Do các loại đất này được hình thành trên dạng địa hình có độ cao và độ dốc tương đối lớn, trong điều kiện phong hoá nhiệt đới ẩm chưa triệt để, vì vậy chịu tác động của quá trình ngoại sinh xảy ra mạnh mẽ tạo nên quy luật thoái hoá đất riêng biệt: đó là quá trình xói mòn rửa trôi mạnh mẽ. Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi xuất hiện các loại đất thể hiện rõ nét trong bước chuyển tiếp xuống khu vực
74
đồng bằng của quy luật đai cao trong phát sinh các đơn vị đất. Khu vực này đất xám bạc màu, đất nâu đỏ, đỏ vàng rất phổ biến. Các quá trình ngoại sinh cũng có vai trò nhất định đối với thoái hoá đất khu vực núi thấp và gò đồi, mà chủ yếu ở đây là quá trình rửa trôi làm mất chất dinh dưỡng của đất. Trong khi đó, ở các cao nguyên bóc mòn lại xuất hiện quá trình rửa lũa chất màu mỡ, phá vỡ cấu trúc đất diễn ra phổ biến. Các kiểu địa hình này với ảnh hưởng của chúng lên lớp phủ thổ nhưỡng đều được đánh giá gây tiềm năng thoái hóa đất trung bình.
Độ dốc địa hình truyền năng lượng cho dòng chảy, làm tăng tốc dòng chảy và gia tăng quá trình xói mòn nên đất dốc dễ bị xói mòn hơn đất bằng. Như vậy, có sự liên hệ giữa xói mòn và độ dốc.Khi mưa trên địa hình dốc, đặc biệt là không có thực vật che phủ, lớp đất bề mặt dễ dàng bị cuốn theo dòng chảy, dẫn đến sự gia tăng xói mòn. Độ dốc càng lớn, khả năng xói mòn đất càng mạnh. Độ dốc địa hình ở khu vực Bảo Lộc - Di Linh được chia làm 4 cấp và được đánh giá tiềm năng gây thoái hóa đất do xói mòn tăng theo cấp độ dốc như trong bảng 2.14.
Độ cao địa hình chi phối quy luật đai cao, phân bố lại năng lượng Mặt trời. Càng lên cao quá trình Feralít điển hình cho đất nhiệt đới ẩm càng yếu đi và quá trình phong hóa đá càng không triệt để nên tầng đất hình thành mỏng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Do đặc điểm nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, sự di động của oxit sắt và tích lũy tương đối oxit nhôm làm cho quá trình alit phát triển nên quá trình phân hủy chậm, mùn tích lũy nhiều, nhưng chủ yếu là mùn thô. Mặt khác, thường ở độ cao trên 1.000 m địa hình dốc và bị chia cắt mạnh, càng khiến cho tầng đất vốn đã mỏng lại càng dễ dàng bị xói mòn và chỉ cần có một vài sự xáo trộn nhỏ thì tính chất của đất bị thay đổi nhanh chóng. Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá với độ cao dưới 600 m tiềm năng thoái hóa đất yếu, độ cao 600 - 1.000 m, tiềm năng thoái hóa đất trung bình và ở độ cao trên 1.000 m khả năng đất bị thoái hóa là mạnh.
Yếu tố tầng dày đất bản thân nó đã có mối quan hệ với yếu tố đá mẹ và địa hình. Đá mẹ phong hóa triệt để cho tầng đất dày, địa hình dốc sẽ bào mòn khiến tầng đất mỏng đi và ngược lại. Vì vậy, tầng dày đất trên 100 cm có tiềm năng thoái hóa yếu, tầng dày dưới 70 cm tiềm năng thoái hóa mạnh, còn lại tầng dày 70 - 100 cm tiềm năng thoái hóa trung bình.
75
Điều kiện sinh khí hậu có những ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng thoái hóa đất, trong đó tính chất mưa mùa là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây xói mòn, thoái hóa đất. Những khu vực có mưa trên 2.000 mm và có mùa khô ngắn sẽ đảm bảo cho lượng mưa phân bố đều trong các tháng mùa mưa, duy trì độ ẩm đất, cũng là khu vực có điều kiện thời tiết lý tưởng cho hoạt đông nông nghiệp, nên tiềm năng thoái hóa đất yếu. Ngược lại, những khu vực có lượng mưa nhiều đến rất nhiều (trên 2.000 mm) và mùa khô kéo dài từ 3 đến 4 tháng trong năm. Lượng mưa tập trung vào 8-9 tháng mùa mưa, với cường độ mưa lớn trên các vùng đất dốc rất dễ gây ra xói mòn, sạt lở đất, khả năng thoái hóa đất rất mạnh. Trong khi, những khu vực có mưa ít, mùa khô kéo dài trên 5 tháng cũng gây mất sức sản xuất của đất. Khô hạn kéo dài là nguyên nhân xảy ra hoang hóa, đất cằn cỗi do thiếu nước. Vì vậy, khu vực có kiểu sinh khí hậu này cũng được đánh giá là gây tiềm năng thoái hóa mạnh. Còn lại, các khu vực có mưa ít đến mưa vừa, mùa khô trung bình ít gây ảnh hưởng đến thoái hóa đất hơn, xếp vào loại tiềm năng thoái hóa trung bình.
Bảng 2.14. Tiêu chí đánh giá thoái hóa đất tiềm năng khu vực nghiên cứu
TT Tiêu chí đánh giá Mức độ
thoái hóa Điểm I Nhóm loại đá mẹ/mẫu chất
1 Nhóm phù sa, dốc tụ
Yếu 1
2 Nhóm đá bazan
3 Nhóm đá phiến sét, phiến sa Trung bình 2
4 Nhóm đá macma axít và biến chất Mạnh 3
II Hình thái địa hình
5 Đồng bằng đáy trũng giữa núi xâm thực – bóc mòn
Yếu 1
6 Đồng bằng đáy thung lũng xâm thực – tích tụ
7 Đồi và dãy đồi rìa cao nguyên sườn thoải, bị chia cắt mạnh
Trung bình 2 8 Đồi và dãy đồi chân núi sườn thoải, bị chia cắt mạnh
9 Cao nguyên bazan, dạng vòm phủ, chia cắt yếu. Vỏ phong hóa
dày có kết von laterit – bôxít Yếu 1
10 Cao nguyên bóc mòn, bề mặt dạng đồi với đáy thung lũng
hẹp, sườn dốc. Mạnh 3
11 Cao nguyên bóc mòn, bề mặt dãy đồi với đáy thung lũng rộng,
76
12 Khối núi sót trung bình, bóc mòn chọn lọc, sườn dốc lồi, cấu
tạo bởi granit Mạnh 3
13 Dãy núi trung bình bị chia cắt mạnh, sườn dốc thẳng 14 Khối núi sót cao bóc mòn, cấu tạo bởi đá macma axit
III Độ dốc 15 Độ dốc phổ biến < 30 Yếu 1 16 Độ dốc phổ biến 3 - 80 17 Độ dốc phổ biến 8 - 150 Trung bình 2 18 Độ dốc phổ biến > 250 Mạnh 3 IV Độ cao
19 Độ cao dưới 600 m Yếu 1
20 Độ cao 600 - 1.000 m Trung bình 2 21 Độ cao 1.000 - 1.600 m Mạnh 3 22 Độ cao trên 1.600 m IV Tầng dày 23 > 100 cm Yếu 1 24 70 - 100 cm Trung bình 2 25 < 70 cm Mạnh 3
VII Kiểu sinh khí hậu
26 Khu vực có mưa nhiều đến rất nhiều và mùa khô ngắn
(IIB0a, IIA0a,IIIA1a) Yếu
1
27 Khu vực mưa vừa và mùa khô trung bình (IIC0b, IIIC1b)
Trung bình 2 28 Mưa ít, mùa khô trung bình (IID0b)
29 Khu vực có mưa nhiều đến rất nhiều và mùa khô trung bình
(IA0b, IIA0b, IB0b, IIB0b) Mạnh 3
30 Khu vực mưa ít và mùa khô dài (ID0c)
b. Đánh giá thoái hóa đất tiềm năng
Thực chất tiềm năng thoái hoá đất là sự giao thoa tương tác giữa những yếu tố giới hạn gây thoái hoá của đá mẹ, địa hình, những yếu tố của khí hậu và sau nữa là ảnh hưởng của nó tới môi trường xung quanh, khả năng phục hồi sử dụng sau khi bị thoái hoá. Việc đánh giá mức độ thoái hóa thông qua việc phân tích và tổ hợp các bản đồ thành phần, tích hợp theo ma trận tương quan các tiêu chí đánh giá cho phép phân chia tiềm năng thoái hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh thành 3 cấp như sau:
77
T1: Tiềm năng thoái hóa yếu
T2: Tiềm năng thoái hóa trung bình
T3: Tiềm năng thoái hóa mạnh đến rất mạnh.
Khái quát đặc điểm xuất hiện các đơn vị thoái hóa tiềm năng như bảng 2.15.
Bảng 2.15. Đặc điểm xuất hiện các cấp thoái hóa tiềm năng
Cấp thoái hóa Đặc điểm xuất hiện Các quá trình thoái hóa
Yếu
- Đất đồng bằng có nguồn gốc phù sa hoặc dốc tụ bề mặt nghiênng thoải, vỏ phong hóa dày
- Đất cao nguyên bazan dạng vòm, bề mặt lượn sóng, vỏ phong hóa dày
- Độ dốc phổ biến 0 - 80
- Kiểu sinh khí hậu mưa nhiều đến rất nhiều, mùa khô ngắn
- Rửa trôi bề mặt, bạc màu yếu
- Ngập úng, glây hóa
- Xâm thực ngang và bồi lấp
Trung bình
- Đất đồi và dãy đồi rìa cao nguyên hoặc ven chân núi, sườn thoải, cấu tạo bởi trầm tích lục nguyên, vỏ phong hóa mỏng
- Đất cao nguyên bóc mòn, bề mặt dãy đồi, đáy thung lũng rộng, sườn thoải, đỉnh bằng - Độ dốc phổ biến 8 – 15o
- Kiểu sinh khí hậu mưa vừa đến mưa ít, mùa khô trung bình
- Rửa trôi bề mặt trên các sườn và tích tụ deluvi- proluvi trên các khu vực và chân sườn - Laterit hình thành kết von - bôxít - Bóc mòn trung bình trên các sườn có độ dốc 8 – 15o Mạnh đến rất mạnh
- Cao nguyên bóc mòn, bề mặt dạng đồi với đáy thung lũng hẹp, sườn dốc
- Khối núi sót trung bình đến cao bóc mòn, cấu tạo đá macma axit, sườn dốc lồi
- Dãy núi trung bình, bị chia cắt mạnh, sườn dốc thẳng
- Độ dốc phổ biến 15 - 25o
- Khu vực có mưa nhiều đến rất nhiều và mùa khô trung bình
- Khu vực mưa ít và mùa khô dài
- Bóc mòn tổng hợp mạnh - Trượt lở trên các sườn dốc
- Tiềm năng thoái hóa yếu (T1): Chiếm diện tích tương đối lớn 100.090,83 ha tương ứng 30,23% DTTN. Loại thoái hoá này phân bố chủ yếu ở bề mặt cao nguyên bazan Di Linh - Bảo Lộc và các khu vực đồng bằng dọc theo các thung lũng sông. Các khu vực này là nơi tập trung dân cư, canh tác hoa màu và cây lâu năm quy mô vườn tạp hộ gia đình, cụ thể là các xã Lộc An, Lộc Đức, Lộc Phú của huyện
78
Bảo Lâm;Tân Châu, Đinh Lạc, Đinh Trang Hòa, Hòa Ninh, Hòa Nam của huyện Di Linh và phần lớn diện tích của thành phố Bảo Lộc. Ngoài ra còn có một diện tích T1 xuất hiện rải rác ở Lộc Bắc, Lộc Bảo (Bảo Lâm); Tam Bố, Liên Đầm, Bảo Thuân, Gung Ré (Di Linh)...
- Tiềm năng thoái hóa trung bình (T2): Xuất hiện ở vùng chuyển tiếp giữa các kiểu cao nguyên và địa hình núi với quy mô 81.105,77 ha, chiếm 24,50% tổng DTTN. Trên bản đồ thoái hóa đất tiềm năng cho thấy sự phân bố tập trung của loại thoái hóa này ở rìa phía Tây Bắc và rìa phía Đông Nam của khu vực nghiên cứu, nằm trong đơn vị hành chính của các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm của Bảo Lâm; Gung Ré, Hòa Trung, Bảo Thuận, Tam Bố của Di Linh. Diện tích còn lại phân bố phổ biến ở các xã Lộc Quảng, Lộc Phú, Lộc Tân - Bảo Lâm; Lộc Châu - Bảo Lộc; Đinh Trang Thượng, Sơn Điền, Lộc Thành - Di Linh.
- Tiềm năng thoái hóa mạnh (T3) trong khu vực nghiên cứu là rất lớn, chiếm 43,20% tổng diện tích. Với 143.026,40 ha, đất có tiềm năng thoái hóa mạnh đến rất mạnh phân bố thành một dải rộng từ Lộc Phú, Lộc Lâm đến Lộc Bảo, xuống đến Lộc Tân của huyện Bảo Lâm, phần lớn diện tích thuộc thị trấn Di Linh, các xã Bảo Thuận, Tam Bố, Gung Ré của huyện Di Linh. Đối với thành phố Bảo Lộc, tiềm năng thoái hóa mạnh chỉ tập trung ở xã Lộc Châu.
Bảng 2.16. Quy mô thoái hóa đất tiềm năng khu vực Bảo Lộc – Di Linh
Cấp thoái hóa Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh Tổng diện tích
các cấp thoái hóa Tỷ lệ T1 41.796,62 16.218,59 42.075,62 100.090,83 30,23 T2 43.843,79 1.557,35 35.704,64 81.105,77 24,50 T3 58.929,59 4.725,06 79.371,74 143.026,40 43,20 Tổng diện tích đất 144.570,00 22.501,00 157.152,00 324.223,00 97,93 Sông suối 1.771,00 755,00 4.251,00 6.777,00 2,05 Núi đá 2,00 0,00 61,00 63,00 0,02 Tổng diện tích 146.343,00 23.256,00 161.464,00 331.063,00 100,00
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Tích hợp bản đồ thoái hóa đất tiềm năng với hiện trạng trồng chè trong khu vực nghiên cứu, có thể thấy chè chủ yếu được canh tác ở khu vực có tiềm năng
78
79
thoái hóa yếu như phần lớn diện tíchđất nằm trên cao nguyên bazan của thành phố Bảo Lộc; Lộc Đức, Lộc Thành của huyện Bảo Lâm; Hòa Nam, Hòa Ninh - huyện Di Linh. Bên cạh đó, còn một số diện tích chè ở khu vực có tiềm năng thoái hóa trung bình như Lộc Quảng, Lộc Lâm, Lộc Thành của Bảo Lâm. Vùng tiềm năng thoái hóa đất mạnh có địa hình dốc trên đá mẹ mác ma axít phân bố cây chè là Liên Đầm, thị trấn Di Linh của huyện Di Linh, Lộc Thành, Lộc Tân – Bảo Lâm.
2.4.2.2. Thoái hóa đất hiện tại
a. Tiêu chí đánh giá thoái hóa đất hiện tại
* Các dấu hiệu thoái hoá về hoá học:
Đã có một số nhà thổ nhưỡng và cải tạo đất để tâm đi tìm những dấu hiệu thoái hoá đất về mặt hoá lý và dinh dưỡng. Đến nay một vài giới hạn về mùn, đạm,