Quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 77)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.3.5. Quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt

Xói mòn đất do nước tác động tới lớp phủ thổ nhưỡng theo hướng là bào mòn tầng đất mặt ở vùng đồi núi theo chiều ngang và rửa trôi các hạt sét, keo đất, chất dinh dưỡng theo chiều sâu phẫu diện đất, điển hình ở vùng gò đồi. Tác động của quá trình xói mòn do nước làm cho đất thoái hóa cả về tính chất vật lý lẫn tính chất hóa học.

Xói mòn bề mặt rửa trôi chất mùn, chất màu và các hạt mịn ở lớp đất mặt. Phá hoại mặt đất dốc, bào mòn tầng đất mặt để trơ lại thành phần sỏi sạn, đá lộ đầu, kết von, tích lũy vật chất ở vùng chân núi... Xói mòn bề mặt được coi là một trong những quá trình gây thoái hoá đất nghiêm trọngđặc biệt là ở núi bóc mòn cao ở Bảo Thuận, Hòa Bắc - Di Linh hay các dãy núi bị chia cắt mạnh, sườn dốc thẳng ở Lộc Bắc, Lộc Lâm của Bảo Lâm. Quá trình diễn ra mạnh làm cho đất bị nghèo xấu, chua, bị chai cứng dẫn đến mất khả năng giữ nước, hình thành hoang mạc hoá, đất trống đồi núi trọc.

Xói mòn rửa trôi theo chiều sâu rửa trôi các hạt sét, keo đất, chất dinh dưỡng... theo chiều sâu phẫu diện đất gây thô hoá tầng đất mặt, bạc màu, chua hoá và tích luỹ các độc tố trong đất. Đồng thời làm giảm đặc tính vật lý đất như khả năng giữ nước, dễ bị đóng váng, nén chặt tầng dưới làm hạn chế phát triển của cây trồng. Quá trình xói mòn rửa trôi đất theo chiều sâu thể hiện rõ nhất là ở vùng đồi ở chân núi hoặc rìa cao nguyên có vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, cơ giới nhẹ, tính gắn kết kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)