6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2. Quan hệ địa chất, địa mạo thổ nhưỡng
2.1.2.1. Địa chất
Lịch sử kiến tạo, đặc điểm thạch học, địa mạo được coi là nền tảng rắn ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hình thành và phát sinh đất. Một trong những yếu tố làm phức tạp hóa lớp vỏ thổ nhưỡng là sự chênh lệch về tuổi hình thành của đá mẹ và liên quan với nó là lịch sử phát triển địa chất của khu vực.
Khu vực nghiên cứu có địa hình phân dị mạnh và có mối liên quan hữu cơ với cấu trúc kiến tạo. Lịch sử phát triển địa chất đã trải qua những biến đổi sâu sắc dưới tác động của các quá trình kiến tạo, uốn nếp, phá vỡ… nối tiếp nhau hết sức phức tạp. Các hoạt động macma, hoạt động biến chất, quá trình phong hóa có mối liên hệ nhân quả với quá trình phát triển sinh khoáng.
31
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
KHU VỰC BẢO LỘC – DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
32
Khu vực nghiên cứu cũng như tỉnh Lâm Đồng đến cuối kỷ Krêta mới được đưa lên khỏi mặt biển do các hoạt động mác ma nâng cao vỏ Trái đất, hình thành các khối núi lớn. Giai đoạn tân kiến tạo Neogen – Đệ Tứ, trải qua nhiều chu kỳ vận động tạo núi và quá trình ngoại sinh san bằng địa hình tạo ra các cao nguyên bậc thềm như Di Linh, Bảo Lộc. Bên cạnh các hoạt động nâng cao địa hình và gây sụt lún, đứt gãy ở nhiều nơi vào Mioxen, hoạt động phun trào mác ma bazan phủ lên một vùng rộng lớn Bảo Lộc, Di Linh vào giữa Pliocen. Xen vào đó là các giai đoạn yên tĩnh, bóc mòn tạo ra các thung lũng với các trầm tích, núi sót thấp.
Hệ quả của quá trình hình thành lãnh thổ nói trên cho thấy tính quy luật về sự phân hóa đá mẹ, mẫu chất hiện tại. Trước hết, Bảo Lộc - Di Linh có tầng móng trầm tích Jura, đã bị các thành tạo sau phủ chồng lên và được nâng cao thành cao nguyên bậc thềm thứ hai. Tuy vậy, vùng Bảo Lộc - Di Linh có tuổi Plioxen già hơn các vùng lân cận nên địa hình Di Linh, Bảo Lộc bị cắt sâu hơn rất nhiều. Lịch sử kiến tạo đã để lại hai loại núi khác nhau. Một là, các núi do mác ma xâm nhập, được nâng cao lên và bị bóc mòn lộ ra. Hai là, núi và đồi thấp do xói sâu mặt sườn dốc ở ranh giới hai bậc thềm chuyển tiếp giữa các địa hình. Đồng thời, lịch sử kiến tạo đã quyết định nhiều tài nguyên chính của lãnh thổ. Trên mặt là đất bazan, trong lòng đất là quặng bôxít trữ lượng lớn, giàu nhôm. Ngoài ra còn có bentonit, diatomit, than nâu…
b. Đặc điểm đá mẹ, mẫu chất
Theo tuổi địa chất, các đá thuộc khu vực nghiên cứu có thể chia ra làm 4 loại như sau:
- Thành tạo thuộc kỷ Jura bao gồm trầm tích cát kết, cát bột kết, phiến sét bị uốn nếp mạnh của hệ tầng La Ngà (J2ln); đá mác ma phun trào andesit, đacit…và các tuf thuộc hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 đbl). Ngoài ra, thời gian này cũng xuất hiện các thể mác ma xâm nhập của phức hệ Định Quán pha 1, pha 2 bị các thành tạo bazan trẻ phủ lên. Các thể mác ma xâm nhập đẳng thước, diện lộ không đều, có khi là những khối kéo dài theo phương gần Đông Bắc - Tây Nam, bị nhiều hệ thống khe nứt, đứt gãy làm phức tạp hóa và cũng gây biến chất mạnh mẽđá vây quanh.
33
- Các thành tạo kỷKrêta là đá mác ma xâm nhập như granit phức hệ Cà Ná (γK2cn1) phân bốở Lộc Tân, Lộc Bảo, Lộc Quảng (Bảo Lâm) và phân cách với các thành tạo thuộc hệ tầng La Ngà bởi một loạt các đứt gãy; các đá trầm tích và phun trào lục địa của hệ tầng Đơn Dương (K2đd), hệ tầng Đak Rum (K2 đr).
- Trầm tích Neogen của hệ tầng Di Linh có xen phun trào bazan hệ tầng Đại Nga (βN1đn) và hệ tầng Tân Phát (βN1-N2 tp) phân bố rộng khắp khu vực Di Linh và Bảo Lộc. Đặc trưng của chúng là là các lớp sét kết, bột kết và một ít cát kết. Ở phần tương đối thấp của mặt cắt có lớp sét than. Bazan Neogen phân bố trong phần thấp của trầm tích Neogen, chúng là các bazan tholeit, bazan olivine,… đôi khi giàu nhôm xen kẽ với trầm tích cát kết, sạn kết, sét kết.
- Trầm tích bở rời hệĐệ Tứ ít phát triển trong khu vực. Đó là các trầm tích Đệ Tứ sông - sườn tích (ad QIV), và trầm tích Đệ Tứ (ab QIV) hình thành các dải nhỏ hẹp dọc theo thung lũng sông suối với thành phần mặt thay đổi gồm cuội, sỏi, cát, bột, sét, có nơi có than bùn.
Như vậy, tính chất lý hóa học của đất, sự phân bố các loại đất và các tính chất khác của đất gắn liền với tính chất và sự phân bố của các đá mẹ, mẫu chất. Mỗi loại mẫu chất có thành phần, cấu trúc khác nhau sẽ quyết định sự khác nhau về thành phần cấu trúc của phẫu diện đất. Trong mối quan hệ phát sinh đất, theo nguồn gốc thành tạo và thành phần cơ bản của đá mẹ có thể chia các mẫu chất vừa mô tả trên thành các nhóm:
Nhóm 1: Các đá phiến sét và phiến sa
Đá phiến ở Bảo Lộc - Di Linh là trầm tích của hệ tầng La Ngà có thành phần bột sét đến bột cát. Chúng thường bị uốn nếp, san phẳng và biến chất nhiệt với mức độ khác nhau. Đất trên đá phiến thường có màu đỏ vàng, vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng trung bình khá. Tuy nhiên, do phong hóa mạnh cùng quá trình xói mòn, rửa trôi nên đất thường có tầng mỏng do lẫn nhiều mảnh đá.
34
Là các đá thuộc hệ tầng Định Quán có thành phần thạch học như: granit, granit biotit,… chứa hàm lượng SiO2 tương đối cao (60-70%). Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, các đá này bị quá trình phong hóa vỡ vụn, tích tụ sắt - nhôm khá cao. Với đặc tính rửa trôi sét, dung tích hấp thụ và bão hòa bazơ thấp, đất hình thành trên các loại đá này có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, pha ít sét, màu vàng cam, tầng đất thường mỏng đến rất mỏng, nhiều nơi lộ hoàn toàn đá gốc và xuất hiện đá lộđầu thành cụm.
Nhóm 3: Các đá macma trung tính đến axít yếu
Là các thành tạo núi lửa của hệ tầng Đèo Bảo Lộc gồm các đá phun trào trung tính đến axít yếu, có màu đỏnhư: andesit, ryolit, andesitobazan… Hàm lượng SiO2 trong đá dao động từ 54 - 78%. Đất hình thành trên các đá macma này được xếp vào nhóm đất đỏ vàng.
Nhóm 4: Đá bazan
Bao gồm các phun trào núi lửa của hệ tầng Đại Nga, Tân Phát có đặc điểm giàu nhôm và magiê, ít silic, hàm lượng Na2O: 2-3%, K2O: 0,6-2,8%, CaO: 5-8%. Vỏ phong hóa bazan này thường chứa lớp bôxít - laterit có giá trị lớn. Đá bazan có hàm lượng SiO2 thấp hơn so với các đá trung tính và axít nên trong điều kiện nhiệt đới ẩm thường có tốc độ phong hóa nhanh và triệt để tạo lớp vỏphong hóa dày. Đối với bazan cổ, khoáng tạo đá chủ yếu là plagioclaz pyroxene, chứa ít olivine, và nghèo kiềm. Đất hình thành trên bazan cổ thường có tầng đất mỏng hơn bazan trẻ, có sắc màu nâu vàng chủđạo và hay lẫn nhiều kết von laterit.
Nhóm 5: Mẫu chất phù sa và dốc tụ
Các quá trình ngoại sinh đã tạo ra lớp mẫu chất mới là phù sa và dốc tụ. Nhìn chung tầng đất trên các sản phẩm này tương đối dày và phì nhiêu song lại phân bố quá nhỏ hẹp. Các mẫu chất phù sa và dốc tụ thuộc trầm tích Holocene và trầm tích hệĐệ tứ không phân chia.
Các trầm tích sông - đầm lầy phân bố không liên tục theo sông suối hình thành nên loại đất phù sa glây. Vật liệu sườn tích - lũ tích - dốc tụ phân bố dưới dạng vạt gấu sườn ở chân các khối núi, tạo thành các dải hẹp xen kẽ trong các thung
34
35
lũng hợp thủy vùng đồi núi xếp vào các đất dốc tụ. Nhìn chung, đất có độ phì khá, phân bố ở thung lũng thấp và bằng phẳng nên thường được sử dụng cho trồng lúa hoặc cây trồng cạn hàng năm.
Đối chiếu với hiện trạng phân bố chè trong khu vực nghiên cứu, có thể thấy nếu như vùng chè Bảo Lộc được phát triển chủ yếu trên nền vỏ phong hóa của đá bazan hệ tầng Đại Nga, thì phần lớn vùng sản xuất chè của huyện Bảo Lâm phân bố trên các thành tạo đá bazan hệ tầng Tân Phát, đá phiến sét hệ tầng La Ngà. Còn lại khoảng hơn 800 ha trồng chè của huyện Di Linh được trồng rải rác trên các loại đất hình thành trên đá mác ma xâm nhập phức hệĐịnh Quán, trầm tích hệ tầng Di Linh.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Cấu trúc địa hình với các hướng sơn văn, hướng phơi các dạng địa hình phân phối lại chế độ nhiệt ẩm, là nguyên nhân của sự phân hóa phi địa đới làm đa dạng và phức tạp hóa phủ thổ nhưỡng. Địa hình phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo, do đó gắn liền với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực.Địa hình của Bảo Lộc - Di Linh rất phong phú và đa dạng từ dải đồng bằng đáy thung lũng nhỏ hẹp đến các dãy đồi rìa chân núi, cao nguyên, bề mặt các cao nguyên đến hình thái dãy núi trung bình, khối núi sót bóc mòn. Trên bản đồ hình thái địa hình, khu vực nghiên cứu được chia làm 5 nhóm địa hình, 12 kiểu địa hình, trong đó địa hình cao nguyên là hình thái đặc trưng.
Nhóm địa hình đồng bằng chiếm một diện tích nhỏ so với các nhóm còn lại, bao gồm:
- Đồng bằng đáy trũng giữa núi xâm thực - bóc mòn, bề mặt nghiêng, lượn sóng, bị phân cắt, bị phủ bởi vật liệu aluvi, coluvi và vỏ phong hóa dày. Phân bố hạn chế ở thị trấn Di Linh - huyện Di Linh;
- Đồng bằng đáy thung lũng xâm thực - tích tụ trên bề mặt cao nguyên với bề mặt nghiêng thoải, lượn sóng, vỏ phong hóa dày, đôi chỗ được phủ bởi vật liệu aluvi. Kiểu địa hình phổ biến trong khu vực nghiên cứu dưới dạng các vùng trũng thung lũng nhỏ hẹp như ở phía Tây Bảo Lộc, trên thượng lưu sông Đắk M’Bri, hay phát triển dọc theo các sông lớn như: sông La Ngà, sông Đa Nhim…
36
Địa hình đồi có diện tích phân bố đáng kể, nguồn gốc xâm thực bóc mòn, gồm 2 kiểu địa hình:
- Đồi và dãy đồi rìa cao nguyên sườn thoải, bị chia cắt mạnh, cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên vỏ phong hóa mỏng.
- Đồi và dãy đồi chân núi sườn thoải, bị chia cắt mạnh, cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên, vỏ phong hóa mỏng.
Địa hình đồi phân bố theo dải kéo dài ở phía Đông Nam của khu vực nghiên cứu, có độ cao 800 - 1.000 m và được cấu tạo bởi các đá xâm nhập, phun trào và trầm tích điệp La Ngà. Bề mặt bị phá hủy bởi các hệ thống suối còn sót lại làm cho bề mặt địa hình không liên tục, hẹp và lượn sóng. Độ sâu phân cắt trung bình 120 - 130 m, dốc 20 - 350.
Cao nguyên là hình thái địa hình đặc trưng của khu vực Bảo Lộc - Di Linh. Các cao nguyên bazan được thành tạo bởi bề mặt bóc mòn của dung nham bazan tạo nên những bồn, vòm tương đối bằng phẳng, lượn sóng và có biểu hiện phân bậc. Bậc 800 - 900 m được cấu tạo bởi bazan và trầm tích đầm hồ như vòm Bảo Lộc, bậc 900 - 1.000 m cũng được cấu tạo bởi bazan nhưng bị phân cắt bởi hệ thống sông suối có dạng tỏa tia ở Di Linh. Độ phân cắt của địa hình trung bình từ 0,8 - 1,5 km/km2, tùy theo các bậc khác nhau. Cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc có dạng thung lũng cổ hướng Đông Tây, bị bazan bao phủ, xuất hiện những đỉnh cao > 1.000 m.
- Cao nguyên bazan, dạng vòm phủ chia cắt yếu với bề mặt lượn sóng mềm mại. Vỏ phong hóa dày có kết von laterit - bôxít, cao < 900 m.
- Cao nguyên bazan, dạng vòm phủ chia cắt yếu với bề mặt lượn sóng mềm mại. Vỏ phong hóa dày có kết von laterit - bôxít, cao > 1.000 m.
Cao nguyên bóc mòn, bề mặt dạng đồi, bị chia cắt mạnh phân bố ven rìa các cao nguyên bazan, được chia làm hai kiểu điển hình:
- Cao nguyên bóc mòn cao < 900 m, cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên, bề mặt dạng đồi với đáy thung lũng hẹp, sườn dốc.
- Cao nguyên bóc mòn cao > 1.000 m, cấu tạo chủ yếu bởi đá granođiorit, granit xen trầm tích lục nguyên, bề mặt dãy đồi với đáy thung lũng rộng, sườn thoải đỉnh bằng.
37
Địa hình núi là kiểu địa hình ở các khu vực núi có độ cao từ 1.000 - 1.500 m và trên 1.500 m, thường có độ dốc trên 200, chia cắt mạnh. Địa hình này phổ biến các loại đất đỏ, đất xám trên các đá mác ma axít trung tính hoặc đá phiến. Chính do có độ dốc lớn, tầng đất mỏng nên địa hình núi cao chỉ thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp, cây gỗ và phần lớn diện tích ở đây đều có rừng che phủ với các loại rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng lá kim.
- Khối núi trung bình (1.000 - 1.500 m) sót bóc mòn chọn lọc, sườn dốc lồi, cấu tạo bởi granit. Lớp vỏ phong hóa trung bình lẫn nhiều tảng lăn.
- Dãy núi trung bình (1.000 - 1.500 m) bị chia cắt mạnh, sườn dốc thẳng, cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập và các thành tạo trầm tích, phun trào bị biến chất bao quanh.
- Khối núi sót cao (<1.500 m), bóc mòn cấu tạo bởi đá Đaxit, riolit - đaxit, xen trầm tích lục nguyên, vỏ phong hóa dày, sườn lồi dốc thoải. Kiểu địa hình phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam huyện Di Linh, thuộc xã Hòa Bắc, Hòa Trung, Bảo Thuận. Một số núi cao điển hình như: Tiou Hoan 1.444 m, BNom Quanh 1.131 m, BNom RLa 1.271 m thuộc Bảo Lâm, núi Braian 1.792 m, Serlung 1.277 m.
Tất cả các kiểu địa hình trên đã tạo nên một hình dáng bề mặt khá phức tạp của khu vực. Những đặc điểm của địa hình đã phân hóa lớp vỏ thổ nhưỡng chẳng những về hình thái phẫu diện mà còn quyết định các điều kiện và đặc điểm hình thành các loại đất khác nhau trong khu vực. Sự khác biệt về cấu trúc địa chất đã dẫn đến sự phân hóa đia hình đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân hóa lớp vỏ thổ nhưỡng. Cùng với cấu trúc địa chất đã tác động như một nhân tố phi địa đới đến quá trình thành tạo đất.
Hình thái địa hình của khu vực Bảo Lộc - Di Linh khá phong phú trong đó cao nguyên là kiểu địa hình đặc trưng. Cũng vì thế mà cây chè ở đây từ lâu đã được trồng trên các bề mặt lượn sóng của các cao nguyên bazan này, tạo nên hình ảnh đồi chè gắn liền với cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc. Ngày nay, cùng với định hướng quy hoạch và phát triển cây chè của địa phương, chè còn được nhân rộng ra một số khu vực đồi và dãy đồi có sườn thoải.
37
38