6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Quá trình mùn hóa, khoáng hóa
Chuyển hóa tàn tích hữu cơ thành mùn thực hiện ởtrong đất với sự tham gia của vi sinh vật, động vật, ôxy của không khí và nước. Đây là tổ hợp các quá trình phân hủy tàn tích hữu cơ ban đầu, tổng hợp các chất thứ sinh và hình thành mùn. Như vậy, mùn là tổ hợp động phức tạp của các chất hữu cơ hình thành khi phân hủy và mùn hóa các tàn tích hữu cơ. Quá trình phân hủy và khoáng hóa các tàn tích hữu cơ mang tính chất xúc tác sinh học và xảy ra với sự tham gia của các men do sinh vật thải ra. Mùn hóa và khoáng hóa là hai quá trình đối lập nhau. Khi quá trình mùn
57
hóa tăng, quá trình khoáng hóa yếu thì mùn được tích lũy. Tích lũy mùn là chỉ thị cho quy luật đai cao.
Nếu như ở miền Bắc, quá trình mùn hóa mạnh bắt đầu xuất hiện ở độ cao 600 - 700 m thì về phía Nam, theo quy luật giảm dần của vĩ độ, nền nhiệt trung bình cao hơn, bức xạ lớn hơn nên trên 1.000 m xuất hiện quá trình mùn hóa thực sự. Khu vực có lượng bức xạđặc biệt lớn như Bảo Lộc - Di Linh, độ cao địa hình phổ biến từ 600 - 1.000 m, thì phải lên đến đai cao khoảng 1.600 m mới hình thành đất mùn đỏ vàng. Bản chất đất chua, thành phần sét chủ yếu là caolinit, nghèo bazơ, ít khi gặp kết von và không có đá ong, hàm lượng mùn giàu, trên 5 - 6%. Do quá trình feralit yếu nên thường gặp trong phẫu diện còn lẫn các mảnh đá mẹ bị phong hóa dở, bở mềm phần vỏ còn trong giữa cục còn cứng rắn. Đối với đá bazan trong khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở đai cao 600 - 1.000 m, quá trình khoáng hóa chiếm ưu thế, phong hóa triệt để cho tầng đất dày, cấu trúc đất mịn, ít đá lẫn.