Một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 130)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

3.4.4. Một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè

Trên cơ sở phân tích thoái hóa đất trồng chè và đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè ở trên, cho thấy sản xuất chè có 5 mục tiêu chính cần đạt được là: sản lượng nhiều, năng suất cao, chất lượng tốt, chè an toàn, đất trồng chè bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, thâm canh vườn chè hiện có, cải tạo vườn chè cũ, trồng chè mới là 3 nội dung cần tiến hành đồng thời.

3.4.3.1. Giải pháp cho các vùng trồng chè

- Vùng rất thích hợp với cây chè nên xây dựng thành vùng trọng điểm thâm canh chè, đầu tư các giống chè chất lượng cao. Nơi có độ dốc phổ bình quân dưới 8o thiết kế trồng chè thành hàng thẳng theo đường bình độ chính để thuận tiện cho chăm sóc.Đối chiếu với các cấp thoái hóa đấtđể có kế hoạch duy trì chất lượng đất trồng chè trên các khu vực thoái hóa đất yếu, cải tạo đất và ngăn ngừasuy thoái đất trên các khu vực thoái hóa đất trung bình và thoái hóa mạnh. Loại đất chủ yếu ở đây là đất phát triển trên đá bazan vốn có tính chất lý hóa học khá lý tưởng cho các loại cây trồng nên nguyên nhân gây gia tăng mức độ thoái hóa đất là công thức bón phân và nén chặt đất do dẫm đạp trong quá trình chăm sóc, thu hoạch chè.

- Vùng thích hợp trung bình hình thành khu vực trồng chè vệ tinh xung quanh vùng trọng điểm. Khu vực này tập trung phát triển các giống chè cành trồng đại trà, trồng xen các loại cây phù hợp trong các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của chè để gia tăng hiệu quả kinh tế, tận dụng diện tích đất canh tác.

- Vùng ít thích hợp vẫn nên duy trì một diện tích chè nhất định ở quy mô vườn trong các hộ gia đình, xen canh với cà phê và một số loại cây khác. Hầu hết vùng ít thích hợp đều có độ dốc phổ biến từ 15-25o dễ xảy ra thoái hóa đất do xói mòn rửa trôi bề mặt, và điều kiện sinh khí hậu có mưa ít hơn và mùa khô dài, đất cằn cỗi do thiếu nước. Như vậy, cần phải thiết kế trồng chè theo mô hình ruộng bậc thang để chống xói mòn đất trong mùa mưa, thiết kế hệ thống kênh mương, hồ trữ nướcđể tưới tiêu trong mùa khô.

Đặc biệt, đối với vùng ít thích hợp và vùng thích hợp trung bình trên thoái hóa đất tổng hợp mạnh nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang rừng sản xuất hoặc cây ăn quả để cải tạo đất lâu dài.

106

- Đối với các vùng trồng chè cũ cần xác định vùng nào cần cải tạo nâng cấp, vùng nào cần phát bỏ để luân canh cây trồng khác. Những đồi chè giống tốt nhưng già cỗi, đã khai thác lâu năm, không đầu tư thâm canh ngay từ đầu, không nên phá bỏ nên tái đầu tư để cải tạo vì chi phí ít mà sản lượng tăng nhanh hơn đầu tư vào các vườn chè đã có năng suất cao.

3.4.3.2. Xây dựng các mô hình trồng chè

* Cách thức bố trí các hàng trồng chè ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của nương chè, phương pháp bố trí tùy thuộc vào độ dốc của đồi chè.

- Độ dốc dưới 8o bố trí hàng chè thẳng;

- Độ dốc từ 8 - 15o bố trí hàng chè theo đường đồng mức;

- Trồng chè trên ruộng bậc thang đối với những khu vực có độ dốc trên 15o. Thiết kế trồng chè cần đảm bảo: thuận lợi cho đi lại chăm sóc, giảm độ chai lì đất, chống xói mòn bảo vệ môi trường. Với những vùng đất trống, đồi trọc trọc có thể thiết kế khu chè, lô chè, băng chè. Với vùng đất tốt có nhiều cây thứ sinh mọc như tế, guột, sim, mua tuyệt đối không được phá nương đốt rẫy mà cần phát băng theo đường đồng mức để bảo vệ đất chống xói mòn. Những khu vực độ dốc lớn (trên 15o) để tiện công tác quản lý địa giới cần dựa vào địa hình tự nhiên như suối, ngòi, đường phân thuỷ để chia diện tích khu chè, nên đặt tên, số hiệu cho khu chè, nương chè để dễ quản lý. Thiết kế nương chè hoàn chỉnh giúp vận chuyển giống, phân bón, sản phẩm thu hoạch dễ dàng, giảm nhẹ cường độ lao động. Thiết kế hợp lý còn giảm rửa trôi, xói mòn góp phần bảo vệ đất trồng chè.

* Nông lâm kết hợp là mô hình trồng chè xen với một số loài cây khác với cấu trúc nhiều tầngnhư sau:

Chè trồng xen cây phân xanh. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, dùng muồng hoa vàng làm cây che bóng trên cao tạm thời. Các cây họ đậu như lạc, đỗ tương, đỗ xanh… làm bóng mát ở tầng dướiđể tận dụng khoảng cách đất đai giữa hai hàng chè chưa giao tán, giữ ẩm cho đất vào mùa khô, tăng thu hoạch sản phẩm phụ, khống chế cỏ dại, che phủ đất và có nguồn phân xanh bổ sung chất hữu cơ cho đất.

107

Đai chắn gió: các loại muồng đen, keo lá chàm, keo tai tượng… được trồng với vai trò chắn gió xung quanh vùng chè.

Chè trồng xen các cây thân gỗ che bóng ngắn và dài ngày có sức sinh trưởng mạnh, không cùng đối tượng sâu bệnh như: keo dậu, keo tây, muồng đen, hoa hòe… Ngoài ra có thể trồng xen cây ăn quả như sầu riêng ghép, mít với mật độ khoảng 60 cây/ha để hạn chế xói mòn trong mùa mưa đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Kỹ thuật làm đất trồng chè sẽ có ảnh hưởng lâu dài cho sinh trưởng và phát triển của cây chè là khâu quyết định đầu tiên đến cấu trúc đất của cây chè. Làm đất tốt sẽ cải thiện lý, hoá tính của tầng canh tác, có tác dụng trừ cỏ dại, chống xói mòn giữ nước, giữ màu. Cụ thể là, cần có kế hoạch xới lớp đất mỏng 2-3 cm giữa các hàng chè có tác dụng giảm khả năng thoái hóa đất về mặt vật lýnhư chặt đất, chai lì đất, tăng độ tơi xốp và khả năng thấm nước… Ngoài ra, còn trừ diệt cỏ dại và một số sâu hại chè thường trú ẩn ở trong lớp đất bề mặt nương chè (nhộng giả bọ cánh tơ, nhộng sâu róm, sâu chùm,…). Việc xớiđất có thểđược tiến hành 2 lần/năm: lần thứ nhất vào tháng 2-3 sau khi có mưa xuân và cỏ dại đã mọc nhiều; lần thứ 2 vào tháng 9-11 trước khi cỏ dại ra hoa.

3.4.3.3. Giải pháp về giống, phân bón và thuốc trừ sâu

Quy hoạch trồng thay thế giống chè trung du, chè hạt cho năng suất thấp, thu nhập thấp bằng các giống chè chất lượng cao như: BP14, LDP2, PH1, PH8… chè Shan đầu dòng và các giống nhập nội theo từng vùng tập trung ít nhất từ 30 ha trở lên. Đối với các khu vực có độ cao trên 800 m có thể sản xuất các loại chè xanh chất lượng caonhư Kim Tuyên, Tứ quý xuân, Thanh Tâm…, chè Ôlong.

Sử dụng phân bón hợp lý phải tuân thủ 4 nguyên tắc. Một là bón đúng liều lượng và tỷ lệ phân, đồng nghĩa với số kg/đơn vị diện tích, tỷ lệ N:P:K. Chọn lọc các liều lượng, tỷ lệ cũng như phương pháp bón phân cho từng giống chè phù hợp với điều kiện vùng sinh thái để đáp ứng yêu cầu phân bón đủ, hiệu quả cao trong sản xuất chè. Ví dụ với chè cành cao sản với định mức 30 kg N/tấn sản phẩm, bón NPK tỷ lệ 3:1:1, bón cho chè Đài Loan chất lượng cao định mức 120 kgN/tấn sản phẩm, tỷ lệ NPK là 3:1:1. Trong canh tác chè, cần nghiên cứu sản xuất nguồn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học tại chỗ theo tiêu chuẩn và phù hợp với cây chè để cung ứng bón cho chè, hạn chế tối đa sử dụng phân bón vô cơ hoá học.

108

Hai là, đúng loại phân quy định, với từng thời kỳ hoặc giống chè sử dụng phân bón lá hay bón rễ, lựa chọn giữa phân hữu có và vô cơ. Ngoài việc bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại mục thì cây chè cần được bón gốc bổ sung phân vị lượng như sunfat magiê, sunfat kẽm…, phân bón lá sau 2 -3 lứa hái phun 1 lần đối với chè cành cao sản, 2 lần/lứa đối với chè chất lượng cao.

Ba là bón đúng lúc, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ của cây trồng. Chú trọng thời gian bón phân như những đợt bón phân vào các tháng mùa khô hiệu quả phân bón sẽ thấp, gây lãng phí phân bón rất nhiều, nên bón vào đầu mùa mưa, hoặc bón theo thời kỳ trong khoảng từ tháng IV đến tháng XI. Không bón phân khoáng trong các tháng mùa khô và lúc mưa to, tránh bón phân trong vùng cách dòng sông hoặc mương nước 3 - 4 m. Hạn chế đến mức tối đa mất dinh dưỡng do cỏ dại hoặc do rửa trôi.

Bốn là bón đúng cách, đúng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của phân. Phương pháp bón phân cho chè là trộn đều các loại phân theo tỷ lệ, bón sâu 15-20 cm vào giữa hàng chè, lấp đất kín lượng phân đã bón, tránh bón rải để hạn chế rửa trôi bề mặt.

Để xử lý sâu bệnh trên cây chè có thể sử dụng một số giải pháp sinh họcnhư sau:

- Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên nương chè: Để cho các loài gây hại tồn tại ở mật độ thấp dưới mức gây hại kinh tế, không gây ảnh hưởng tới năng suất chè. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hoá học.

Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái cây chè. Cây che bóng, cây trồng xen tạo điều kiện cho thiên địch có thành phần loài phong phú hơn. Duy trì những loài cây hoa có mật xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển.

Không sử dụng thuốc hoá học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có

109

hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu và mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.

- Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc:

Sử dụng chế phẩm thảo mộc và có nguồn gốc sinh họcđể trừ dịch hại chính trên cây chè. Nghiên cứu áp dụng việc nuôi một số loài bắt mồi ăn thịt (bọ rùa, bọ cánh cứng ngắn, nhện nhỏ.,...) và thả vào hệ sinh thái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện nhỏ. Từ đó giảm lượng thuốc trừ sâu, tránh tồn dư các loại thuốc này trong đất, trong búp chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)