Hiệu quả kinh tế, tính bền vững xã hội và môi trường của canh tác chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 125)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2. Hiệu quả kinh tế, tính bền vững xã hội và môi trường của canh tác chè

trong khu vực nghiên cứu

* Hiệu quả kinh tế của trồng chè

Hiêu quả của trồng chè khác nhau tùy theo giống chè. Đối với chè chất lượng cao, chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc thường xuyên lớn hơn rất nhiều so

102

với chè cành, nhưng giá cả bán ra cao gấp 9 -12,5 lần, lợi nhuận thu được cao. Tuy nhiên hiện nay, trồng chè chất lượng cao chỉ hạn chế trong một số doanh nghiệp và các hộ có hợp đồng với nhà máy vì loại chè này đòi hỏi chế độ chăm sóc khác nhau và quy trình chế biến nghiêm ngặt [19].

Trồng chè hạt và chè cành cần nhiều nhất là công chăm sóc. Thực tiễn sản xuất cho thấy, lợi nhuận trồng chè hạt và chè cành chỉ đạt mức trung bình nhưng các giống chè này lại chịu hạn rất tốt, mức đầu tư thấp, vùng chè chuyên canh tập trung đã hình thành từ lâu và đang dần phát triển ổn định. Trồng chè trên đất dốc trung bình vẫn có khả năng cho năng suất cao. Còn trồng chè chất lượng cao đòi hỏi vốn đầu tư, chế độ chăm sóc nghiêm ngặt hơn và tưới nước thường xuyên nhưng cho lợi nhuận cao.

Theo thống kê từ kết quả phỏng vấn thì trung bình thu nhập của hộ gia đình và người lao động trồng chè bình quân như sau :

a. Khối thu nhập thấp trồng chè trung du, chè hạt, năng suất thấp  6,5 tấn/ha. Thu nhập từ 320.000 - 400.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, số hộ trồng các giống chè này không nhiều.

b. Khối thu nhập trung bình: Là những hộ trồng chè giống mới, lai: LDP2, PH1, PH8, chè Shan công nghiệp và chè nhập nội có năng suất gấp 1,5-2 lần giống chè hạt, chè trung du, có thu nhập khá từ : 1.200.000 - 2.000.000 đồng/người/ tháng.

c. Khối thu nhập cao (có thể làm giàu lên từ cây chè) trồng chè nhập nội như Kim Tuyên, Tứ Quí Xuân, Ôlong Thanh Tâm để làm chè Ôlong và chè cao cấp có thu nhập từ 4.000.000 - 5.000.000 triệu đồng/người/ tháng (chủ yếu là công ty 100% nước ngoài) [19].

* Hiệu quả xã hội và môi trường

Chè là cây công nghiệp lâu năm có khả năng xóa đói giảm nghèo cùng với các cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, mía. Thực tế trồng chè đầu tư không cao, cho thu hoạch nhanh và ổn định trong nhiều năm. Trồng chè cần nhiều sức lao động, tạo nhiều việc làm vì thời vụ thu hái kéo dài, hầu như quanh năm, đảm bảo thu nhập đều đặn cho người sản xuất. Phát triển chè sẽ thu hút được một số lao động

103

đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ chè. Vì vậy sự phân bố và điều chỉnh quy hoạch diện tích trồng chè sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.

Chè là cây không đòi hỏi đất thật tốt như cà phê, mặt khác, chè là cây thu hoạch lá, năng suất tương đối ổn định, biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm nhiều thiên tai hạn hán cũng không mất trắng hoàn toàn như cây ăn quả, cà phê.Chè có thể trồng ở những khu vực không phù hợp với nhiều cây trồng hàng năm. Thực tế cho thấy trồng chè có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn tích cực hơn cà phê. Cây chè vẫn có thể phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế khá cao trên vùng đất dốc 20 -25 độ. Vì vậy, trồng chè trên đất dốc góp phần nâng cao hệ số che phủ cho đất.Trong khi cây cà phê đòi hỏi tầng đất dày hơn, độ dốc nhỏ hơn. Một số nơi chè được trồng xen với cà phê, đây cũng là mô hình cần được chú ý. Tuy cho thu nhập bình quân thấp hơn cà phê nhưng trồng chè vẫn được xem như một mô hình cần được duy trì với quy mô hợp lý trên những địa bàn nhất định với những thương hiệu chè đã có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)